Soạn bài Phiếu học tập số 2 SGK Ngữ Văn 7 tập 2
<div style="height: auto !important;" data-id="sp-target-div-outstream"> </div>
<div style="height: auto !important;" data-id="sp-target-div-outstream"><strong>I. Đọc</strong></div>
<div id="box-content">
<div id="sub-question-1" class="box-question top20">
<p><em><strong> Chọn phương án đúng</strong></em></p>
<p><strong>Câu 1:</strong> Văn bản trên thuộc loại văn bản gì?</p>
<p>A. Văn bản thông tin</p>
<p>B. Văn bản nghị luận</p>
<p>C. Văn bản văn học</p>
<p><strong>Câu 2: </strong>Theo tác giả, mỗi người cần “tự chịu trách nhiệm” về những sai lầm của bản thân để đạt được mục đích chính gì?</p>
<p>A. Từng bước hoàn thiện bản thân</p>
<p>B. Biết khoan dung với người khác</p>
<p>C. Đạt được thành công về sau</p>
<p>D. Thiết lập những quan hệ tốt</p>
<p><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p>Câu 1: B</p>
<p>Câu 2: C</p>
</div>
<div id="sub-question-2" class="box-question top20">
<p> </p>
<p><em><strong>Trả lời câu hỏi</strong></em></p>
<p><strong>Câu 1 (trang 122, SGK Ngữ văn 7 tập 2)</strong></p>
<p>Vẽ sơ đồ đơn giản thể hiện mối quan hệ giữa vấn đề đặt ra và các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được tác giả trình bày trong văn bản</p>
<p><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p>Khi thất bại: → Người thành công tìm lý do ở mình/ Người thất bại đổ lỗi cho hoàn cảnh → Thay đổi các sai lầm/ Không dám nhìn nhận sự yếu kém của bản thân → Mạnh mẽ, không ngừng phát triển bản thân/không thay đổi được kết quả → Thành công/ không thể phát triển bản thân trở lên tốt hơn.</p>
</div>
<div id="sub-question-3" class="box-question top20">
<p> </p>
<p><strong> C</strong><strong>âu 2 (trang 122, SGK Ngữ văn 7 tập 2)</strong></p>
<p>Phân tích cách triển khai, củng cố lí lẽ mà tác giả đã sử dụng trong đoạn 3 của văn bản</p>
<p><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p>- Cách triển khai lí lẽ của tác giả trong 3 đoạn văn giàu sức thuyết phục, mạch lạc, rõ ràng, có dẫn chứng cụ thể để thuyết phục người đọc.</p>
<p>+ Đoạn 1, tác giả nói về sự khác biệt khi đối mặt với thất bại của người thành công và người thất bại.</p>
<p>+ Đoạn 2, tác giả cho rằng tự chịu trách nhiệm là việc ý thức được hệ quả ngày hôm nay là do những lựa chọn và hành động của bản thân trong quá khứ.</p>
<p>+ Đoạn 3, tác giả cho rằng khi không dám nhìn nhận sự thật về sự yếu kém của bản thân và cho rằng cần phải nghiêm túc nhìn nhận lại chính mình.</p>
</div>
<div id="sub-question-4" class="box-question top20">
<p> </p>
<p><strong>Câu 3 (trang 122, SGK Ngữ văn 7 tập 2)</strong></p>
<p>Nêu suy nghĩ của em về nhận định sau đây của tác giả: “Chỉ khi nhìn thẳng vào thiếu sót của bản thân mới có cơ hội tự sửa mình và có thái độ khoan dung với lỗi lầm của người khác để thiết lập những mối quan hệ tốt, hướng tới điều tốt đẹp hơn”</p>
<p><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p>Tác giả cho rằng: “Chỉ khi nhìn thẳng vào thiếu sót của bản thân mới có cơ hội để tự sửa mình và có thái độ khoan dung với lỗi lầm của người khác để thiết lập những mối quan hệ tốt,hướng tới điều tốt đẹp hơn”. Thật đúng như vậy mỗi con người khi sinh ra đều không hoàn hảo, đều sẽ mắc những sai lầm trên chặng đường đời. Nếu như chúng ta là một con người dám nhìn thẳng vào thiếu sót của mình thì ta sẽ có thể tìm ra phương án để giải quyết, khắc phục những sai lầm, những sai lầm đó sẽ là những bài học kinh nghiệm quý báu cho ta trưởng thành và khắc phục.. Ngược lại, nếu không chịu thừa nhận cái sai của mình mà biện minh, đổ lỗi thì cái sai kia không được sửa chữa tận gốc mà sẽ tiếp tục diễn ra trong tương lai. Như vậy, khi ai cũng biết lỗi sai của mình thì việc tự chịu trách nhiệm sửa chữa được giải quyết và tất cả các sai lầm được giải quyết thì đó có thể là con đường dẫn tới thành công.</p>
</div>
<div id="sub-question-5" class="box-question top20">
<p> </p>
<p><strong>Câu 4 (trang 122, SGK Ngữ văn 7 tập 2)</strong></p>
<p>Đọc thành ngữ, tục ngữ sau:</p>
<p>- Cắn răng chịu đựng</p>
<p>- Dám làm dám chịu</p>
<p>- Mình làm mình chịu, kêu mà ai thương</p>
<p>- Chân mình thì lấm bê bê/ Lại vầm bó đuốc đi rê chân người</p>
<p>Cho biết thành ngữ, tục ngữ nào có nội dung liên quan một phần tới thông điệp được nêu trong văn bản. Vì sao em xác định như vậy?</p>
<p><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p>- Các câu thành ngữ, tục ngữ có nội dung liên quan đến thông điệp của văn bản:</p>
<p>+ Dám làm dám chịu</p>
<p>+ Mình làm mình chịu, kêu mà ai thương</p>
<p>+ Chân mình thì lấm bê bê/ lại cầm bó đuốc đi rê chân người.</p>
<p>- Các câu tục ngữ liên quan đến văn bản vì cả 3 câu đều chung một thông điệp về việc bản thân mình làm gì thì cũng phải chịu trách nhiệm với hành động của mình:</p>
<p>+ Dám làm dám chịu: khi đã làm việc gì đó, dù hệ quả có thế nào đi chăng nữa thì cũng dám gánh vác trách nhiệm đối với việc mình làm;</p>
<p>+ Mình làm mình chịu, kêu mà ai thương: nói đến việc tự chịu trách nhiệm với những việc mình làm và không oán thán, trách cứ ai;</p>
<p>+ Chân mình thì lấm bê bê/ lại cầm bó đuốc đi rê chân người: điển hình của một người không dám chịu trách nhiệm với những hành vi, việc làm của mình, chỉ đi kiếm tìm, chỉ trích lỗi lầm của người khác.</p>
</div>
<div id="sub-question-6" class="box-question top20">
<p> </p>
<p><strong>Câu 5 (trang 122, SGK Ngữ văn 7 tập 2)</strong></p>
<p>Cầu tiến, vị thế, viện dẫn là ba trong nhiều từ được dùng trong văn bản có các yếu tố Hán Việt thông dụng. Nêu các hiểu của em về nghĩa của những yếu tố Hán Việt tạo nên các từ đó và giải thích nghĩa của từng từ.</p>
<p><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p>- Cầu tiến: cầu mong sự tiến bộ.</p>
<p>+ Cầu: Cầu xin, mong cầu, sở cầu…: Nguyện vọng của một con người</p>
<p>+ Tiến: Tiến bộ, tiến lên,… : chỉ sự phát triển, tăng tiến.</p>
<p>- Vị thế:địa vị, vị trí đang đứng của một người nào đó.</p>
<p>+ Vị: Vị trí, địa vị, danh vị, chức vị,...: Vị trí trong xã hội hoặc địa điểm cụ thể</p>
<p>+ Thế: Địa thế, trận thế, trần thế,.... hoàn cảnh hay vị trí tạo thành điều kiện thuận lợi hay khó khăn cho con người.</p>
<p>- Viện dẫn: dẫn chứng sự việc, sự vật này để chứng minh cho một sự việc nào đó</p>
<p>+ Viện: Viện cớ, viện trợ,...: nhờ đến sự giúp sức</p>
<p>+ Dẫn: Dẫn chứng, dẫn giải, chỉ dẫn,....: nhờ sự “dẫn” mà đi đến một nơi khác, kết quả khác.</p>
</div>
<div id="sub-question-7" class="box-question top20">
<p> </p>
<p><strong>II. Viết </strong><strong>(trang 122, SGK Ngữ văn 7 tập 2)</strong></p>
<p>Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) bày tỏ suy nghĩ của em về những con người dám nhận trách nhiệm trước sai lầm, thất bại do chính họ gây ra</p>
<p><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p>Cuộc đời của mỗi con người trên bước đường thành công luôn luôn có những vấp ngã, có những sai lầm, Nhưng điều làm nên sự khác biệt đối với mỗi người chính là việc dám đứng lên thừa nhận sai lầm, dám đứng lên để nhận trách nhiệm trước những lỗi lầm mình gây ra. Đây là một phẩm chất đáng quý của mỗi con người. Nhờ việc dám nhận sai lầm mà con người có thể tự hoàn thiện được chính bản thân mình. Họ sẽ được mọi người xung quanh yêu quý và kính trọng. Nếu Edison không dũng cảm thừa nhận những sai lầm, thất trước đó và tiếp tục thử nghiệm của ông, không biết bao giờ chúng ta mới có bóng đèn để sử dụng. Những con người dám nhận trách nhiệm trước sai lầm, thất bại do chính họ gây ra chính là những người dũng cảm và sẽ vươn tới được thành công.</p>
</div>
<div id="sub-question-8" class="box-question top20">
<p> </p>
<p><strong>III. Nói và nghe </strong><strong>(trang 122, SGK Ngữ văn 7 tập 2)</strong></p>
<p>Lập dàn ý cho bài nói về vấn đề: <em>Điều em muốn chuẩn bị cho bước đường tương lai của mình</em></p>
<p><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p>Lập đề cương cho bài nói về vấn đề: Điều em muốn chuẩn bị cho bước đường tương lai của mình.</p>
<p>Mở bài: Giới thiệu về bước đường tương lai của mình và điều em muốn chuẩn bị.</p>
<p>Thân bài:</p>
<p>- Vai trò của việc xác định được chính xác những điều mà bản thân muốn chuẩn bị</p>
<p>- Nêu điều em muốn chuẩn bị.</p>
<p>- Nêu lý do em lại chuẩn bị những điều đó.</p>
<p>- Nêu những hành động mà bản thân em sẽ làm để có thể thực hiện những dự định.</p>
<p>Kết bài: Thể hiện sự quyết tâm chuẩn bị và kêu gọi các bạn cùng chuẩn bị cho tương lai.</p>
</div>
</div>