Soạn bài Phiếu học tập số 1 SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Kết nối tri thức - siêu ngắn
<div id="box-content">
<div id="before_sub_question_nav"></div>
<div id="sub-question-1" class="box-question top20">
<p><span style="color: #000000;"><strong> Đọc</strong></span></p>
<p><span style="color: #000000;"><strong>Chọn phương án đúng</strong></span></p>
</div>
<div id="sub-question-2" class="box-question top20">
<p><span style="color: #000000;"><strong>Câu 1 (trang 133 SGK Ngữ văn 7, tập 1)</strong></span></p>
<p><span style="color: #000000;"><strong>Phương pháp:</strong> Em đọc kĩ nội dung văn bản, chú ý đoạn đầu văn bản</span></p>
<p><span style="color: #000000;"><strong>Lời giải chi tiết:</strong></span></p>
<p dir="ltr"><span style="color: #000000;">- Đề tài chính được tác giả khai thác trong văn bản là Cuộc sống nơi rừng tràm Nam Bộ trong kháng chiến chống thực dân Pháp.</span></p>
<p dir="ltr"><span style="color: #000000;">- Chọn đáp án D</span></p>
<p dir="ltr"><span style="color: #000000;"><strong>Câu 2 (trang 133 SGK Ngữ văn 7, tập 1)</strong></span></p>
<p><span style="color: #000000;"><strong>Phương pháp:</strong> Chú ý mối quan hệ giữa người kể và các sự việc</span></p>
<p><span style="color: #000000;"><strong>Lời giải chi tiết:</strong></span></p>
<p dir="ltr"><span style="color: #000000;">- Người kể chuyện vừa chứng kiến vừa trực tiếp tham gia vào sự việc.</span></p>
<p dir="ltr"><span style="color: #000000;">- Chọn đáp án C</span></p>
</div>
<div id="sub-question-3" class="box-question top20">
<p><span style="color: #000000;"><strong> Trả lời câu hỏi</strong></span></p>
<p><span style="color: #000000;"> <strong>Câu 1</strong></span></p>
</div>
<div id="sub-question-4" class="box-question top20">
<p><span style="color: #000000;"><strong>Câu 1 (trang 133 SGK Ngữ văn 7, tập 1)</strong></span></p>
<p><span style="color: #000000;"><strong>Phương pháp giải:</strong></span></p>
<p><span style="color: #000000;">Em đọc kĩ nội dung văn bản, chú ý đoạn đầu văn bản</span></p>
<p><span style="color: #000000;"><strong>Lời giải chi tiết:</strong></span></p>
<p><span style="color: #000000;">Các chi tiết: <em>quanh co trong rừng, một giờ sau, chỗ cây tràm, những ngày nắng ráo, rừng khô</em></span></p>
</div>
<div id="sub-question-5" class="box-question top20">
<p><span style="color: #000000;"><strong> Câu 2</strong></span></p>
<p><span style="color: #000000;"><strong>Câu 2 (trang 132 SGK Ngữ văn 7, tập 1)</strong></span></p>
<p><span style="color: #000000;"><strong>Phương pháp giải:</strong></span></p>
<p><span style="color: #000000;">Đọc lại toàn bộ văn bản, chú ý những sự việc chính và tóm tắt lại.</span></p>
<p><span style="color: #000000;"><strong>Lời giải chi tiết:</strong></span></p>
<p><span style="color: #000000;">Rừng cháy là câu chuyện kể về cuộc sống nơi rừng tràm Nam Bộ trong kháng chiến chống Pháp của cha con cậu bé An. Truyện vẽ nên khung cảnh rừng khô y nghi, tráng lệ, hoang sơ và cũng rất hùng vĩ đã chở che, tạo nên những cảm xúc êm dịu trong lòng con người nơi đây. Nhưng khung cảnh đẹp đẽ không tồn tại được bao lâu khi giặc Pháp kéo đến tàn phá khu rừng. Từng đợt bom cứ vô tình phòng xuống, phá hoại tất cả. Hai cha con bé An hốt hoảng bỏ chạy khỏi sự tàn phá. Thú trong rừng cũng thi nhau chạy để tìm sự sống cho mình. Để lại trong lòng An là những buồn lo, mải miết và sự tiếc nuối về khu rừng nhiều kỉ niệm</span></p>
<div style="text-align: center; margin-top: 15px; margin-bottom: 15px;"><span style="color: #000000;"><!-- lgh-detail-inject-middle-content --></span></div>
</div>
<div id="sub-question-6" class="box-question top20">
<p><span style="color: #000000;"><strong> Câu 3</strong></span></p>
<p><span style="color: #000000;"><strong>Câu 3 (trang 133 SGK Ngữ văn 7, tập 1)</strong></span></p>
<p><span style="color: #000000;"><strong>Phương pháp giải:</strong></span></p>
<p><span style="color: #000000;">Em đọc lại văn bản và xem các sự việc diễn ra theo trình tự nào</span></p>
<p><span style="color: #000000;"><strong>Lời giải chi tiết:</strong></span></p>
<p><span style="color: #000000;">Được kể theo trình tự thời gian</span></p>
</div>
<div id="sub-question-7" class="box-question top20">
<p><span style="color: #000000;"><strong> Câu 4</strong></span></p>
<p><span style="color: #000000;"><strong>Câu 4 (trang 133 SGK Ngữ văn 7, tập 1)</strong></span></p>
<p><span style="color: #000000;"><strong>Phương pháp giải:</strong></span></p>
<p><span style="color: #000000;">Em đọc kĩ văn bản, chú ý đoạn nói về nhân vật người cha</span></p>
<p><span style="color: #000000;"><strong>Lời giải chi tiết:</strong></span></p>
<p><span style="color: #000000;">Những chi tiết thể hiện tính cách nhân vật người cha: <em>Tía nuôi tôi tay vớ chiếc nỏ, tay lôi tôi nhỏm dậy; Vất cái nón đang đội trên đầu xuống, tay chỉ cầm chiếc nỏ lôi tôi chạy ngược hướng gió; Tây đâu mà Tây! Cứ chạy đi!</em></span></p>
</div>
<div id="sub-question-8" class="box-question top20">
<p><span style="color: #000000;"><strong> Viết</strong></span></p>
<p><span style="color: #000000;"><strong>(trang 133 SGK Ngữ văn 7, tập 1)</strong></span></p>
<p><span style="color: #000000;"><strong>Phương pháp giải:</strong></span></p>
<p><span style="color: #000000;">Em đọc lại văn bản, lọc các chi tiết về người cha và viết đoạn văn phân tích đặc điểm nhân vật</span></p>
<p><span style="color: #000000;"><strong>Lời giải chi tiết:</strong></span></p>
<p><span style="color: #000000;">Nhân vật người tía trong đoạn trích “Rừng cháy” là một nông dân Nam Bộ đã góp phần tạo nên linh hồn của câu chuyện. Giữa cái nền thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ, con người xuất hiện với sự chân thật, đôn hậu như tạo nên cái hồn cho văn bản. Người tía trong văn bản xuất hiện qua những lần tất tả, vội vã lôi đứa con trai nuôi tháo chạy khỏi bom mìn, lửa đạn. Ở đây, ta thấy thấm đẫm tấm lòng nhân hậu, chất phác, bình dị của con người Nam Bộ. An không phải là con ruột của người tía nuôi, nhưng có lẽ ở bên cạnh tía, An phần nào cảm thấy vơi bớt đi những tủi hờn, khốn khổ của đứa trẻ mồ côi giữa những ngày chiến trinh lửa đạn. Những tiếng gọi rụng rời, đầy khủng khiếp, kinh hoàng của người cha trong những lần có bom giật khiến người đọc không khỏi xốn xang vì sự tàn ác của chiến tranh và cũng cảm phục tấm lòng yêu thương nơi người cha nghèo khổ. Nỗi đau, nỗi nhớ thương và mất mát... do quân giặc đem đến cho người cha, cho An, cho nhân dân trên khắp mọi miền đất nước ta có bao giờ nguôi! Và chính trong những nỗi đau ấy, có những thứ tình cảm đã sưởi ấm con tim của đồng loại, đã làm cho người ta vơi đi được phần nào đớn đau, mất mát, đó chính là sự cưu mang. Người cha trong văn bản đã khiến người đọc ấm lòng vì tính cách khẳng khái, trái tim yêu thương, đôn hậu. Có thể nói, con người và thiên nhiên trong đoạn trích “Rừng cháy” đã cùng nhau song hành để tạo nên bản anh hùng ca về một dân tộc mạnh mẽ, kiên cường.</span></p>
</div>
<div id="sub-question-9" class="box-question top20">
<p><span style="color: #000000;"><strong> Nói và nghe</strong></span></p>
<p><span style="color: #000000;"><strong>(trang 133 SGK Ngữ văn 7, tập 1)</strong></span></p>
<p><span style="color: #000000;"><strong>Phương pháp giải:</strong></span></p>
<p><span style="color: #000000;">Em nhớ lại những văn bản mà mình đã đọc hoặc đã học và tóm tắt trước lớp.</span></p>
<p><span style="color: #000000;"><strong>Lời giải chi tiết:</strong></span></p>
<p><span style="color: #000000;">Chọn văn bản: <em>Chiếc lược ngà</em> – Nguyễn Quang Sáng</span></p>
<p><span style="color: #000000;">Tóm tắt:</span></p>
<p><span style="color: #000000;">Ông Sáu rời nhà đi kháng chiến từ khi con gái còn nhỏ, chỉ được thấy con qua tấm ảnh nhỏ. Suốt những năm tháng sống ở chiến trường, không lúc nào ông Sáu nguôi ngoai nỗi nhớ về con gái. Ba ngày được về nghỉ phép, ông Sáu nôn nao được trông thấy con, vội vàng, cuống quít. Nhưng đến khi về tới nhà, bé Thu, con gái ông, lại không nhận ra ba mình bởi vết thẹo trên mặt ông Sáu do chiến tranh để lại. Suốt ba ngày, ông Sáu cố gắng gần gũi, vỗ về con nhưng càng lại gần thì con gái càng đẩy ông ra. Đến lúc con bé không nghe lời, ông Sáu vung tay đánh vào mông nó, bé Thu bỏ về nhà ngoại. Đến khi bé Thu nhận ba thì cũng là lúc ông Sáu phải vào chiến trường. Trước khi chia tay ba, bé Thu muốn ba mua cho mình một chiếc lược khi ba trở về. Trở lại chiến trường, nỗi nhớ con càng đau đáu, ông Sáu nhớ lời hứa với con gái, lấy vỏ đạn hai mươi li của Mĩ làm cho con một chiếc lược. Nhưng chưa kịp trở về đưa chiếc lược tận tay con gái thì ông Sáu đã hi sinh ở chiến trường. Chiếc lược ông gửi lại cho người đồng đội là ông Ba, nhờ đưa cho con gái mình, rồi mới nhắm mắt đi xuôi</span></p>
<p><span style="color: #000000;">CoLearn.vn</span></p>
</div>
<div id="end_sub_question_nav"></div>
</div>