7. Trình bày ý kiến về những hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng
Soạn bài Trình bày ý kiến về những HĐ thiện nguyện vì CĐ
<div id="box-content">
<p><strong class="content_question">Đề bài </strong><strong>(Trang 101, SGK Ngữ văn 7, tập 1)</strong></p>
<p dir="ltr">Trong phần Viết ở trên, em đã có dịp chia sẻ tình cảm, suy nghĩ về một con người hoặc sự việc. Chắc hẳn, con người hoặc sự việc mà em lựa chọn để viết đã có tác động đến cuộc sống của nhiều người, để lại cho em những ấn tượng sâu sắc. Trong phần này, em sẽ thực hành trình bày ý kiến về những hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng. Đây cũng là vấn đề được xã hội quan tâm và có những quan niệm khác nhau. Với tư cách người nói, em hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về vấn đề được bàn sao cho lan toả được tới người nghe. Với tư cách người nghe, em hãy chú ý lắng nghe, tôn trọng người nói, ghi nhận những suy nghĩ của người nói.</p>
<div class="content_method_container">
<p class="content_method_header"><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
</div>
<p dir="ltr"><strong>1. Trước khi nói</strong></p>
<p dir="ltr">a. Chuẩn bị nội dung nói</p>
<p dir="ltr">- Viết ra giấy các ý chính của bài nói thành dạng đề cương.</p>
<p dir="ltr">- Đánh dấu những chỗ cần nhấn mạnh, những từ ngữ then chốt.</p>
<p dir="ltr">- Chuẩn bị tranh ảnh, đoạn phim ngắn, bài hát liên quan đến các hoạt động thiện nguyện. </p>
<p dir="ltr">b. Tập luyện</p>
<p dir="ltr">Để bài nói đạt kết quả tốt, em hãy tập luyện trước khi trình bày.</p>
<p dir="ltr">- Em có thể tập nói một mình để tự điều chỉnh ngôn ngữ cơ thể và ngữ điệu nói sao cho phù hợp. Em cũng có thể tập nói trước bạn bè, người thân và nhờ họ góp ý.</p>
<p dir="ltr">- Điều chỉnh dung lượng bài nói sao cho phù hợp với thời gian quy định.</p>
<p dir="ltr"><strong>2. Trình bày bài nói</strong></p>
<p dir="ltr">- Trình bày đầy đủ, mạch lạc những nội dung đã chuẩn bị.</p>
<p dir="ltr">- Kết hợp trình bày bài nói với việc sử dụng các phương tiện hỗ trợ như tranh ảnh, đoạn phim ngắn, bài thơ minh hoạ,...</p>
<p dir="ltr">- Chú ý điều chỉnh âm lượng, tốc độ nói, sắc thái biểu cảm phù hợp với nội dung nói; thể hiện sự tương tác tích cực với người nghe.</p>
<p dir="ltr">- Trình bày bài nói trong thời gian quy định.</p>
<p dir="ltr"><strong>3. Sau khi nói</strong></p>
<p dir="ltr">Trao đổi về bài nói:</p>
<div>
<table style="width: 84.1368%;" border="1" cellspacing="0" cellpadding="0">
<tbody>
<tr>
<td style="width: 53.7049%;" valign="top">
<p align="center"><strong>Người nghe</strong></p>
</td>
<td style="width: 46.321%;" valign="top">
<p align="center"><strong>Người nói</strong></p>
</td>
</tr>
<tr>
<td style="width: 53.7049%;" valign="top">
<p>- Nhận xét về bài trình bày của bạn với thái độ chân thành.</p>
<p>- Có thể trao đổi về một số nội dung như:</p>
<p>+ Những điều khiến em xúc động hoặc có ấn tượng sâu sắc trong bài trình bày của bạn.</p>
<p>+ Sự phù hợp của việc sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ (cử chỉ, điệu bộ, nét mặt,...) với nội dung bài trình bày.</p>
<p>+ Một vài điểm có thể bổ sung để phần trình bày trở nên hoàn thiện hơn.</p>
</td>
<td style="width: 46.321%;" valign="top">
<p>Lắng nghe, phản hồi những ý kiến của người nghe với tinh thần cầu thị:</p>
<p>+ Tiếp thu những ý kiến góp ý mà em cho là xác đáng.</p>
<p>+ Giải thích những chỗ người nghe còn thắc mắc.</p>
<p>+ Bảo vệ ý kiến của mình nếu nhận thấy ý kiến đó đúng.</p>
</td>
</tr>
</tbody>
</table>
</div>
<div style="text-align: center; margin-top: 10px; margin-bottom: 10px;"><!-- lgh-detail-inject-middle-content --></div>
</div>
Xem lời giải bài tập khác cùng bài