Soạn bài Bản đồ dẫn đường SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức - siêu ngắn
<div id="box-content">
<div id="before_sub_question_nav"></div>
<div id="sub-question-1" class="box-question top20">
<p><span style="color: #000000;"><strong> Nội dung chính</strong></span></p>
<p><span style="color: #000000;"><strong>Bức thư giúp ta biết cách nhận ra sự tri ân và ý nghĩa của cuộc đời trong bất kỳ hoàn cảnh nào, khuyến khích chúng ta tìm tòi, yêu thích và làm sống cái tôi tự trong sâu thẳm lòng mình</strong></span></p>
</div>
<div id="sub-question-2" class="box-question top20">
<p><span style="color: #000000;"><strong>Trước khi đọc 1</strong></span></p>
<p><span style="color: #000000;"><strong>Câu 1</strong><strong> (trang 56, SGK Ngữ văn 7, tập 2)</strong></span></p>
<p><span style="color: #000000;"><strong>Phương pháp giải:</strong></span></p>
<p><span style="color: #000000;">Em suy nghĩ để trả lời câu hỏi</span></p>
<p><span style="color: #000000;"><strong>Lời giải chi tiết:</strong></span></p>
<p><span style="color: #000000;">Bởi khi đến một vùng đất mới thì con người chưa biết đường đi, đường đến địa điểm mình mong muốn, tấm bản đồ như một người chỉ lối cho con người.</span></p>
</div>
<div id="sub-question-3" class="box-question top20">
<p><span style="color: #000000;"><strong>Trước khi đọc 2</strong></span></p>
<p><span style="color: #000000;"><strong>Câu 2</strong><strong> </strong><strong>(trang 56, SGK Ngữ văn 7, tập 2)</strong></span></p>
<p><span style="color: #000000;"><strong>Phương pháp giải:</strong></span></p>
<p><span style="color: #000000;">Em suy nghĩ để trả lời câu hỏi</span></p>
<p><span style="color: #000000;"><strong>Lời giải chi tiết:</strong></span></p>
<p><span style="color: #000000;">Trên đời này không có bất cứ một điều gì là được vạch sẵn, để đi đúng hướng thì mỗi người phải tự tìm cho riêng mình một bản đồ riêng.</span></p>
</div>
<div id="sub-question-4" class="box-question top20">
<p><span style="color: #000000;"><strong>Đọc văn bản 1</strong></span></p>
<p><span style="color: #000000;"><strong>Câu 1</strong><strong> </strong><strong>(trang 56, SGK Ngữ văn 7, tập 2)</strong></span></p>
<p><span style="color: #000000;"><strong>Phương pháp giải:</strong></span></p>
<p><span style="color: #000000;">Em suy nghĩ để trả lời câu hỏi</span></p>
<p><span style="color: #000000;"><strong>Lời giải chi tiết:</strong></span></p>
<p><span style="color: #000000;">Tấm bản đồ dẫn đường chính là cách nhìn về cuộc đời này, bao gồm cả cách nhìn về con người.</span></p>
</div>
<div id="sub-question-5" class="box-question top20">
<p><span style="color: #000000;"><strong>Đọc văn bản 2</strong></span></p>
<p><span style="color: #000000;"><strong>Câu 2</strong><strong> </strong><strong>(trang 57, SGK Ngữ văn 7, tập 2)</strong></span></p>
<p><span style="color: #000000;"><strong>Phương pháp giải:</strong></span></p>
<p><span style="color: #000000;"><strong>Câu 2</strong><strong> </strong><strong>(trang 57, SGK Ngữ văn 7, tập 2)</strong></span></p>
<p><span style="color: #000000;"><strong>Lời giải chi tiết:</strong></span></p>
<p><span style="color: #000000;">Tấm bản đồ quyết định cách nhìn của chúng ta với cuộc sống, với mọi người và với chính bản thân mình; quyết định những thành bại của chúng ta trong cuộc sống; là cách nhìn nhận về bản thân chúng ta.</span></p>
</div>
<div id="sub-question-6" class="box-question top20">
<p><span style="color: #000000;"><strong>Đọc văn bản 3</strong></span></p>
<p><span style="color: #000000;"><strong>Câu 3</strong><strong> </strong><strong>(trang 57, SGK Ngữ văn 7, tập 2)</strong></span></p>
<p><span style="color: #000000;"><strong>Phương pháp giải:</strong></span></p>
<p><span style="color: #000000;">Em suy nghĩ để trả lời câu hỏi</span></p>
<p><span style="color: #000000;"><strong>Lời giải chi tiết:</strong></span></p>
<p><span style="color: #000000;">- Những khó khăn đó là:</span></p>
<p><span style="color: #000000;">+ Ông cảm thấy bản thân mình quá khác biệt với mọi người nên đã tự ti</span></p>
<p><span style="color: #000000;">+ Ông cảm thấy mặt đất dưới chân mình bấp bênh và không bền vững</span></p>
<p><span style="color: #000000;">+ Khi đứng trong bóng tối để thấu hiểu thì ông mới có thể tìm thấy được điều mình muốn.</span></p>
</div>
<div id="sub-question-7" class="box-question top20">
<p><span style="color: #000000;"><strong>Đọc văn bản 4</strong></span></p>
<p><span style="color: #000000;"><strong>Câu 4</strong><strong> </strong><strong>(trang 56, SGK Ngữ văn 7, tập 2)</strong></span></p>
<p><span style="color: #000000;"><strong>Phương pháp giải:</strong></span></p>
<p><span style="color: #000000;">Em suy nghĩ để trả lời câu hỏi</span></p>
<p><span style="color: #000000;"><strong>Lời giải chi tiết:</strong></span></p>
<p><span style="color: #000000;">Văn bản kết thúc bằng những lời dặn dò, những bài học mà người ông muốn truyền lại cho cháu</span></p>
</div>
<div id="sub-question-8" class="box-question top20">
<p><span style="color: #000000;"><strong>Sau khi đọc 1</strong></span></p>
<p><span style="color: #000000;"><strong>Câu 1</strong><strong> </strong><strong>(trang 58, SGK Ngữ văn 7, tập 2)</strong></span></p>
<p><span style="color: #000000;"><strong>Phương pháp giải:</strong></span></p>
<p><span style="color: #000000;">Em suy nghĩ để trả lời câu hỏi, liên hệ tác dụng của việc mở đầu bằng cách kể lại một câu chuyện có tính chất ngụ ngôn</span></p>
<p><span style="color: #000000;"><strong>Lời giải chi tiết:</strong></span></p>
<p><span style="color: #000000;">- Tác dụng:</span></p>
<p><span style="color: #000000;">+ Nhằm đưa ra một tiền đề về một triết lý nhân sinh mà tác giả muốn đề cập</span></p>
<p><span style="color: #000000;">+ Châm biếm cách tìm chìa khóa của anh chàng, từ đó liên hệ đến suy nghĩ của bản thân về sự không đúng đắn trong hành động của anh chàng thanh niên.</span></p>
<div style="text-align: center; margin-top: 15px; margin-bottom: 15px;"><span style="color: #000000;"><!-- lgh-detail-inject-middle-content --></span></div>
</div>
<div id="sub-question-9" class="box-question top20">
<p><span style="color: #000000;"><strong>Sau khi đọc 2</strong></span></p>
<p><span style="color: #000000;"><strong>Câu 2</strong><strong> </strong><strong>(trang 58, SGK Ngữ văn 7, tập 2)</strong></span></p>
<p><span style="color: #000000;"><strong>Phương pháp giải:</strong></span></p>
<p><span style="color: #000000;">Em suy nghĩ để trả lời câu hỏi theo gợi ý:</span></p>
<p><span style="color: #000000;">- Hành động tìm chía khóa của người đàn ông kì khôi như thế nào?</span></p>
<p><span style="color: #000000;">- Sự kì khôi thể hiện như thế nào trong lập luận của ông ta?</span></p>
<p><span style="color: #000000;"><strong>Lời giải chi tiết:</strong></span></p>
<p><span style="color: #000000;">Từ cách tìm chìa khóa kì lạ này tác giả đã liên hệ về vấn đề triết lý nhân sinh đối với mỗi người trong cuộc sống này khi muốn đứng trên thành công và tìm ra được chìa khóa trong cuộc đời thì không nên chỉ đứng ngoài ánh sáng mà hãy lui về bóng tối để cảm nhận.</span></p>
</div>
<div id="sub-question-10" class="box-question top20">
<p><span style="color: #000000;"><strong>Sau khi đọc 3</strong></span></p>
<p><span style="color: #000000;"><strong>Câu 3</strong><strong> </strong><strong>(trang 59, SGK Ngữ văn 7, tập 2)</strong></span></p>
<p><span style="color: #000000;"><strong>Phương pháp giải:</strong></span></p>
<p><span style="color: #000000;">Em đọc văn bản để tìm ra dẫn chứng và trả lời câu hỏi</span></p>
<p><span style="color: #000000;"><strong>Lời giải chi tiết:</strong></span></p>
<table style="width: 100%;" border="1" cellspacing="0" cellpadding="0">
<tbody>
<tr>
<td rowspan="2" valign="top" width="101">
<p> </p>
<p> </p>
<p> </p>
<p> </p>
<p> </p>
<p> </p>
<p><span style="color: #000000;"> Tấm bản đồ</span></p>
</td>
<td valign="top" width="107">
<p><span style="color: #000000;">Cách nhìn về cuộc đời, con người</span></p>
</td>
<td valign="top" width="382">
<p><span style="color: #000000;">- Lí lẽ: Cách nhìn nhận về cuộc đời và con người tất yếu sẽ hình thành ở mỗi chúng ta, được truyền từ bố mẹ, được điều chỉnh theo hoàn cảnh sống, theo tôn giáo hay kinh nghiệm bản thân. Nếu có hai cách nhìn cuộc đời và con người không giống nhau (một cách nhìn tin tưởng, lạc quan; một cách nhìn thiếu tin tưởng, bi quan) tất yếu sẽ dẫn đến hai sự lựa chọn khác nhau về đường đời</span></p>
<p><span style="color: #000000;">- Bằng chứng: Câu chuyện về sự khác nhau trong cách nhìn đời của mẹ “ông” và của bản thân “ông” dẫn đến hai quan điểm sống khác nhau</span></p>
</td>
</tr>
<tr>
<td valign="top" width="107">
<p><span style="color: #000000;">Cách nhìn nhận về bản thân</span></p>
</td>
<td valign="top" width="382">
<p><span style="color: #000000;">- Lí lẽ: Đoạn văn đặt ra hàng loạt câu hỏi để triển khai ý “nhìn nhận về bản thân”: <em>Tôi có phải là</em></span></p>
<p><span style="color: #000000;"><em> người đáng yêu? Tôi có giàu có, có thông minh? Tôi có quá yếu đuối</em></span></p>
<p><span style="color: #000000;"><em> và dễ dàng bị người khác làm cho tổn thương? Khi gặp khó khăn, tôi</em></span></p>
<p><span style="color: #000000;"><em> sẽ gục ngã, hay chiến đấu một cách ngoan cường?</em> Người viết lí giải: <em>Từng câu trả lời cho những câu hỏi trên sẽ</em></span></p>
<p><span style="color: #000000;"><em> là từng nét vẽ tạo nên hình dáng tấm bản đồ mà chúng ta mang theo</em></span></p>
<p><span style="color: #000000;"><em> trong tâm trí mình</em></span></p>
<p><span style="color: #000000;">- Bằng chứng: Câu chuyện về chính cuộc đời ông. Sau vụ tai nạn, ông đã có thay đổi đáng kể để từ đó hiểu mình là ai, ý nghĩa cuộc sống là gì</span></p>
</td>
</tr>
</tbody>
</table>
</div>
<div id="sub-question-11" class="box-question top20">
<p><span style="color: #000000;"><strong>Sau khi đọc 4</strong></span></p>
<p><span style="color: #000000;"><strong>Câu 4</strong><strong> </strong><strong>(trang 59, SGK Ngữ văn 7, tập 2)</strong></span></p>
<p><span style="color: #000000;"><strong>Phương pháp giải:</strong></span></p>
<p><span style="color: #000000;">Em đọc văn bản để tìm ra dẫn chứng và trả lời câu hỏi, chú ý phân tích và suy luận để rút ra bài học từ</span></p>
<p><span style="color: #000000;"><strong>Lời giải chi tiết:</strong></span></p>
<p><span style="color: #000000;">- “Bế tắc” vì từ nhỏ, cái nhìn về cuộc đời và con người của “ông” hoàn toàn trái ngược với cách nhìn của mẹ “ông” (và cả bố “ông” nữa).</span></p>
<p><span style="color: #000000;">- Bài học: Mình có thể nhận được từ người thân những tình cảm cao quý, sự quan tâm, nhưng tấm bản đồ của riêng mình thì không nên lệ thuộc. Sự tự nhận thức về cuộc đời, quan điểm, tành cảm của mình đối với người khác và đối với bản thân - đó mới là yếu tố quyết định</span></p>
</div>
<div id="sub-question-12" class="box-question top20">
<p><span style="color: #000000;"><strong>Sau khi đọc 5</strong></span></p>
<p><span style="color: #000000;"><strong>Câu 5 </strong><strong>(trang 59, SGK Ngữ văn 7, tập 2)</strong></span></p>
<p><span style="color: #000000;"><strong>Phương pháp giải:</strong></span></p>
<p><span style="color: #000000;">Em đọc văn bản và dựa vào suy nghĩ của bản thân để trả lời câu hỏi theo các gợi ý:</span></p>
<p><span style="color: #000000;">- Có phải cuộc sống chỉ toàn lo âu, đau khổ?</span></p>
<p><span style="color: #000000;">- Có phải cuộc sống thực sự là một món quà quý?</span></p>
<p><span style="color: #000000;">- Hai cách nhìn đó khác nhau như thế nào?</span></p>
<p><span style="color: #000000;">- Có loại trừ nhau không?</span></p>
<p><span style="color: #000000;">- Điều gì dẫn đến sự khác biệt ở hai cách nhìn cuộc sống như vậy?</span></p>
<p><span style="color: #000000;">- Liệu có thể có một cách nhìn trung gian giữa hai cách nhìn kia?</span></p>
<p><span style="color: #000000;"><strong>Lời giải chi tiết:</strong></span></p>
<p><span style="color: #000000;">Trong hai ý kiến đó thì em đồng ý với ý kiến: “Cuộc sống là một món quà quý mà chúng ta cần trân trọng”.</span></p>
<p><span style="color: #000000;">- Cuộc sống mỗi con người đều có giá trị kỳ diệu</span></p>
<p><span style="color: #000000;">- Những thử thách chỉ là phép thử để con người vượt qua, khi vượt qua được chúng thì ta sẽ thấy cuộc đời thật ý nghĩa.</span></p>
</div>
<div id="sub-question-13" class="box-question top20">
<p><span style="color: #000000;"><strong>Sau khi đọc 6</strong></span></p>
<p><span style="color: #000000;"><strong>Câu 6</strong><strong> </strong><strong>(trang 59, SGK Ngữ văn 7, tập 2)</strong></span></p>
<p><span style="color: #000000;"><strong>Phương pháp giải:</strong></span></p>
<p><span style="color: #000000;">Em đọc văn bản và dựa vào suy nghĩ của bản thân để trả lời câu hỏi</span></p>
<p><span style="color: #000000;"><strong>Lời giải chi tiết:</strong></span></p>
<p><span style="color: #000000;">Bài học: Phải biết tự chủ, tự chịu trách nhiệm về chính cuộc đời mình, cần tìm kiếm cho mình tấm bản đồ, bởi vì, trên đời, mỗi người có một hành trình riêng.</span></p>
</div>
<div id="sub-question-14" class="box-question top20">
<p><span style="color: #000000;"><strong> Viết kết nối với đọc</strong></span></p>
<p><span style="color: #000000;"><strong>(trang 59, SGK Ngữ văn 7 tập 2)</strong></span></p>
<p><span style="color: #000000;"><strong>Phương pháp giải:</strong></span></p>
<p><span style="color: #000000;">Làm rõ được trên hành trình đến với tương lai, mỗi người cần có riêng cho mình một “tấm bản đồ”; “tấm bản đồ” giúp con người chủ động, tự tin vào hướng đi mình lựa chọn; nó có thể giúp con người vượt qua những khó khăn thử thách trên từng bước đường đời…</span></p>
<p><span style="color: #000000;"><strong>Lời giải chi tiết:</strong></span></p>
<p><span style="color: #000000;"> Cuộc đời mỗi con người gồm nhiều gia vị khác nhau, có thể là đắng cay cũng có thể là ngọt bùi. Để cuộc sống này giàu ý nghĩa hơn thì mỗi con người cần có cho mình một “tấm bản đồ” dẫn đường. Tấm bản đồ đó sẽ là cái nhìn toàn diện của bản thân bạn về cuộc đời này, về con người. Nó sẽ giúp bạn có nhiều những kinh nghiệm sống, nhiều cách đối mặt với khó khăn và đặc biệt là hiểu được bản thân mình. Có tấm bản đồ trong tay bạn sẽ biết mình là ai, mình cần gì, mình cần làm gì để vượt qua khó khăn, thử thách. Chỉ khi có tấm bản đồ trong tay thì bạn sẽ mạnh mẽ, hiên ngang trước cuộc đời, thành công chắc chắn sẽ gõ cửa.</span></p>
<p><span style="color: #000000;">CoLearn.vn</span></p>
</div>
<div id="end_sub_question_nav"></div>
</div>