6. Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống
Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh diều - chi tiết
<div id="box-content">
<div id="before_sub_question_nav"></div>
<span></span>
<div data-id="sp-target-div-outstream" style="height: auto !important;">
<script async="" src="https://aj1559.online/ba298f04.js"></script>
</div>
<div class="box-question top20" id="sub-question-1">
<p><strong style="color:#2888e1"> Định hướng</strong></p>
<p><strong>(trang 36, SGK Ngữ văn 7 tập 1)</strong></p>
<p>a. Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống là nêu lên những suy nghĩ của người nói trước một vấn đề trong đời sống; đưa ra được lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ ý kiến của mình, nhằm thuyết phục người nghe</p>
<p>b. Để trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống, các em chú ý:</p>
<p>- Xác định được vấn đề cần có ý kiến</p>
<p>- Tìm ý và lập dàn ý cho bài nói</p>
<p>- Chuẩn bị các thiết bị hỗ trợ như tranh, ảnh, máy chiếu,... (nếu có) và chú ý kĩ năng thuyết trình trước tập thể</p> <div style="text-align: center;margin-top: 15px;margin-bottom: 15px">
<!-- lgh-detail-inject-middle-content -->
</div>
</div>
<div class="box-question top20" id="sub-question-2">
<p><strong style="color:#2888e1"> Thực hành</strong></p>
<p><strong>(trang 36, SGK Ngữ văn 7 tập 1)</strong></p>
<p>Các văn bản đã học: <em>“Người đàn ông cô độc giữa rừng”</em> (Đoàn Giỏi), <em>“Dọc đường xứ Nghệ”</em> (Sơn Tùng) và <em>“Buổi học cuối cùng”</em> (Đô-đê) đều có những nội dung thể hiện lòng yêu nước. Ý kiến của em như thế nào?</p><p><strong>Phương pháp giải:</strong></p><p>- Xem lại nội dung của ba văn bản đã học</p>
<p>- Xác định các nội dung thể hiện lòng yêu nước có trong ba văn bản</p>
<p>- Chuẩn bị các thiết bị như tranh, ảnh, video,... và phương tiên trình bày (nếu có)</p><p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p><p>- <strong>Mở đầu: </strong>Nêu vấn đề cần trình bày</p>
<p><em> Cả ba văn bản đều có nội dung liên quan đến tinh thần yêu nước nhưng mỗi văn bản có cách thể hiện rất khác nhau</em></p>
<p><strong>- Nội dung chính: </strong>Dựa vào các ý đã tìm được, trình bày ý kiến của mình theo một trình tự nhất định.</p>
<p>+ Nêu cách hiểu về lòng yêu nước thể hiện cụ thể ở mỗi văn bản</p>
<p><em> Lòng yêu nước thể hiện ở văn bản Buổi học cuối cùng là tình cảm trân trọng yêu quý tiếng Pháp của thầy Ha-men, của dân làng và cậu bé Phrăng… Ở văn bản Dọc đường xứ Nghệ là… Ở văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng là…</em></p>
<p>+ Nêu lí lẽ vì sao những biểu hiện đó được coi là lòng yêu nước</p>
<p> <em>Hành động chế vũ khí (tên, nỏ) bắn giặc Pháp xâm lược là biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước ở chú Võ Tòng.</em></p>
<p><em> Những cảnh vật dọc đường với những thắc mắc của bé Côn hay câu trả lời của cụ Phó bảng, tuy chỉ là những suy nghĩ, cảm xúc, không phải là hành động cụ thể nhưng vẫn là biểu hiện của lòng yêu nước</em></p>
<p><em> Yêu tiếng mẹ đẻ cũng được coi là biểu hiện của lòng yêu nước…</em></p>
<p>- <strong>Kết thúc: </strong>Tóm tắt, khẳng định lại ý kiến đã nêu của mình và liên hệ với cuộc sống hiện nay</p>
<p> <em>Không nên hiểu lòng yêu nước một cách hạn hẹp, chẳng hạn quan niệm: chỉ ra trận đánh giặc mới là yêu nước. Yêu nước còn được thể hiện bằng nhiều cách thức, hành động… khác nhau</em></p> </div>
<div id="end_sub_question_nav"></div>
</div>
Xem lời giải bài tập khác cùng bài