Soạn bài Thực hành Tiếng Việt bài 8 SGK Ngữ văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo
<div id="box-content">
<div id="before_sub_question_nav"></div>
<div id="sub-question-2" class="box-question top20">
<p><strong>Câu 1 (trang 47 SGK Ngữ văn 6 tập 2)</strong></p>
<p>Trong các từ sau, đâu là từ mượn tiếng Hán, đâu là từ mượn các ngôn ngữ khác?</p>
<p><em>Nhân loại, thế giới, video, nhận thức, cộng đồng, xích lô, cô đơn, nghịch lí, mê cung, a-xit, ba-zơ.</em></p>
<p><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p>- Từ mượn tiếng Hán là: <em>nhân loại, thế giới, nhận thức, cộng đồng, cô đơn, nghịch lí, mê cung.</em></p>
<p>- Từ mượn các ngôn ngữ khác: <em>video, xích lô, a-xit, ba-zơ.</em></p>
</div>
<div style="height: auto !important;" data-id="sp-target-div-outstream"> </div>
<div id="sub-question-3" class="box-question top20">
<p><strong>Câu 2 (trang 47 SGK Ngữ văn 6 tập 2)</strong></p>
<p>Theo em, vì sao chúng ta mượn những từ như email, video, Internet?</p>
<p><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Theo em, chúng ta mượn những từ như email, video, Internet vì tiếng Việt của ta khó tìm được từ ngữ tương đương để biểu thị những khái niệm này.</p>
<p style="text-align: justify;">- Mặt khác, chúng ta sử dụng những từ mượn gốc Âu để làm phong phú thêm ngôn ngữ của chúng ta nhưng phải được sử dụng theo đúng nguyên tắc tránh bị xem là lạm dụng từ.</p>
</div>
<div id="sub-question-4" class="box-question top20">
<div style="margin-bottom: 10px; clear: both;">
<p> </p>
</div>
<p><strong>Câu 3 (trang 48 SGK Ngữ văn 6 tập 2)</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Em hãy đọc đoạn văn sau vả trả lời câu hỏi:</p>
<p style="text-align: justify;"> <em>Một cán bộ hưu trí ở phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội bực bội kể lại: "Do có công việc tại Thành phố Hồ Chí Minh một tuần nên tôi đã gọi điện tới một khách sạn trong đó để đặt phòng. Trong khi tôi đang hỏi về giá cả, dịch vụ thì cô lễ tân nghe điện thoại tuôn ra một tràng: “Anh book (đặt) phòng ạ? Anh chọn single hay double room (phòng đơn hay phòng đôi). “Anh sure (chắc chắn) rồi chứ? Anh có thể fix (cố định) lịch chính xác ngày đến được không? Trong trường hợp máy bay delay (hoãn chuyến) hoặc thay đổi kế hoạch anh phải confirm (xác nhận) lại cho em. Tôi nghe mà không thể hiểu cô ta đang nói gì.”</em></p>
<p style="text-align: right;">(Bảo Linh, <em>Sành điệu hay tự đánh mất mình?</em> Báo An ninh thủ đó, số ra ngày 28-4-2012)</p>
<p style="text-align: justify;"> Trong câu chuyện trên, vì sao người cán bộ hưu trí không hiểu được những điều nhân viên lễ tân nói? Từ đó, em rút ra bài học gì về việc sử đụng từ mượn trong giao tiếp?</p>
<p><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Trong câu chuyện trên, người cán bộ hưu trí không thể hiểu được những điều nhân viên lễ tân nói vì nhân viên đã dùng quá nhiều từ mượn gốc Âu khiến cho người nghe khó hiểu. Mặt khác, cán bộ hưu trí là người lớn tuổi sẽ khó nghe và khó hiểu được từ mượn.</p>
<p style="text-align: justify;">- Qua đó, em rút ra rằng sử dụng từ mượn cần phải thích hợp trong từng hoàn cảnh, đối tượng nghe phù hợp, không nên lạm dụng sử dụng quá nhiều từ mượn trong một câu sẽ làm mất đi giá trị của tiếng mẹ đẻ.</p>
</div>
<div id="sub-question-5" class="box-question top20">
<div style="margin-bottom: 10px; clear: both;">
<p> </p>
</div>
<p><strong> Câu 4 (trang 48 SGK Ngữ văn 6 tập 2)</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Giải thích nghĩa của từ in đậm trong các câu sau:</p>
<p style="text-align: justify;">a. Thấy con mình có <strong>tài năng</strong> thiên bẩm vệ <strong>hội hoạ</strong>, người cha đã cho cậu theo học thầy Ve-rốc-chi-ô, một <strong>họa sĩ</strong> nổi tiếng.</p>
<p style="text-align: justify;">b. Hai câu tục ngữ trên mới đọc qua có về mâu thuẫn, <strong>phủ định</strong> lẫn nhau, nhưng suy nghĩ kĩ thì thấy chúng <strong>bổ sung</strong> cho nhau, làm cho <strong>nhận thức</strong> về việc học thêm toàn diện.</p>
<p style="text-align: justify;">c. Lực lượng chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tô quốc của <strong>dân tộc</strong> bình thường tiềm ẩn trong <strong>nhân dân</strong>, tương tự như chú bé làng Gióng nằm im không nói, không cười.</p>
<p style="text-align: justify;">d. Quá trình <strong>phát triển</strong> của nhân vật Thánh Gióng dồi dào ý nghĩa <strong>nhân sinh</strong> và nên thơ, nên hoa biết bao!</p>
<p><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p>a.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tài năng: năng lực xuất sắc, khả năng làm giỏi và có sáng tạo trong công việc</p>
<p style="text-align: justify;">- Hội họa: là từ mượn Hán-Việt, hội trong hội tụ, họa trong họa sĩ, mang nghĩa là một ngành nghệ thuật trong đó con người sử dụng màu vẽ để tô lên một bề mặt như là giấy, hoặc vải, để thể hiện các ý tưởng nghệ thuật.</p>
<p style="text-align: justify;">- Họa sĩ: người chuyên vẽ tranh nghệ thuật, có trình độ và đã được mọi người công nhận.</p>
<p style="text-align: justify;">b.</p>
<p style="text-align: justify;">- Phủ định: bác bỏ sự tồn tại, sự cần thiết của cái gì.</p>
<p style="text-align: justify;">- Bổ sung: thêm vào cho đủ.</p>
<p style="text-align: justify;">- Nhận thức: nhận ra và biết được, hiểu được.</p>
<p style="text-align: justify;">c.</p>
<p style="text-align: justify;">- Dân tộc: tên gọi những cộng đồng người có chung một ngôn ngữ, một lãnh thổ, một nền kinh tế và một truyền thống văn hoá.</p>
<p style="text-align: justify;">- Nhân dân: đông đảo những người dân, thuộc mọi tầng lớp, đang sống trong một khu vực nào đó.</p>
<p style="text-align: justify;">d.</p>
<p style="text-align: justify;">- Phát triển: biến đổi hoặc làm cho biến đổi theo chiều hướng tăng, từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp.</p>
<p style="text-align: justify;">- Nhân sinh: quan niệm thành hệ thống về cuộc đời, về ý nghĩa và mục đích sống của con người.</p>
</div>
<div id="sub-question-6" class="box-question top20">
<div style="margin-bottom: 10px; clear: both;">
<p> </p>
</div>
<p><strong>Câu 5 (trang 48 SGK Ngữ văn 6 tập 2)</strong></p>
<p> Tìm những từ ghép có yếu tố Hán Việt trong bảng sau và giải thích nghĩa của những từ đó:</p>
<table style="width: 100%;" border="1" cellspacing="0" cellpadding="0">
<tbody>
<tr>
<td valign="top" width="42">
<p align="center"><strong>STT</strong></p>
</td>
<td valign="top" width="294">
<p align="center"><strong>Yếu tố Hán Việt</strong></p>
</td>
<td valign="top" width="288">
<p align="center"><strong>Từ ghép Hán Việt</strong></p>
</td>
</tr>
<tr>
<td valign="top" width="42">
<p>1</p>
</td>
<td valign="top" width="294">
<p>Bình (bằng phẳng, đều nhau)</p>
</td>
<td valign="top" width="288">
<p>Bình đẳng…</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td valign="top" width="42">
<p>2</p>
</td>
<td valign="top" width="294">
<p>Đối (đáp lại, ứng với)</p>
</td>
<td valign="top" width="288">
<p>Đối thoại…</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td valign="top" width="42">
<p>3</p>
</td>
<td valign="top" width="294">
<p>Tư (riêng, việc riêng, của riêng)</p>
</td>
<td valign="top" width="288">
<p>Tư chất…</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td valign="top" width="42">
<p>4</p>
</td>
<td valign="top" width="294">
<p>Quan (xem)</p>
</td>
<td valign="top" width="288">
<p>Quan điểm…</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td valign="top" width="42">
<p>5</p>
</td>
<td valign="top" width="294">
<p>Tuyệt (cắt đứt, hết, dứt)</p>
</td>
<td valign="top" width="288">
<p>Tuyệt chủng…</p>
</td>
</tr>
</tbody>
</table>
<p><strong>Phương pháp giải:</strong></p>
<p>Từ cột “Yếu tố”, các em tìm những từ Hán Việt có chứa yếu tố đó sau đó giải nghĩa bằng cách vẽ một cột bên cạnh.</p>
<p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p>
<table style="width: 100%;" border="1" cellspacing="0" cellpadding="0">
<tbody>
<tr>
<td valign="top" width="42">
<p align="center"><strong>STT</strong></p>
</td>
<td valign="top" width="120">
<p align="center"><strong>Yếu tố Hán Việt</strong></p>
</td>
<td valign="top" width="126">
<p align="center"><strong>Từ ghép Hán Việt</strong></p>
</td>
<td valign="top" width="318">
<p align="center"><strong>Ý nghĩa</strong></p>
</td>
</tr>
<tr>
<td valign="top" width="42">
<p>1</p>
</td>
<td valign="top" width="120">
<p>Bình (bằng phẳng, đều nhau)</p>
</td>
<td valign="top" width="126">
<p>Bình đẳng…</p>
</td>
<td valign="top" width="318">
<p>Ngang hàng nhau về trách nhiệm và quyền lợi</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td valign="top" width="42">
<p>2</p>
</td>
<td valign="top" width="120">
<p>Đối (đáp lại, ứng với)</p>
</td>
<td valign="top" width="126">
<p>Đối thoại…</p>
</td>
<td valign="top" width="318">
<p>Cuộc nói chuyện giữa hai hay nhiều người với nhau để bàn bạc, trao đổi ý kiến</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td valign="top" width="42">
<p>3</p>
</td>
<td valign="top" width="120">
<p>Tư (riêng, việc riêng, của riêng)</p>
</td>
<td valign="top" width="126">
<p>Tư chất…</p>
</td>
<td valign="top" width="318">
<p>Đặc tính có sẵn của một người, riêng tư nghĩa là riêng của từng người</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td valign="top" width="42">
<p>4</p>
</td>
<td valign="top" width="120">
<p>Quan (xem)</p>
</td>
<td valign="top" width="126">
<p>Quan điểm…</p>
</td>
<td valign="top" width="318">
<p>Cách nhìn nhận, suy nghĩ một sự vật, một vấn đề; quan sát là xem xét từng chí tiết để tìm hiểu</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td valign="top" width="42">
<p>5</p>
</td>
<td valign="top" width="120">
<p>Tuyệt (cắt đứt, hết, dứt)</p>
</td>
<td valign="top" width="126">
<p>Tuyệt chủng…</p>
</td>
<td valign="top" width="318">
<p>Mất hẳn nòi giống, tuyệt vọng nghĩa là mất hết hi vọng</p>
</td>
</tr>
</tbody>
</table>
</div>
<div id="sub-question-7" class="box-question top20">
<p> </p>
<p><strong>Câu 6 (trang 49 SGK Ngữ văn 6 tập 2)</strong></p>
<p>Đặt ba câu sử dụng một số từ Hán Việt tìm được ở trên.</p>
<p><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p>Đặt câu:</p>
<p>- Lời <strong>đối đáp</strong> của cậu bé đã thể hiện sự thông minh và tư duy nhanh nhạy của cậu.</p>
<p>- Lớp trưởng lớp em có <strong>tư chất</strong> của một nhà lãnh đạo.</p>
<p>- Nếu không bảo vệ loài vật quý hiếm, chúng sẽ dễ bị <strong>tuyệt chủng</strong> như loài khủng long khi xưa.</p>
</div>
<div id="sub-question-8" class="box-question top20">
<div style="margin-bottom: 10px; clear: both;">
<p> </p>
</div>
<p><strong>Câu 7 (trang 49 SGK Ngữ văn 6 tập 2)</strong></p>
<p>Phân biệt nghĩa của những yếu tố Hán Việt đồng âm sau đây:</p>
<p>a) Thiên trong thiên vị, thiên trong thiên văn, thiên trong thiên niên kỉ.</p>
<p>b) Họa trong tai họa với họa trong hội họa, họa trong xướng họa.</p>
<p>c) Đạo trong lãnh đạo, đạo trong đạo tặc, đạo trong địa đạo.</p>
<p><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p> a)</p>
<p>- <strong>Thiên</strong> trong <strong>thiên vị</strong>: nghiêng theo, nghe theo một bên này hơn bên kia.</p>
<p>- <strong>Thiên</strong> trong <strong>thiên văn</strong>: thiên nhiên, vũ trụ.</p>
<p>- <strong>Thiên</strong> trong <strong>thiên niên kỉ</strong>: chỉ thời gian (năm).</p>
<p>b)</p>
<p>- <strong>Họa </strong>trong <strong>tai họa</strong>: chỉ điềm xấu xảy ra.</p>
<p>- <strong>Họa </strong>trong <strong>hội họa</strong>: vẽ.</p>
<p>- <strong>Họa </strong>trong <strong>xướng họa</strong>: đối đáp với nhau bằng những bài thơ cùng một thể, một vần.</p>
<p>c)</p>
<p>- <strong>Đạo</strong> trong <strong>lãnh đạo</strong>: chỉ đạo</p>
<p>- <strong>Đạo</strong> trong <strong>đạo tặc</strong>: trộm cướp</p>
<p>- <strong>Đạo</strong> trong <strong>địa đạo</strong>: đường hầm đào ngầm dưới đất.</p>
</div>
<div id="sub-question-9" class="box-question top20">
<p> </p>
<div style="margin-bottom: 10px; clear: both;">
<p><strong>Viết ngắn</strong></p>
</div>
<p style="text-align: justify;">Việc nhìn nhận một vấn đề từ nhiều góc độ sẽ mang đến cho chúng ta những ích lợi gì? Em hãy viết đoạn văn khoảng 150 chữ trình bày ý kiến của mình về vấn đề trên, trong đoạn văn có sử dụng ít nhất hai từ Hán Việt.<strong> </strong></p>
<p><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p style="text-align: justify;"> Việc nhìn nhận một vấn đề từ nhiều góc độ sẽ mang đến cho chúng ta sự hiểu biết, cái nhìn <strong>bao quát</strong> và đi đến những hành động đúng đắn trong cuộc sống. Con người có đôi mắt để nhìn đời phân biệt đục - trong, phải - trái, đúng - sai… Tuy nhiên, nếu chỉ đánh giá mọi việc bằng đôi mắt của mình, có khi chúng ta sẽ mắc phải những sai lầm. Suy nghĩ khác, góc nhìn khác giúp ta có cái nhìn <strong>toàn diện</strong> về sự vật, hiện tượng. Nó còn giúp ta tránh được lối suy nghĩ <strong>thiển cận</strong>, <strong>phiến diện</strong> và bồi dưỡng cho ta <strong>tri thức</strong> mới mẻ. Biết suy nghĩ khác biệt tạo nên tính <strong>năng động</strong> trong <strong>tư duy</strong>. Đó chính là cơ sở và động lực để con người sáng tạo và thành công. Steve Jobs đã không ngần ngại suy nghĩ về một sản phẩm khác biệt trong nhiều năm. Cuối cùng ông đã tạo ra được chiếc Iphone huyền thoại. Harland Sanders đến gần cuối cuộc đời mới nhận ra sự khác biệt của món gà rán do ông sáng tạo và gặt hái thành công lớn sau bao năm tháng vất vả. Tất cả là nhờ có điểm nhìn khác biệt, suy nghĩ khác biệt. Như vậy, để nhận định vấn đề một cách đúng đắn, chúng ta phải thay đổi góc nhìn, phải đặt mình vào vị trí của mọi người đến tìm hiểu mọi việc một cách toàn diện hơn. “Không có gì tầm thường trên thế giới. Tất cả đều phụ thuộc vào góc nhìn”.</p>
<p><strong>Chú thích:</strong></p>
<p>- Từ Hán Việt là từ ngữ được in đậm trong đoạn văn.</p>
<p style="text-align: right;"> </p>
</div>
<div id="end_sub_question_nav"></div>
</div>