Soạn bài Thực hành Tiếng Việt bài 3 SGK Ngữ văn 6 Tập 1 Bộ Cánh Diều
<div id="box-content">
<div id="before_sub_question_nav"></div>
<div style="height: auto !important;" data-id="sp-target-div-outstream"><strong>Câu 1 (trang 59 SGK Ngữ văn 6 tập 1): </strong>Xác định ý nghĩa của các từ <strong>chân</strong>, <strong>chạy </strong>trong mỗi trường hợp dưới đây:</div>
<div id="sub-question-2" class="box-question top20">
<p><strong>Chân:</strong></p>
<p>a. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi và khi trèo lên xe, tôi ríu cả <strong>chân</strong> lại.</p>
<p style="text-align: right;">(Nguyên Hồng)</p>
<p>b. </p>
<p style="text-align: center;">Dù ai nói ngả nói nghiêng</p>
<p style="text-align: center;">Lòng ta vẫn vững như kiềng ba <strong>chân</strong></p>
<p style="text-align: right;">(Ca dao)</p>
<p>c. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến <strong>chân</strong> núi Sóc.</p>
<p style="text-align: right;">(Thánh Gióng)</p>
<p><strong>Chạy:</strong></p>
<p>a. Thằng Khìn <strong>chạy</strong> lon ton quanh sân... (Cao Duy Sơn)</p>
<p>b. Xe <strong>chạy</strong> chậm chậm (Nguyên Hồng)</p>
<p>c. Vào Thanh Hóa đi tao <strong>chạy</strong> cho tiền tàu (Nguyên Hồng)</p>
<p>d. Bãi cát trắng phau, <strong>chạy</strong> dài hàng mấy nghìn thước (Mộng Tuyết)</p>
<p><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p><strong>Chân:</strong></p>
<p>a. Bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật, dùng để nâng đỡ cơ thể, đi, đứng, chạy, nhảy.</p>
<p>b. Phần dưới cùng, phần gốc và nâng đỡ của một vật.</p>
<p>c. Phần dưới cùng của một ngọn núi, tiếp giáp mặt đất, nâng đỡ cả ngọn núi.</p>
<p><strong>Chạy</strong></p>
<p>a. Là động từ chỉ tốc độ đi của con người, đi nhanh quá là chạy. </p>
<p>b. Là hoạt động một phương tiện đang di chuyển tới nơi khác trên một bề mặt.</p>
<p>c. Khẩn trương lo liệu để mau chóng có được, đạt được cái đang cần, đang muốn.</p>
<p>d. Trải dài, kéo dài, nằm trải ra thành dải dài.</p>
</div>
<div id="sub-question-3" class="box-question top20">
<p> </p>
<p><strong>Câu 2 (trang 59 SGK Ngữ văn 6 tập 1): </strong>Tìm thêm ba từ chỉ bộ phận cơ thể người và kể ra một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của chúng (sang nghĩa chỉ bộ phận của vật).</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Mũi:</strong> mũi dao, mũi súng, mũi đất, mũi quân, mũi thuyền,...</p>
<p><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p>- Mắt: mắt na, mắt dứa, mắt võng, mắt cây, mắt lưới….</p>
<p>- Chân: chân ghế, chân bàn, chân tường, chân trời, chân mây…</p>
<p>- Cổ: cổ chai, cổ lọ, cổ áo,…</p>
</div>
<div id="sub-question-4" class="box-question top20">
<p> </p>
<p><strong>Câu 3 (trang 59 SGK Ngữ văn 6 tập 1): </strong>Tìm từ đa nghĩa, từ đồng âm trong những câu dưới đây:</p>
<p><strong>a. Chín:</strong></p>
<p style="text-align: center;"><em>"Quýt nhà ai <strong>chín</strong> đỏ cây</em></p>
<p style="text-align: center;"><em>Hỡi em đi học hây hây má tròn"</em></p>
<p style="text-align: center;"> (Tố Hữu)</p>
<p style="text-align: center;"><em>"Một nghề cho <strong>chín</strong> còn hơn <strong>chín</strong> nghề"</em></p>
<p style="text-align: center;"> (Tục ngữ)</p>
<p><strong>b. Cắt:</strong></p>
<p>+ Nhanh như <strong>cắt</strong>, rùa há miệng, đớp lấy thanh gươm rồi lặn xuống nước</p>
<p><span style="text-align: center;">+ </span><em>Việc làm khắp chốn cùng nơi</em></p>
<p style="text-align: center;"><em> Giục đi <strong>cắt</strong> cỏ, vai tôi đã mòn</em></p>
<p>+ Bài viết bị <strong>cắt</strong> một đoạn.</p>
<p style="text-align: right;">(Dẫn theo Hoàng Phê)</p>
<p>+ Chúng <strong>cắt</strong> lượt nhau suốt ngày vào cà khịa làm Trũi không chịu được </p>
<p style="text-align: right;">(Tô Hoài)</p>
<p><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p>a. Từ <em>chín</em> trong các câu trên là từ đa nghĩa: </p>
<p>+ Chín đỏ cây: chỉ quả từ xanh đã chuyển sang chín, có thể thu hoạch được.</p>
<p>+ Một nghề cho <em>chín</em> còn hơn <em>chín</em> nghề: chín ở đây nghĩa là giỏi, thành thạo.</p>
<p>b. Từ <em>cắt</em> trong các câu dưới đây là từ đồng âm:</p>
<p>+ Nhanh như cắt: chỉ một loại chim tên cắt, bay rất nhanh.</p>
<p>+ cắt cỏ: làm cho đứt bằng vật sắc.</p>
<p>+ cắt một đoạn: lược bỏ, bỏ đi, thu gọn.</p>
<p>+ cắt lượt: chen ngang, thay phiên nhau làm gì đó.</p>
<div style="text-align: center; margin-top: 15px; margin-bottom: 15px;"><!-- lgh-detail-inject-middle-content --></div>
</div>
<div id="sub-question-5" class="box-question top20">
<p> </p>
<p><strong>Câu 4 (trang 60 SGK Ngữ văn 6 tập 1): </strong>Tìm các từ mượn trong những câu dưới đây. Đối chiếu với nguyên dạng trong tiếng Pháp, tiếng Anh để biết nguồn gốc của những từ đó.</p>
<p>- Từ tiếng Pháp: <em>automobile, tournevis, carton, sou, kespi, cable,...</em></p>
<p>- Từ tiếng Anh: <em>TV (television), cent,....</em></p>
<p>a. <em>Đó là lần đầu tiên tôi thấy ô tô</em> </p>
<p style="text-align: right;">(Hon-da Sô-i-chi-rô)</p>
<p style="text-align: justify;">b. <em>Chọn lúc cả nhà không ai để ý, tôi lén lấy 2 xu để làm tiền lộ phí.</em></p>
<p style="text-align: right;">(Hon-da Sô-i-chi-rô)</p>
<p style="text-align: justify;">c. <em>Lúc đó tôi vô cùng cảm phục những chú thợ điện với túi đồ nghề gồm kìm, tuốc nơ vít cột ngang lưng trèo lên cột điện nối dây cáp.</em></p>
<p style="text-align: right;">(Hon-da Sô-i-chi-rô)</p>
<p style="text-align: justify;">d. <em>Khi tôi đọc sách, mọi thông tin đầu tôi rất chậm, nhưng khi xem ti vi bằng tai và mắt thì tôi cảm nhận mọi việc nhạy bén hơn nhiều.</em></p>
<p style="text-align: right;">(Hon-da Sô-i-chi-rô)</p>
<p style="text-align: justify;">e. <em>Tôi khẩn khoản xin cha mua cho tôi một chiếc mũ kết và tự tay tôi làm một cặp kính đeo mắt của phi công bằng bìa các tông.</em></p>
<p style="text-align: right;">(Hon-da Sô-i-chi-rô)</p>
<p><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p>Các từ mượn:</p>
<table style="width: 100%;" border="1" cellspacing="0" cellpadding="0">
<tbody>
<tr>
<td valign="top" width="48">
<p align="center"><strong>Câu</strong></p>
</td>
<td valign="top" width="186">
<p align="center"><strong>Từ mượn</strong></p>
</td>
<td valign="top" width="198">
<p align="center"><strong>Nước</strong></p>
</td>
<td valign="top" width="192">
<p align="center"><strong>Từ nguyên dạng</strong></p>
</td>
</tr>
<tr>
<td valign="top" width="48">
<p>a</p>
</td>
<td valign="top" width="186">
<p>Ô tô</p>
</td>
<td valign="top" width="198">
<p>Pháp</p>
</td>
<td valign="top" width="192">
<p>Automobile</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td valign="top" width="48">
<p>b</p>
</td>
<td valign="top" width="186">
<p>Xu</p>
</td>
<td valign="top" width="198">
<p>Pháp</p>
</td>
<td valign="top" width="192">
<p>Sou</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td valign="top" width="48">
<p>c</p>
</td>
<td valign="top" width="186">
<p>Tuốc nơ vít</p>
</td>
<td valign="top" width="198">
<p>Pháp</p>
</td>
<td valign="top" width="192">
<p>Tournevis</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td valign="top" width="48">
<p>d</p>
</td>
<td valign="top" width="186">
<p>Ti vi</p>
</td>
<td valign="top" width="198">
<p>Anh</p>
</td>
<td valign="top" width="192">
<p>Television</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td valign="top" width="48">
<p>e</p>
</td>
<td valign="top" width="186">
<p>Các tông</p>
</td>
<td valign="top" width="198">
<p>Pháp</p>
</td>
<td valign="top" width="192">
<p>carton</p>
</td>
</tr>
</tbody>
</table>
</div>
<div id="sub-question-6" class="box-question top20">
<p> </p>
<p><strong>Câu 5 (trang 60 SGK Ngữ văn 6 tập 1): </strong>Theo em có thể thay thế các từ mượn trong những câu ở bài tập 4 bằng các từ gốc Việt không? Vì sao?</p>
<p><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Theo em là không thể thay thế các từ mượn trong những câu ở bài tập 4 bằng các từ gốc Việt bởi vì:</p>
<p style="text-align: justify;">- Ngôn ngữ gốc Việt không có đủ vốn từ vựng để định nghĩa cho tất cả các khái niệm và tiêu biểu là những ví dụ trên.</p>
<p style="text-align: justify;">- Việc chuyển ngữ từ vựng từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác là xu thế tất yếu trong quá trình hội nhập của một nền văn hóa.</p>
</div>
<div id="sub-question-7" class="box-question top20">
<p> </p>
<p><strong>Câu 6 (trang 60 SGK Ngữ văn 6 tập 1): </strong>Đọc văn bản dưới đây và viết một đoạn văn ngắn khoảng 4-5 dòng cho biết: <em>Theo tác giả: khái niệm ngọt trong tiếng Việt đã được nhận thức qua những giác quan nào?</em></p>
<p><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p><em>Ngọt</em> được cảm nhận qua năm giác quan:</p>
<p>- Ngọt từ đầu lưỡi (<strong>vị giác</strong>) khi nếm thử vị thơm ngọt cửa những trái thơm, quả chín;</p>
<p>- Ngọt được cảm nhận bằng khứu giác: mùi thơm ngọt của trái cây;</p>
<p>- Ngọt cảm nhận qua <strong>thị giác</strong> khi vào những ngày xuân ta có thể cảm nhận được cái nắng vàng ngọt;</p>
<p>- Ngọt từ <strong>thính giác</strong> khi nghe tiếng đàn ngọt hát hay, ngọt giọng;</p>
<p>- Không những thế ta còn có thể phối hợp <strong>cảm giác</strong> để nhận thấy dao bén ngọt, cắt cho ngọt tay.</p>
<p>=> Nghĩa của <em>ngọt</em> lúc này đây đã khác hoàn toàn với cái ngọt vị đường ban đầu.</p>
<p style="text-align: right;"> </p>
</div>
<div id="end_sub_question_nav"></div>
</div>