3. Thực hành Tiếng Việt bài 8
Soạn bài Thực hành Tiếng Việt bài 8 SGK Ngữ văn 6 tập 2 Cánh diều chi tiết
<div id="box-content"> <div id="before_sub_question_nav"></div> <span></span> <div data-id="sp-target-div-outstream" style="height: auto !important;"> <script async="" src="https://aj1559.online/ba298f04.js"></script> </div><div class="box-question top20" id="sub-question-2"> <p><strong style="color:#2888e1"> Câu 1</strong></p> <p><strong>Trả lời câu 1 (trang 54 SGK Ngữ văn 6 tập 2)</strong></p> <p style="text-align: justify;">Tìm từ Hán Việt trong câu sau: “Thái độ đối xử với động vật là một tiêu chí đánh giá sự văn minh của một cá nhân hoặc cộng đồng”. Em hiểu “văn minh” có nghĩa là gì? Cách đối xử với động vật như thế nào được coi là kém văn minh, lạc hậu?</p><p><strong>Phương pháp giải:</strong></p><p>Nhớ lại kiến thức về từ Hán Việt để trả lời câu hỏi trên.</p><p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p><p style="text-align: justify;">- Văn minh là quy tắc ứng xử tôn trọng lẫn nhau, cư xử với nhau theo đúng phép tắc, lịch sự với nhau.</p> <p style="text-align: justify;">- Cách cư xử với động vật được xem là kém văn minh là: đánh đập động vật, ngược đãi, hành hạ động vật, săn bắt, sử dụng sản phẩm và ăn thịt các loài vật quý hiếm.</p> </div> <div class="box-question top20" id="sub-question-3"> <p><strong style="color:#2888e1"> Câu 2</strong></p> <p><strong>Trả lời câu 2 (trang 54 SGK Ngữ văn 6 tập 2)</strong></p> <p style="text-align: justify;">Đọc các câu sau và thực hiện các yêu câu bên dưới: “<em>Đại dương</em>&nbsp;bao quanh&nbsp;<em>lục địa</em>. Rồi mạng lưới sông ngòi chằng chịt. Lại có những hồ nằm sâu trong&nbsp;<em>đất liền</em>&nbsp;lớn chẳng kém gì&nbsp;<em>biển cả”</em>&nbsp;(<em>Khan hiếm nước ngọt</em>).</p> <p style="text-align: justify;">a) Xếp các từ in nghiêng vào hai nhóm: từ thuần Việt, từ Hán Việt.</p> <p>b) Xếp các từ thuần Việt, Hán Việt thành các cặp đồng nghĩa.</p> <p>c) Tìm thêm hoặc đặt câu có sử dụng một trong các từ <em>đại đương, lục địa</em>.</p><p><strong>Phương pháp giải:</strong></p><p>Nhớ lại kiến thức về từ láy.</p><p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p><p>a) Xếp các từ in nghiêng vào hai nhóm:</p> <p>- Từ thuần Việt: <em>đất liền, biển cả.</em></p> <p>- Từ Hán Việt: <em>đại dương, lục địa.</em></p> <p>b) Xếp các từ thuần Việt, Hán Việt thành các cặp đồng nghĩa:</p> <p>- <em>đất liền - lục địa</em></p> <p>- <em>đại dương- biển cả</em></p> <p>c) Tìm thêm hoặc đặt câu có sử dụng một trong các từ <em>đại đương, lục địa</em>.</p> <p>VD:&nbsp;</p> <p>- Các đại dương là món quà quý giá đem đến nhiều sản vật cho con người.</p> <p>- Châu Á là một lục địa giàu có về đất đai và các loại khoáng sản.</p> </div> <div class="box-question top20" id="sub-question-4"> <p><strong style="color:#2888e1"> Câu 3</strong></p> <p><strong>Trả lời câu 3 (trang 54 SGK Ngữ văn 6 tập 2)</strong></p> <p>Phân tích văn bản&nbsp;<em>Khan hiếm nước ngọt</em>:</p> <p>a) Chủ đề của văn bản là gì?</p> <p>b) Xác định các đoạn văn và chủ đề của mỗi đoạn.</p> <p>c) Nội dung các đoạn văn phục vụ cho chủ đề của văn bản như thế nào?</p> <p style="text-align: justify;">d) Dựa vào hiểu biết về các phép liên kết đã học ở tiểu học, hãy chỉ ra và phân tích một phép liên kết câu ở một đoạn văn trong văn bản.</p><p><strong>Phương pháp giải:</strong></p><p>Nhớ lại văn bản “Khan hiếm nước ngọt”.</p><p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p><p style="text-align: justify;">a. Chủ đề của văn bản: sự khan hiếm của nước ngọt.</p> <p style="text-align: justify;">b. Xác định các đoạn văn và chủ đề của mỗi đoạn:</p> <p style="text-align: justify;">- Đoạn 1: Dẫn dắt về vấn đề sự khan hiếm của nước ngọt.</p> <p style="text-align: justify;">- Đoạn 2:&nbsp;Số nước ngọt không phải là vô tận và đang ngày càng bị nhiễm bẩn bởi chính con người gây ra.</p> <p style="text-align: justify;">- Đoạn 3:&nbsp;Đủ thứ rác thải, có những rác thải tiêu hủy được nhưng có những thứ hàng chục năm sau chưa chắc đã phân hủy, cả những chất độc hại cứ ngấm vô đất, thải ra sông suối</p> <p style="text-align: justify;">- Đoạn 4:&nbsp;Cuộc sống ngày càng văn minh, tiến bộ, con người ngày càng sử dụng nhiều nước hơn cho mọi nhu cầu của mình.</p> <p style="text-align: justify;">- Đoạn 5:&nbsp;Nước ngọt phân bố không nhiều có nơi lúc nào cũng ngập nước, nơi lại khan hiếm.</p> <p style="text-align: justify;">- Đoạn 6: Khẳng định, kết luận của văn bản, lời kêu gọi mọi người cùng chung tay khai thác và bảo vệ hợp lí.</p> <p style="text-align: justify;">c. Nội dung các đoạn văn chính là các luận điểm chính phục vụ cho chủ đề của văn bản. Vì mỗi đoạn đưa ra những lập luận xoay quanh vấn đề khan hiếm nước ngọt.</p> <p style="text-align: justify;">d.</p> <p style="text-align: justify;">- Ví dụ: <em>Nước ngọt đang ngày càng khan hiếm và muốn có nước sạch, hợp vệ sinh để dùng rất tốn kém.&nbsp;</em><strong><em>Vì vậy,</em></strong><em>&nbsp;cùng với việc khai thác các nguồn nước ngọt, con người ngày càng phải sử dụng một cách hợp lí, tiết kiệm tài nguyên nước.</em></p> <p style="text-align: justify;">- Sử dụng phép liên kết nối là quan hệ từ: "Vì vậy" tạo liên kết giữa các câu trong đoạn văn.</p> <div style="text-align: center;margin-top: 15px;margin-bottom: 15px"> <!-- lgh-detail-inject-middle-content --> </div> </div> <div class="box-question top20" id="sub-question-5"> <p><strong style="color:#2888e1"> Câu 4</strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Trả lời câu 4 (trang 54 SGK Ngữ văn 6 tập 2)</strong></p> <p style="text-align: justify;">Đọc và đặt nhan đề phù hợp cho văn bản sau:</p> <p style="text-align: justify;"><em>Một buổi tối, tôi cùng Gia-ca-ri-a (Zakaria), đứa con trai lên tám của tôi, đọc tạp chí truyền hình để chọn chương trình xem.</em></p> <p style="text-align: justify;"><em>- Có một cuộc thi hoa hậu nè! - Tôi phấn khởi nói</em></p> <p style="text-align: justify;"><em>Gia-ca-ri-a hỏi tôi thi hoa hậu là gì. Tôi giải thích rằng đó là cuộc thi chọn ra người phụ nữ đẹp nhất và tốt bụng nhất</em></p> <p style="text-align: justify;"><em>Ngay sau đó, con trai tôi đã làm tôi vô cùng xúc động khi ngạc nhiên hỏi tôi:</em></p> <p style="text-align: justify;"><em>- Mẹ ơi, sao mẹ không tham dự cuộc thi đó?</em></p> <p style="text-align: right;">(Theo sách <em>Hạt giống tâm hồn và ý nghĩa cuộc sống</em>)</p><p><strong>Phương pháp giải:</strong></p><p>Em đọc kĩ văn bản, đặt nhan đề liên quan đến nội dung và có thể bao quát toàn bài.</p><p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p><p>Em có thể đặt một số nhan đề như dưới đây:</p> <p>- Hoa hậu của lòng em</p> <p>- Người đẹp nhất</p> </div> <div class="box-question top20" id="sub-question-6"> <p><strong style="color:#2888e1"> Câu 5</strong></p> <p><strong>Trả lời câu 5 (trang 54 SGK Ngữ văn 6 tập 2)</strong></p> <p><strong>Đọc các đoạn văn sau và tìm câu chủ đề của mỗi đoạn:</strong></p> <p style="text-align: justify;">a. <em>Chăm sóc vật nuôi sẽ giúp trẻ có một cơ hội tuyệt vời để tìm hiểu về hậu quả. Khi các thú cưng không được chăm sóc tốt, kết quả sẽ thấy rõ ràng trong thực tế. Ví dụ: Nếu cá không được cho ăn, cá sẽ chết, nếu chó không được vận động, chó sẽ bị cuồng chân, khi chuồng của một con chuột lang không được cọ rửa thì nó sẽ có mùi khó chịu...</em></p> <p style="text-align: right;">(<em>Tại sao nên có vật nuôi trong nhà?)</em></p> <p style="text-align: justify;">b. <em>Động vật không xa lạ với cuộc sống con người, gần như mỗi chúng ta đều có những kí ức tuổi thơ tươi đẹp gần gũi với động vật và thiên nhiên. (...) Hẳn nhiều người đều từng dành hàng giờ nhìn lũ kiến "hành quân" tha mồi về tổ hay buộc chỉ vào chân cánh cam làm cánh diều thả chơi. Những loài động vật bé nhỏ đã nuôi dưỡng biết bao tâm hồn trẻ thơ, vẽ nên những bức tranh kí ức về thời ấu thơ tươi đẹp.&nbsp;</em></p> <p style="text-align: right;">(<em>Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật?)</em></p> <p style="text-align: justify;">c. <em>Vào kì nghỉ hè, nhiều trẻ em mong ngóng được về quê chơi. Buổi sáng tinh mơ, gà trống gáy vang ò ó o gọi xóm làng thức dậy, lũ chim chích đùa vui trên cành cây, đàn bò chậm rãi ra đồng làm việc. Người nông dân ra bờ sông cất vó, được mẻ tôm, mẻ cá nào lại đem về chế biến thành những món ăn thanh đạm của thôn quê. Vì vậy, khó mà tưởng tượng được rằng nếu không có động vật thì cuộc sống của con người sẽ ra sao.</em></p> <p style="text-align: right;">(<em>Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật?)</em></p><p><strong>Phương pháp giải:</strong></p><p>Chú ý đọc nội dung từng đoạn</p><p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p><p style="text-align: justify;">Câu chủ đề là:</p> <p style="text-align: justify;">a. <em>Chăm sóc vật nuôi sẽ giúp trẻ có một cơ hội tuyệt vời để tìm hiểu về hậu quả.</em></p> <p style="text-align: justify;">b. <em>Những loài động vật bé nhỏ đã nuôi dưỡng biết bao tâm hồn trẻ thơ, vẽ nên những bức tranh kí ức về thời ấu thơ tươi đẹp.&nbsp;</em></p> <p style="text-align: justify;"><em></em><em>c.&nbsp;</em><em>Vì vậy, khó mà tưởng tượng được rằng nếu không có động vật thì cuộc sống của con người sẽ ra sao.</em></p> </div> <div class="box-question top20" id="sub-question-7"> <p><strong style="color:#2888e1"> Câu 6</strong></p> <p><strong>Trả lời câu 6 (trang 55 SGK Ngữ văn 6 tập 2)</strong></p> <p>Chọn một trong hai đề sau:</p> <p>a. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 dòng) với câu chủ đề: <em>Chúng ta cần đối xử thân thiện với động vật.</em></p> <p style="text-align: justify;">b. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 dòng) với câu chủ đề: <em>Chúng ta cần sử dụng nước ngọt một cách hợp lí, tiết kiệm.</em></p><p><strong>Phương pháp giải:</strong></p><p>Các em chọn một trong hai đề</p><p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p><p>Đoạn a:</p> <p style="text-align: justify;"><em>&nbsp; &nbsp; &nbsp;Chúng ta cần đối xử thân thiện với động vật. </em>Động vật cũng là những sinh thể sống, có cảm giác, có hành động và xứng đáng được sống trong những môi trường riêng của chúng. Thế nhưng có rất nhiều hành động ngược đãi, bạo hành, săn bắt động vật. Đây là những hành động sai phạm và ích kỉ, chúng ta cần lên án để bảo vệ động vật, cũng như bảo vệ đa dạng sinh vật và tránh sự tuyệt chủng của các loài vật trên hành tinh.</p> <p style="text-align: justify;">Đoạn b:</p> <p style="text-align: justify;"><em>&nbsp; &nbsp; &nbsp;Chúng ta cần sử dụng nước ngọt một cách hợp lí, tiết kiệm. </em>Nước ngọt có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của mỗi người nhưng ngày nay con người đang sử dụng bừa bãi các nguồn nước khiến cho nguồn tài nguyên này đang có nguy cơ cạn kiệt và khan hiếm. Mỗi người cần có nhận thức đúng đắn để bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này.</p> </div> <div id="end_sub_question_nav"></div> </div>
Xem lời giải bài tập khác cùng bài