6. Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt
Soạn bài Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt SGK Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo
<div id="box-content">
<div id="before_sub_question_nav"></div>
<div style="height: auto !important;" data-id="sp-target-div-outstream"><strong>I. Hướng dẫn phân tích văn bản</strong></div>
<div id="sub-question-2" class="box-question top20">
<p>Đọc văn bản trong SGK trang 129, sau đó trả lời những câu hỏi sau:</p>
<p><strong>Câu 1 (trang 130 SGK Ngữ văn 6 tập 1)</strong></p>
<p>Đoạn mở bài và kết bài đã đáp ứng được yêu cầu về bài văn tả cảnh sinh hoạt chưa?</p>
<p><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p>Đoạn mở bài và kết bài của bài văn đã đáp ứng yêu cầu của bài văn tả cảnh sinh hoạt:</p>
<p>- Mở bài: giới thiệu cảnh sinh hoạt chợ nổi Cái Răng.</p>
<p>- Kết bài: phát biểu ấn tượng cảm xúc sau khi thăm phiên chợ nổi.</p>
</div>
<div id="sub-question-3" class="box-question top20">
<div style="margin-bottom: 10px; clear: both;">
<p> </p>
</div>
<p><strong>Câu 2 (trang 130 SGK Ngữ văn 6 tập 1)</strong></p>
<p>Tác giả miêu tả cảnh chợ nổi trên sông theo trình tự nào?</p>
<p><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p>Tác giả miêu tả cảnh chợ nổi trên sông theo trình tự từ bao quát đến cụ thể.</p>
</div>
<div id="sub-question-4" class="box-question top20">
<div style="margin-bottom: 10px; clear: both;">
<p> </p>
</div>
<p><strong>Câu 3 (trang 130 SGK Ngữ văn 6 tập 1)</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Bài văn có gợi tả được cử chỉ, hành động của con người gắn với thời gian, không gian cụ thể? Có sự dụng các biện pháp tu từ khi diễn đạt?</p>
<p><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Bài văn gợi tả được cử chỉ, hành động của con người gắn với thời gian, không gian cụ thể: các tiếng rao trên các con thuyền.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tác giả có sử dụng các biện pháp tu từ khi diễn đạt như so sánh, hoán dụ</p>
</div>
<div id="sub-question-5" class="box-question top20">
<div style="margin-bottom: 10px; clear: both;">
<p> </p>
</div>
<p><strong>Câu 4 (trang 130 SGK Ngữ văn 6 tập 1)</strong></p>
<p>Người viết có phối hợp các giác quan trong khi quan sát cảnh chợ nổi trên sông?</p>
<p><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p>Người viết có phối hợp các giác quan trong khi quan sát cảnh chợ nổi trên sông gồm: thị giác, thính giác, xúc giác.</p>
</div>
<div id="sub-question-6" class="box-question top20">
<div style="margin-bottom: 10px; clear: both;">
<p> </p>
</div>
<p><strong>Câu 5 (trang 130 SGK Ngữ văn 6 tập 1)</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Người viết đã đứng ở đâu để quan sát? Vị trí ấy là cố định hay có dịch chuyển, thay đổi và có giúp việc quan sát thuận lợi hơn không?</p>
<p><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Người viết đã đứng ở trên xuồng máy để quan sát. Vị trí ấy luôn dịch chuyển, xuồng máy đi trên sông nên tác giả có thể dịch chuyển, thay đổi và có thể quan sát khung cảnh chợ nổi rõ ràng, chi tiết.</p>
</div>
<div id="sub-question-7" class="box-question top20">
<div style="margin-bottom: 10px; clear: both;">
<p> </p>
</div>
<p><strong>Câu 6 (trang 130 SGK Ngữ văn 6 tập 1)</strong></p>
<p>Từ bài văn trên, em học được những gì về cách miêu tả một cảnh sinh hoạt?</p>
<p><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p>Bài học về cách miêu tả một cảnh sinh hoạt:</p>
<p>- Để tả cảnh sinh hoạt cần quan sát và dùng lời văn gợi tả, làm sống lại bức tranh sinh hoạt, giúp người đọc hình dung được rõ nét về không khí, đặc điểm nổi bật của cảnh.</p>
<p>- Cần giới thiệu được cảnh sinh hoạt, thời gian, địa điểm diễn ra cảnh sinh hoạt.</p>
<p>- Tả lại cảnh sinh hoạt theo trình tự hợp lí.</p>
<p>- Thể hiện được hoạt động của con người trong thời gian, không gian cụ thể.</p>
<p>- Gợi được quang cảnh, không khí chung, những hình ảnh tiêu biểu của bức tranh sinh hoạt.</p>
<p>- Sử dụng từ ngữ phù hợp, nêu được cảm nhận của người viết về cảnh được miêu tả.</p>
<p>- Đảm bảo cấu trúc bài văn ba phần.</p>
</div>
<div id="sub-question-8" class="box-question top20">
<p> </p>
<div style="margin-bottom: 10px; clear: both;">
<p><strong>II. Hướng dẫn viết bài</strong></p>
</div>
<p>Tả lại một cảnh sinh hoạt mà em có dịp quan sát hoặc tham dự.</p>
<p><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p>Gia đình là cái nôi cuộc sống của mỗi người, được sống dưới mái ấm gia đình là điều tuyệt vời nhất đối với chúng em. Hôm nay là buổi tối chủ nhật, chị gái em đi học ở Hà Nội được nghỉ nên về nhà. Cả nhà em lại có dịp quây quần bên nhau cùng ăn cơm và trò chuyện. Đã lâu lắm rồi hôm nay em mới thấy không khí gia đình ấm áp và yêu thương đến vậy.</p>
<p>Gia đình em gồm năm thành viên: bố em, mẹ em, chị gái, em và một cậu em trai. Bố mẹ em làm nông nghiệp nên rất bận rộn, chị gái em thì học trên Hà Nội nên thỉnh thoảng cả nhà mới có dịp cùng nhau ăn uống, trò chuyện. Hôm nay, khi chị cả vừa nấu xong đồ ăn thì em ngay lập tức đi dọn mâm bát để chuẩn bị ăn cơm. Em trai em cũng lăng xăng chạy ra chạy vào. Nhìn đồ ăn chị cả nấu thật là đẹp mắt. Nào là món đậu rán vàng ươm, nào là món cánh gà chiên xù, từng chiếc cánh gà to được xếp đối xứng nhau trong chiếc đĩa tròn. Lại còn có cả đĩa rau cải luộc xanh mướt và bát dưa cà quen thuộc. </p>
<p>Cả nhà vừa ăn cơm vừa trò chuyện. Bố em cứ tấm tắc khen chị gái em nấu ăn rất ngon. Mẹ em thì nhìn chúng em ăn ngon lành, ánh mắt mẹ long lanh niềm vui. Chúng em thì vừa ăn vừa gật gù. Em trai em còn nói: “Giá mà ngày nào cũng được chị cả nấu cho ăn ngon thế này thì thích quá”. Cả nhà được phen cười rộn ràng. Tiếng cười vui, tiếng trò chuyện rôm rả tạo nên một bản nhạc gia đình thật sống động.</p>
<p>Bữa cơm kết thúc. Em nhận nhiệm vụ dọn dẹp và rửa bát. Còn chị gái em nhanh tay pha ấm nước chè nóng để cả nhà uống. Những chiếc chén trắng tinh nằm gọn gàng trên bàn như những chú cò đang nằm ngủ. Sau đó, cả nhà ngồi ở phòng khách, nghe chị cả kể những câu chuyện khi đi học xa nhà. Mẹ em ngồi cẩn thận cắt những miếng táo thật đẹp. Em trai em không chịu ngồi yên, cũng nhanh nhảu kể lại chuyện hôm nay đi học, em giơ tay mà cô chẳng mời phát biểu khiến em thấy buồn. </p>
<p>Cả nhà cùng nhau ăn trái cây. Sau đó chúng em bảo nhau đi học bài để chuẩn bị bài cho tuần mới, chị em thì thu dọn đồ đạc để sáng mai lên Hà Nội. Mẹ em và bố em đi nghỉ, kết thúc một ngày làm việc. Nhìn bố mẹ chìm vào giấc ngủ, rồi nhìn từng nét chữ trong trang vở trắng tinh em tự hứa sẽ học thật tốt để mai sau thành đạt, giúp đỡ bố mẹ thật nhiều. Em đi ngủ, mà tiếng cười nói rộn ràng của cả nhà vẫn vang mãi bên tai.</p>
<p>Em ước sao nhà mình mãi luôn đầm ấm và vui vẻ như vậy. Những buổi sum họp gia đình thật là đáng quý, đáng yêu thương biết bao nhiêu. Em rất yêu gia đình của em.</p>
</div>
<div id="end_sub_question_nav"></div>
</div>
Xem lời giải bài tập khác cùng bài