4. Thực hành Tiếng Việt bài 4
Soạn bài Thực hành Tiếng Việt bài 4 SGK Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết
<div id="box-content"> <div id="before_sub_question_nav"></div> <span></span> <div data-id="sp-target-div-outstream" style="height: auto !important;"> <script async="" src="https://aj1559.online/ba298f04.js"></script> </div><div class="box-question top20" id="sub-question-2"> <p><strong style="color:#2888e1"> Câu 1</strong></p> <div style="margin-bottom:10px;clear: both"><p><strong class="content_question"></strong></p></div><p><strong>Câu 1 (trang 96 SGK Ngữ văn 6 tập 1)</strong></p> <p>So sánh hai câu dưới đây và rút ra tác dụng của việc dùng cụm danh từ là chủ ngữ của câu.</p> <p><em>a. Vuốt cứ cứng dần và nhọn hoắt.</em></p> <p><em>b. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt.</em></p><p><strong>Phương pháp giải:</strong></p><p>Trong hai câu trên, một câu dùng danh từ và một câu dùng cụm danh từ. Em so sánh hai cách diễn đạt trên.</p><p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p><p style="text-align: justify;">- Câu a: chủ ngữ là “Vuốt” không thể hiện rõ được ở vị trí nào mà chỉ nêu chung chung.</p> <p style="text-align: justify;">- Câu b: “Những cái vuốt ở chân, ở khoeo” cho ta thấy vị trí rõ ràng hơn.&nbsp;Như vậy việc dùng cụm danh từ là chủ ngữ của câu giúp chúng ta nắm bắt được thông tin chi tiết, rõ ràng hơn.</p> </div> <div class="box-question top20" id="sub-question-3"> <p><strong style="color:#2888e1"> Câu 2</strong></p> <div style="margin-bottom:10px;clear: both"><p><strong class="content_question"></strong></p></div><p><strong>Câu 2 (trang 97 SGK Ngữ văn 6 tập 1)</strong></p> <p style="text-align: justify;">So sánh những cách diễn đạt dưới đây và cho biết tác dụng của việc dùng các cụm tính từ làm thành phần vị ngữ trong câu:</p> <p style="text-align: justify;"><em>a. Biết chị Cốc đi rồi, tôi bò lên.</em></p> <p style="text-align: justify;"><em>Biết chị Cốc đi rồi, tôi mon men bò lên.</em></p> <p style="text-align: justify;"><em>b. Trông thấy tôi, Dế Choắt khóc.</em></p> <p style="text-align: justify;"><em>Trông thấy tôi, Dế Choắt khóc thảm thiết.</em></p> <p style="text-align: justify;"><em>c. Trời nóng.</em></p> <p style="text-align: justify;"><em>Trời nóng hầm hập</em></p><p><strong>Phương pháp giải:</strong></p><p>Trong mỗi cặp câu trên, một câu dùng danh từ và một câu dùng cụm danh từ. Em so sánh hai cách diễn đạt trên.</p><p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p><p style="text-align: justify;">a. So với cách dùng vị ngữ “bò lên” thì cách diễn đạt “mon men bò lên” giúp ta hình dung rõ hơn thái độ của Dế Mèn đó là rón rén, sợ sệt, từ từ bò lên sau khi biết chị Cốc đã bỏ đi.</p> <p style="text-align: justify;">b. So với cách dùng vị ngữ “khóc” thì cụm tính từ “khóc thảm thiết” diễn tả mức độ khóc lóc vô cùng thương tâm, đau xót.</p> <p style="text-align: justify;">c. So với cách diễn đạt “nóng”, cụm từ “nóng hầm hập” giúp ta hình dung mức độ nóng đạt tới đỉnh điểm, vô cùng oi bức, khó chịu.</p> <p style="text-align: justify;">=&gt; Như vậy khi dùng các cụm tính từ làm vị ngữ giúp chúng ta hình dung rõ hơn mức độ, tính chất của sự việc, sự vật được nói đến trong chủ ngữ.</p> </div> <div class="box-question top20" id="sub-question-4"> <p><strong style="color:#2888e1"> Câu 3</strong></p> <div style="margin-bottom:10px;clear: both"><p><strong class="content_question"></strong></p></div><p><strong>Câu 3 (trang 97 SGK Ngữ văn 6 tập 1)</strong></p> <p style="text-align: justify;">Trong văn bản <em>Bài học đường đời đầu tiên</em> (Tô Hoài) và <em>Giọt sương đêm</em> (Trần Đức Tiến), các tác giả thường sử dụng kiểu câu có vị ngữ là một chuỗi các cụm động từ, cụm tính từ. Ví dụ:</p> <p style="text-align: justify;"><em>- Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp (Tô Hoài). </em>Vị ngữ trong câu là chuỗi gồm hai cụm động từ.</p> <p style="text-align: justify;"><em>- Ông khách lượn một vòng trên không rồi khép cánh, thận trọng đáp xuống ngọn măng trúc ngoài cùng xóm Bờ Giậu. </em>Vị ngữ trong câu này là chuỗi gồm hơn hai cụm động từ.</p> <p style="text-align: justify;">Hãy tìm trong mỗi văn bản ít nhất một cách diễn đạt tương tự và cho biết tác dụng của các diễn đạt đó.</p><p><strong>Phương pháp giải:</strong></p><p>Đọc lại văn bản và tìm câu có vị ngữ trong câu này là chuỗi gồm hơn hai cụm động từ</p><p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p><p>- Văn bản <em>Bài học đường đời đầu tiên</em> (Tô Hoài):&nbsp;</p> <p><em>+ Tôi ra đứng cửa hang như mọi khi, xem hoàng hôn xuống.&nbsp;</em>=&gt; Vị ngữ trong câu là chuỗi gồm hai cụm động từ.</p> <p><em>+ Thỉnh thoảng, tôi ngứa chân đá một cái, ghẹo anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên.&nbsp;</em>=&gt; Vị ngữ trong câu này là chuỗi gồm hơn hai cụm động từ.</p> <p>- Văn bản <em>Giọt sương đêm</em> (Trần Đức Tiến):</p> <p><em>+ Bọ Dừa rùng mình, tỉnh hẳn.&nbsp;</em><span style="text-align: justify;">=&gt; Vị ngữ trong câu là chuỗi gồm hai cụm động từ.</span></p> <p style="text-align: justify;"><em>+ Thằn Lằn vừa chui ra khỏi bình gốm vỡ, chưa kịp vươn vai tập mấy động tác thể dục, đã thấy ông khách quần áo chỉnh tề đứng chờ.&nbsp;</em>=&gt; Vị ngữ trong câu này là chuỗi gồm hơn hai cụm động từ.</p> <p style="text-align: justify;"><span><strong>=&gt; Tác dụng:</strong> Giúp cho hành động của nhân vật trở nên rõ ràng, người đọc có thể dễ dàng hình dung hơn.</span></p> </div> <div class="box-question top20" id="sub-question-5"> <p><strong style="color:#2888e1"> Câu 4</strong></p> <div style="margin-bottom:10px;clear: both"><p><strong class="content_question"></strong></p></div><p><strong>Câu 4 (trang 97 SGK Ngữ văn 6 tập 1)</strong></p> <p>Xác định thành phần chủ ngữ và vị ngữ của các câu dưới đây:</p> <p>a. Khách giật mình</p> <p>b. Lá cây xào xạc.</p> <p>c. Trời rét</p> <p style="text-align: justify;">Dùng cụm từ để mở rộng chủ ngữ hoặc vị ngữ hoặc cả hai thành phần chính trong các câu trên. Sau đó so sánh để làm rõ sự khác biệt nghĩa giữa câu mở rộng và câu trước khi mở rộng.</p><p><strong>Phương pháp giải:</strong></p><p>Nhớ lại kiến thức về cấu tạo câu.</p><p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p><p>- Xác định chủ ngữ và vị ngữ:</p> <p>a. Khách/ giật mình</p> <p>b. Lá cây/ xào xạc.</p> <p>c. Trời /rét.</p> <p>- Mở rộng thành phần câu:</p> <p>a. Vị khách đó/ giật mình.</p> <p>b. Những chiếc lá cây bàng/ rơi xào xạc</p> <p>c. Trời/ rét buốt.</p> <p>=&gt; Những câu mở rộng thành phần câu giúp thể hiện chi tiết, rõ ràng hơn so với các câu chưa mở rộng.</p> <div style="text-align: center;margin-top: 15px;margin-bottom: 15px"> <!-- lgh-detail-inject-middle-content --> </div> </div> <div class="box-question top20" id="sub-question-6"> <p><strong style="color:#2888e1"> Câu 5</strong></p> <div style="margin-bottom:10px;clear: both"><p><strong class="content_question"></strong></p></div><p><strong>Câu 5 (trang 97 SGK Ngữ văn 6 tập 1)</strong></p> <p>Đọc đoạn văn sau:</p> <p style="text-align: justify;"><em>“Thỉnh thoảng muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn."</em></p> <p style="text-align: justify;">a. Tìm và chỉ ra tác dụng của việc sử dụng từ láy trong đoạn văn trên.</p> <p style="text-align: justify;">b. Tìm và chỉ ra tác dụng của phép so sánh được sử dụng trong đoạn văn trên.</p><p><strong>Phương pháp giải:</strong></p><p>Nhớ lại kiến thức về từ láy và phép so sánh.</p><p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p><p>a.</p> <p>- Các từ láy: <em>phanh phách, hủn hoẳn, phành phạch, giòn giã, rung rinh.</em></p> <p>- Tác dụng: các từ láy góp phần diễn tả rõ ràng, chi tiết hơn vẻ đẹp cường tráng, khoẻ mạnh của chú Dế Mèn.</p> <p>b.</p> <p>- Những câu văn sử dụng phép so sánh<em>:&nbsp;Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.</em></p> <p>- Tác dụng: Miêu tả những chiếc vuốt của Dế Mèn&nbsp;rất sắc nhọn, diễn tả sức mạnh của Dế Mèn.</p> </div> <div class="box-question top20" id="sub-question-7"> <p><strong style="color:#2888e1"> Câu 6</strong></p> <div style="margin-bottom:10px;clear: both"><p><strong class="content_question"></strong></p></div><p><strong>Câu 6 (trang 98 SGK Ngữ văn 6 tập 1)</strong></p> <p>Đọc đoạn văn sau:</p> <p style="text-align: justify;"><em>Tôi đi đứng oai vệ. Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy các khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu. Cho ra kiểu cách con nhà võ. Tôi tợn lắm. Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm. Khi tôi to tiếng thì ai cũng nhịn, không ai đáp lại.</em></p> <p style="text-align: justify;">a. Tìm các nghĩa của từ “tợn” có trong từ điển.</p> <p style="text-align: justify;">b. Từ “tợn” trong đoạn văn trên được sử dụng với nghĩa nào trong những nghĩa có được ở câu a? Cho biết cơ sở xác định.</p><p><strong>Phương pháp giải:</strong></p><p>Tìm trong từ điển để xác định nghĩa của từ.</p><p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p><p>a. Nghĩa của từ <em>tợn</em>:</p> <p style="text-align: justify;">- Bạo đến mức liều lĩnh, không biết sợ hãi gì, lộ rõ vẻ thách thức.</p> <p style="text-align: justify;">- Chỉ sự khác thường ở một mức độ cao (rét tợn)</p> <p style="text-align: justify;">b.</p> <p style="text-align: justify;">- Từ “tợn” trong đoạn văn trên được sử dụng với nghĩa&nbsp;hiểu: Bạo đến mức liều lĩnh, không biết sợ hãi gì, lộ rõ vẻ thách thức.</p> <p style="text-align: justify;">- Cơ sở để xác định là dựa vào nội dung những câu văn sau đó: Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm. Khi tôi to tiếng thì ai cũng nhịn, không ai đáp lại.</p> </div> <div class="box-question top20" id="sub-question-8"> <p><strong style="color:#2888e1"> Viết ngắn</strong></p> <div style="margin-bottom:10px;clear: both"><p><strong class="content_question"></strong></p></div><p style="text-align: justify;">Văn bản <em>Bài học đường đời đầu tiên</em> kết thúc với hình ảnh “Tôi đứng lặng giờ lâu suy nghĩ về bài học đường đời đầu tiên”. Hãy đóng vai Dế Mèn và viết về bài học đó bằng một đoạn văn (từ 150 đến 200 chữ), trong đó sử dụng ít nhất hai câu mở rộng thành phần chính bằng cụm từ.</p><p><strong>Phương pháp giải:</strong></p><p>Viết đoạn văn đáp ứng hình thức, tưởng tượng và nhập vai Dế Mèn để viết cảm nghĩ của mình.</p><p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p><p style="text-align: justify;">&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;Sau khi Dế Choắt ra đi bằng những cú mổ đau đớn, tôi đứng lặng giờ lâu suy nghĩ về bài học đường đời đầu tiên của mình. Tôi bồi hồi và suy nghĩ lại về việc làm của mình. Lẽ ra tôi nên cưu mang giúp đỡ <strong>anh bạn hàng xóm hiền lành yếu ớt ấy</strong> chứ không phải là hách dịch, trịch thượng với anh. Tâm trí tôi ngập tràn sự ân hận và xót xa. Giá như tôi đồng ý cho Dế Choắt đào một cái ngách thông sang nhà tôi, giá như tôi không trêu chọc chị Cốc để người bạn ốm yếu của tôi phải chịu hậu quả đau xót như vậy. Chính tính cách kiêu căng, tự phụ, coi thường và thích trêu chọc người khác của tôi đã làm hại Dế Choắt. Tôi đứng lặng trước <strong>nấm mồ chôn Dế Choắt giữa đồng cỏ xanh um tùm</strong> và tự hứa sẽ thay đổi cách sống: cần sống hoà đồng, biết sẻ chia và giúp đỡ những người bạn xung quanh mình.&nbsp;Tôi xin rút kinh nghiệm sâu sắc từ đây về sau, tôi sẽ không bao giờ kiêu căng tự phụ nữa.</p> <p style="text-align: justify;">* Các câu mở rộng thành phần chính: &nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">- Lẽ ra tôi nên cưu mang giúp đỡ <strong>anh bạn hàng xóm hiền lành yếu ớt ấy</strong> chứ không phải là hách dịch, trịch thượng với anh. Tâm trí tôi ngập tràn sự ân hận và xót xa.</p> <p style="text-align: justify;">- Tôi đứng lặng trước <strong>nấm mồ chôn Dế Choắt giữa đồng cỏ xanh um tùm</strong> và tự hứa sẽ thay đổi cách sống: cần sống hoà đồng, biết sẻ chia và giúp đỡ những người bạn xung quanh mình.&nbsp;</p> <p style="text-align: right;">&nbsp;<strong></strong></p> </div> <div id="end_sub_question_nav"></div> </div>
Xem lời giải bài tập khác cùng bài