Soạn bài Thực hành tiếng Việt 2 SGK Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo
<div id="box-content">
<div id="before_sub_question_nav"></div>
<div id="sub-question-2" class="box-question top20">
<div style="margin-bottom: 10px; clear: both;">
<p><strong>Câu 1 (trang 48 SGK Ngữ văn 6 tập 1)</strong></p>
</div>
<p>Tìm và nêu tác dụng của trạng ngữ trong các câu dưới đây:</p>
<p>a. <em>Ngày cưới, trong nhà Sọ Dừa, cỗ bàn thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập.</em></p>
<p>b. <em>Đúng lúc rước dâu, không ai thấy Sọ Dừa đâu.</em></p>
<p>c. <em>Lập tức, vua cho gọi cả hai cha con vào ban thưởng rất hậu.</em></p>
<p>d. <em>Sau khi nghe sứ thần trình bày mục đích cuộc đi sứ, vua quan đưa mắt nhìn nhau.</em></p>
<p><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p>a.</p>
<p>- Trạng ngữ: ngày cưới (xác định thời gian diễn ra sự việc).</p>
<p>- Trạng ngữ: trong nhà Sọ Dừa (xác định nơi chốn diễn ra sự việc).</p>
<p>b.</p>
<p>- Trạng ngữ: đúng lúc rước dâu (xác định thời gian diễn ra sự việc).</p>
<p>c.</p>
<p>- Trạng ngữ: Lập tức (xác định thời gian diễn ra sự việc).</p>
<p>d.</p>
<p>- Trạng ngữ: Sau khi nghe sứ thần trình bày mục đích cuộc đi sứ (xác định thời gian diễn ra sự việc).</p>
</div>
<div id="sub-question-3" class="box-question top20">
<div style="margin-bottom: 10px; clear: both;">
<p> </p>
</div>
<p><strong>Câu 2 (trang 48 SGK Ngữ văn 6 tập 1)</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Nêu tác dụng liên kết câu của trạng ngữ trong hai đoạn văn sau:</p>
<p style="text-align: justify;">a. <em>Năm ấy, Sọ Dừa đỗ trạng nguyên. Chẳng bao lâu, có chiếu nhà vua sai quan trạng đi sứ. Khi chia tay, quan trạng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà, dặn phải giắt luôn trong người phòng khi dùng đến.</em></p>
<p style="text-align: justify;">b. <em>Từ ngày cô em út lấy được chồng trạng nguyên, hai cô chị càng sinh lòng ghen ghét. Định tâm hại em để thay em làm bà trạng. Nhân quan trạng đi sứ vắng, hai cô chị sang chơi, rủ em chèo thuyền ra biển, rồi đẩy em xuống nước.</em></p>
<p><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p>a.</p>
<p>- Trạng ngữ chỉ thời gian: <em>năm ấy, chẳng bao lâu</em>, <em>khi chia tay</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Tác dụng: giúp xác định điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác.</p>
<p style="text-align: justify;">b.</p>
<p style="text-align: justify;">- Trạng ngữ chỉ thời gian và mục đích: <em>từ ngày cô em út lấy được chồng trạng nguyên, để thay em làm bà trạng, nhân quan trạng đi sứ vắng.</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Tác dụng: góp phần nối kết các câu, các đoạn văn với nhau, làm cho đoạn văn mạch lạc.</p>
</div>
<div id="sub-question-4" class="box-question top20">
<div style="margin-bottom: 10px; clear: both;">
<p> </p>
</div>
<p><strong>Câu 3 (trang 48 SGK Ngữ văn 6 tập 1)</strong></p>
<p>Đọc đoạn văn sau:</p>
<p style="text-align: justify;"><em>Một hôm, cô út vừa mang cơm đến chân đồi thì nghe tiếng sáo véo von. Cô lấy làm lạ, rón rén bước lên, nấp sau bụi cây rình xem, thì thấy một chàng trai khôi ngô đang ngồi trên chiếc võng đào mắc vào hai cành cây, thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ. Có tiếng động, chàng trai biến mất, chỉ thấy Sọ Dừa nằm lăn lóc ở đấy. Nhiều lần như thế, cô gái biết Sọ Dừa không phải người phàm trần. Cô đem lòng yêu, có của ngon vật lạ đều giấu đem cho chàng.</em></p>
<p style="text-align: justify;">a. Tìm các từ láy trong đoạn văn trên.</p>
<p style="text-align: justify;">b. Chỉ ra tác dụng của việc sử dụng từ láy trong đoạn văn trên.</p>
<p><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p>a. Các từ láy trong đoạn văn: <em>véo von, rón rén.</em></p>
<p>b. Tác dụng: các từ láy có tác dụng miêu tả âm thanh, làm cho đoạn văn thêm sống động, hấp dẫn người đọc.</p>
</div>
<div id="sub-question-5" class="box-question top20">
<div style="margin-bottom: 10px; clear: both;">
<p> </p>
</div>
<p><strong>Câu 4 (trang 48 SGK Ngữ văn 6 tập 1)</strong></p>
<p>Đọc đoạn văn sau:</p>
<p style="text-align: justify;"><em>Viên quan sung sướng, vội vàng trở về tâu vua. Vua và các triều thần nghe nói mừng như mở cờ trong bụng. Quả nhiên con kiến càng đã xâu được sợi chỉ xuyên qua đường ruột ốc hộ cho nhà vua trước con mắt thán phục của sứ giả nước láng giềng.</em></p>
<p style="text-align: justify;">a. Tìm thành ngữ được sử dụng trong đoạn văn trên.</p>
<p>b. Nêu ý nghĩa của thành ngữ đó.</p>
<p><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p>a. Thành ngữ: <em>mở cờ trong bụng.</em></p>
<p>b. Ý nghĩa: thể hiện niềm vui sướng, vui mừng hạnh phúc.</p>
</div>
<div id="sub-question-6" class="box-question top20">
<p> </p>
<div style="margin-bottom: 10px; clear: both;">
<p><strong>Viết ngắn</strong></p>
</div>
<p style="text-align: justify;">Viết một đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) trình bày cảm nghĩ về một truyện cổ tích mà em yêu thích, trong đó sử dụng ba trạng ngữ.</p>
<p><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p style="text-align: justify;"> <strong> Sau khi học truyện Em bé thông minh</strong>, em rất ngưỡng mộ và khâm phục nhân vật em bé trong truyện. Em bé khoảng chừng bảy tám tuổi, con của một nhà nông dân bình thường nhưng rất mạnh dạn và nhanh trí. <strong>Những lúc nhà vua ra câu đố</strong>, tưởng chừng không ai trả lời được, nhưng em lại xử trí một cách nhanh gọn và khôn khéo vô cùng. Em bé đã giải được những câu đố oái oăm, hóc búa đầy bất ngờ của viên quan, nhà vua và xứ thần nước láng giềng khiến em rất khâm phục. <strong>Bằng câu hát hóm hỉnh</strong>, em bé đã giải được câu đố xâu sợi chỉ qua ruột con ốc vặn dài của sứ thần nước láng giềng làm cho các ông trạng, đại thần, nhà thông thái đều nghiêng mình ngưỡng mộ. Em mong mọi trẻ em đều thông minh, nhanh nhẹn để sau này có thể cống hiến cho nhân dân và nước nhà.</p>
<p><u>Chú thích:</u></p>
<p>Trạng ngữ là những phần được in đậm.</p>
<p style="text-align: right;"> </p>
</div>
<div id="end_sub_question_nav"></div>
</div>