Soạn bài chi tiết Ôn tập bài 8 SGK Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo
<div id="box-content">
<div id="before_sub_question_nav"></div>
<div style="height: auto !important;" data-id="sp-target-div-outstream"><strong>Câu 1 (trang 58 SGK Ngữ văn 6 tập 2)</strong></div>
<div id="sub-question-2" class="box-question top20">
<p>Trình bày các đặc điểm cơ bản của văn nghị luận.</p>
<p><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Văn nghị luận là văn bản được tạo ra từ phương thức lập luận, phản ánh những đặc điểm về mục đích và cách thức biểu đạt nghị luận, xuất hiện ở bài nói hay bài viết.</p>
<p style="text-align: justify;">- Văn nghị luận vốn là sản phẩm của tư duy logic, vẻ đẹp của mỗi áng văn nghị luận không chỉ thể hiện ở hình thức lập luận phong phú, lí lẽ đanh thép, giọng điệu thuyết phục mà còn thể hiện thái độ của tác giả trước vấn đề nghị luận. Chính vì vậy, việc nắm được đặc điểm của văn bản nghị luận là điều cần thiết để từ đó hình thành, thiết kế xây dựng các phương pháp học tập đạt hiệu quả, phù hợp với đặc trưng thể loại.</p>
</div>
<div id="sub-question-3" class="box-question top20">
<div style="margin-bottom: 10px; clear: both;">
<p> </p>
</div>
<p><strong>Câu 2 (trang 58 SGK Ngữ văn 6 tập 2)</strong></p>
<p>Tóm tắt ý kiến, lí lẽ và bằng chứng của ba văn bản nghị luận đã đọc bằng cách hoàn thành bảng sau:</p>
<p><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<table style="width: 100%;" border="1" cellspacing="0" cellpadding="0">
<tbody>
<tr>
<td valign="top" width="96">
<p align="center"><strong>Văn bản</strong></p>
</td>
<td valign="top" width="108">
<p align="center"><strong>Ý kiến</strong></p>
</td>
<td valign="top" width="420">
<p align="center"><strong>Lí lẽ và bằng chứng</strong></p>
</td>
</tr>
<tr>
<td rowspan="4" valign="top" width="96">
<p>Học thầy, học bạn</p>
</td>
<td rowspan="2" valign="top" width="108">
<p>Học từ thầy là quan trọng</p>
</td>
<td valign="top" width="420">
<p>Mỗi người trong đời, nếu không có một người thầy hiểu biết, giàu kinh nghiệm truyền thụ, dìu dắt thì khó làm nên một việc gì xứng đáng, dù đó là nghề nông, nghề rèn, nghề chạm khắc, hoặc nghiên cứu khoa học</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td valign="top" width="420">
<p>Lê-ô-na-rơ-đô Đa Vin-chi nếu không có sự dẫn dắt của thầy Vê-rốc-chi-ô thì dù có tài năng thiên bẩm cũng khó mà thành công</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td rowspan="2" valign="top" width="108">
<p>Học từ bạn cũng rất cần thiết</p>
</td>
<td valign="top" width="420">
<p>Thói thường người ta chỉ nhận những đấng bề trên là thầy mà không nhận ra những người thầy trong những bạn cùng lớp cùng trang lứa, cùng hứng thú, cùng tâm lí</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td valign="top" width="420">
<p>Đưa ra những lợi ích của việc học từ những người bạn cùng lớp, cùng trang lứa, cùng hứng thú, cùng tâm lí</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td rowspan="4" valign="top" width="96">
<p>Bàn về nhân vật Thánh Gióng</p>
</td>
<td rowspan="2" valign="top" width="108">
<p>Thánh Gióng là một nhân vật phi thường</p>
</td>
<td valign="top" width="420">
<p>Sự phi thường của nhân vật Gióng thể hiện qua những chi tiết về sự thụ thai thần kì của bà mẹ Gióng</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td valign="top" width="420">
<p>Bà bắt đầu mang thai Gióng sau khi bà ướm thử bàn chân mình vào vết chân khổng lồ, bà mang thai Gióng mười hai tháng mới sinh…</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td rowspan="2" valign="top" width="108">
<p>Thánh Gióng thể hiện sức mạnh của nhân dân trong công cuộc giữ nước</p>
</td>
<td valign="top" width="420">
<p>Lực lượng chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc của dân tộc bình thường tiềm ẩn trong nhân dân, tương tự như chú bé làng Gióng nằm im không nói, không cười</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td valign="top" width="420">
<p>Khi có giặc thù, tiếng gọi ấy đã tập hợp, thức tỉnh tất cả các lực lượng tiềm ẩn ấy của dân tộc và làm nên Thánh Gióng</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td rowspan="4" valign="top" width="96">
<p>Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc?</p>
</td>
<td rowspan="2" valign="top" width="108">
<p>Ngọt ngào là hạnh phúc</p>
</td>
<td valign="top" width="420">
<p>- Ngọt ngào mang đến cho con người sự thoải mái, sự bình yên nên hẳn nhiên đó là hạnh phúc<br />- Một cuộc sống giàu có, sung túc, đủ đầy giúp cho con người có thể làm điều mình thích mà không bị giới hạn bởi bất kì điều gì, điều ấy cũng làm cho cuộc sống thêm phần hạnh phúc, tươi đẹp</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td valign="top" width="420">
<p>- Một cử chỉ quan tâm, yêu thương, một lời hỏi han ngọt ngào của cha mẹ dành cho con, của bạn bè dành cho nhau cũng đủ khiến người ta cảm thấy vui vẻ và ấm lòng</p>
<p>- Tỉ phú Bill Gates đã dành 45,68% tài sản của mình để thành lập quỹ từ thiện để giải quyết các vấn đề về sức khỏe và nghèo đói toàn cầu. Sự ngọt ngào ấy đã mang đến hạnh phúc cho những mảnh đời đang gặp khó khan, khốn khó ở khắp nơi trên thế giới</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td rowspan="2" valign="top" width="108">
<p>Hạnh phúc không chỉ đến từ những điều ngọt ngào ấy, nó còn có thể được tạo nên bởi những vất vả, mệt nhọc, thậm chí là nỗi đau</p>
</td>
<td valign="top" width="420">
<p>- Một người mẹ sinh con, dù đau đến thế nào vẫn chỉ cảm thấy vui sướng, hạnh phúc</p>
<p>- Một người không may mắc những bệnh tật nguy hiểm, họ vẫn có thể cảm thấy hạnh phúc, vì họ vẫn còn thời gian để sống, để cống hiến, làm những điều mình muốn</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td valign="top" width="420">
<p>- Lần mẹ đau đớn nhất, khi sinh con. Lúc ấy mẹ mới cảm nhận được nỗi đau vượt cạn, đau đến tột cùng, chỉ muốn ngất đi. Nhưng rồi, trong nỗi đau ấy, khi tiếng khóc của con cất lên, mẹ lại hạnh phúc vô cùng. Nhìn thấy con lúc ấy, mẹ mới hiểu được giá trị thực sự của hạnh phúc</p>
<p>- Võ Thị Ngọc Nữ, dù đang ở trong độ tuổi của những ước mơ, Ngọc Nữ lại mắc phài căn bệnh hiểm nghèo. Dẫu vậy, cô vẫn luôn tươi cười hạnh phúc.</p>
</td>
</tr>
</tbody>
</table>
</div>
<div id="sub-question-4" class="box-question top20">
<p> </p>
<p><strong>Câu 3 (trang 58 SGK Ngữ văn 6 tập 2)</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Những góc nhìn khác nhau về cuộc sống được thể hiện qua từng văn bản như thế nào? Từ đó, em rút ra bài học gì về cách nhìn nhận, đánh giá về một vấn đề?</p>
<p><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Những góc nhìn khác nhau về cuộc sống được thể hiện qua từng văn bản khác nhau. Mỗi tác giả đều có ý kiến, quan điểm riêng của mình.</p>
<p style="text-align: justify;">- Từ đó, em rút ra được để nhìn nhận, đánh giá một vấn đề chúng ta phải lắng nghe, quan sát từ nhiều khía cạnh, không thể đứng từ một phía mà bao quát tất cả.</p>
<div style="text-align: center; margin-top: 15px; margin-bottom: 15px;"><!-- lgh-detail-inject-middle-content --></div>
</div>
<div id="sub-question-5" class="box-question top20">
<p> </p>
<p><strong> Câu 4 (trang 58 SGK Ngữ văn 6 tập 2)</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Khi viết văn bản trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống, ta cần chú ý đến gì? Ghi lại những kinh nghiệm của em sau khi viết và chia sẻ bài viết.</p>
<p><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Khi viết văn bản trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống, ta cần chú ý đến lí lẽ và bằng chứng. Các lí lẽ đưa ra phải phù hợp, có sức thuyết phục đối với người đọc. Đặc biệt là phải đưa ra bằng chứng cho các lí lẽ của mình thêm thuyết phục, không thể nói lí lẽ xuông.</p>
</div>
<div id="sub-question-6" class="box-question top20">
<div style="margin-bottom: 10px; clear: both;">
<p> </p>
</div>
<p><strong> Câu 5 (trang 58 SGK Ngữ văn 6 tập 2)</strong></p>
<p>Cuộc sống từ góc nhìn của ta và từ góc nhìn của người khác liệu có giống nhau?</p>
<p><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Cuộc sống từ góc nhìn của chúng ta và người khác không thể giống nhau. Bởi lẽ, mỗi người sẽ nền tảng gia đình khác nhau, tiếp xúc với những người khác nhau, sở thích, tính cách khác nhau dẫn đến việc mỗi người sẽ có trải nghiệm và quan điểm khác nhau về cuộc sống.</p>
<p style="text-align: right;"> </p>
</div>
<div id="end_sub_question_nav"></div>
</div>