Soạn bài Tổng kết phần Tiếng Việt hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (chi tiết)
<div id="box-content">
<div style="margin-bottom:10px;clear: both">
<p><strong class="content_question"></strong></p>
</div>
<div id="before_sub_question_nav"></div>
<span></span>
<div data-id="sp-target-div-outstream" style="height: auto !important;">
<script async="" src="https://aj1559.online/ba298f04.js"></script>
</div>
<div style="margin-top: 10px;"><p>Soạn bài <em>Tổng kết phần Tiếng Việt hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ </em></p></div> <div class="box-question top20" id="sub-question-1">
<p><strong style="color:#2888e1"> PHẦN I</strong></p>
<div style="margin-bottom:10px;clear: both"><p><strong class="content_question"></strong></p></div><p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p><p style="text-align: justify;"><strong>NỘI DUNG KIẾN THỨC CƠ BẢN:</strong></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>1. Giao tiếp là gì?</strong></p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">Giao tiếp là hoạt động trao đổi bằng thông tin của con người, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ, nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức hành động, tình cảm.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>2. Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ?</strong></p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;"> Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là hoạt động bao gồm 2 quá trình: quá trình tạo lập văn bản do người nói hay người viết thực hiện, quá trình lĩnh hội văn bản do người nghe hay người đọc thực hiện. Hai quá trình này có thế diễn ra đồng thời tại cùng một địa điểm (hội thoại), cũng có thể ở các thời điểm và khoảng không gian cách biệt (qua bài viết).</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>3. Phân biệt ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Trong hoạt động giao tiếp, ngôn ngữ được sử dụng ở 2 dạng nói và viết. Hai dạng đó có sự khác biệt:</p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;" align="left">- Về điều kiện để tạo lập và lĩnh hội văn bản</p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;" align="left">- Về đường kênh giao tiếp</p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">- Về loại tín hiệu (âm thanh hay chữ viết).</p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">- Về các phương tiện phụ trợ (ngữ điệu, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ đối với ngôn ngữ nói và dấu câu, các kí hiệu văn tự, mô hình bảng biểu đối với ngôn ngữ viết)</p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">- Về cách dùng từ, đặt câu và tổ chức văn bản.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>4. Ngữ cảnh</strong></p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">Hoạt động giao tiếp luôn diễn ra trong ngữ cảnh nhất định.</p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">- Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng ngôn ngữ và tạo lập văn bản đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội thấu đáo văn bản.</p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">- Ngữ cảnh bao gồm các nhân tố: nhân vật giao tiếp, bối cảnh rộng (bối cảnh văn hóa), bối cảnh hẹp (bối cảnh tình huống, hiện thực được đề cập đến và văn cảnh).</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>5. Nhân vật giao tiếp </strong></p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">- Nhân vật giao tiếp là nhân tố quan trọng nhất trong ngữ cảnh. Các nhân vật giao tiếp đều phải có năng lực tạo lập và năng lực lĩnh hội văn bản. Trong giao tiếp ở dạng nói, họ thường đổi vai cho nhau hay luân phiên lượt lời.</p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">- Các nhân vật giao tiếp có những đặc điểm và phương diện: vị thế xã hội, quan hệ thân sơ, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, tầng lớp xã hội, vốn sống, văn hóa. Những đặc điểm đó luôn chi phối nội dung và cách thức giao tiếp bằng ngôn ngữ.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>6. Ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội và lời nói là sản phẩm của cá nhân</strong></p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">Khi giao tiếp, các nhân vật giao tiếp sử dụng ngôn ngữ chung của xã hội để tạo ra lời nói - những sản phẩm cụ thể của cá nhân. Trong hoạt động đó, các nhân vật giao tiếp vừa sử dụng những yếu tố của hệ thống ngôn ngữ chung và tuân thủ theo quy tắc, chuẩn mực chung, đồng thời biểu lộ những nét riêng trong năng lực ngôn ngữ của cá nhân. Cá nhân sử dụng tài sản chung đồng thời làm giàu thêm cho tài sản ấy</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>7. Nghĩa của câu</strong></p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">Trong hoạt động giao tiếp, mỗi câu đều có nghĩa.</p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">- Nghĩa của câu là nội dung mà câu diễn đạt.</p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">- Mỗi câu thường có hai thành phần nghĩa: Nghĩa sự việc và nghĩa tình thái, nghĩa sự việc ứng với sự việc mà câu đề cập đến, nghĩa tình thái thể hiện thái độ, tình cảm, sự nhìn nhận, đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>8. Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt</strong></p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, các nhân vật giao tiếp cần có ý thức, thói quen và kỹ năng giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt:</p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">- Mỗi cá nhân cần nắm vững các chuẩn mực ngôn ngữ, sử dụng ngôn ngữ đúng chuẩn mực.</p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">- Vận dụng linh hoạt, sáng tạo ngôn ngữ theo các phương thức chung.</p>
<p style="text-align: justify;">Khi cần thiết có thể tiếp nhận những yếu tố tích cực của các ngôn ngữ khác, tuy nhiên cần chống lạm dụng tiếng nước ngoài.</p> <div style="text-align: center;margin-top: 15px;margin-bottom: 15px">
<!-- lgh-detail-inject-middle-content -->
</div>
</div>
<div class="box-question top20" id="sub-question-2">
<p><strong style="color:#2888e1"> LUYỆN TẬP</strong></p>
<div style="margin-bottom:10px;clear: both"><p><strong class="content_question"></strong></p></div><p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p><p style="text-align: justify;"><strong>Câu 1 (trang 181 SGK Ngữ văn 12 tập 2)</strong></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Đọc đoạn trích truyện ngắn <em>Lão Hạc</em> (SGK, trang 180). Phân tích sự đổi vai và luân phiên lượt lời của hoạt động giao tiếp trong đoạn trích. Những đặc điểm của hoạt động giao tiếp ở dạng ngôn ngữ nói thể hiện qua những chi tiết nào? (lời nhân vật và lời tác giả).</strong></p>
<div class="Section1" style="text-align: justify;">
<p><strong>Trả lời:</strong></p>
<p>- Tham khảo sơ đồ biểu diễn sự đổi vai và luân phiên lượt lời trong hoạt động giao tiếp giữa lão Hạc và ông giáo</p>
<table border="1" cellspacing="0" cellpadding="0">
<tbody>
<tr>
<td valign="top" width="272">
<p class="Bodytext0" align="center">Lão Hạc (nói)</p>
</td>
<td valign="top" width="212">
<p class="Bodytext0" align="center">Ông giáo (nói)</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td valign="top" width="272">
<p class="Bodytext0" align="left">- Cậu vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!</p>
<p class="Bodytext0" align="left">- Bán rồi! Họ vừa bắt xong</p>
<p class="Bodytext0" align="left">Khốn nạn... Nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó</p>
<p class="Bodytext0" align="left">- Ông giáo nói phải. Như kiếp tôi chẳng hạn</p>
<p class="Bodytext0" align="left">- Thế thì ..kiếp gì cho thật sung sướng</p>
</td>
<td valign="top" width="212">
<p class="Bodytext0" align="left">- Cụ bán rồi?</p>
<p class="Bodytext0" align="left">- Thế nó cho bắt à?</p>
<p class="Bodytext0" align="left"> </p>
<p class="Bodytext0" align="left">- Cụ cứ tưởng thế... để cho nó làm kiếp khác</p>
<p class="Bodytext0" align="left">- Kiếp ai cũng thế thôi... Hơn chăng</p>
</td>
</tr>
</tbody>
</table>
<div> </div>
<p class="Bodytext0">- Những chi tiết thể hiện đặc điểm hoạt động giao tiếp ở dạng ngôn ngữ nói:</p>
<p class="Bodytext0">+ Hai nhân vật lão Hạc và ông giáo luân phiên đổi lượt lời. Lão Hạc là người nói trước và kết thúc sau nên số lượng nói của lão là 5. Còn số lượng nói của ông giáo là 4. Vì tức thời nên có lúc ông giáo chưa biết nói gì, chi "hỏi cho cho có chuyện" (Thế nó cho bắt à?)</p>
<p class="Bodytext0">+ Đoạn trích rất đa dạng về ngữ điệu: ban đầu lão Hạc nói với giọng thông báo (Cậu vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!) tiếp đến là giọng than thở, đau khổ, có lúc ngẹn lời (Khốn nạn...Ông giáo ơi!) cuối cùng thì giọng đầy chua chát (thì ra tôi già bằng này... một con chó). Lúc đầu, ông giáo hỏi với giọng ngạc nhiên (Cụ bán rồi?) tiếp theo là giọng vỗ về an ủi và cuối cùng là giọng bùi ngùi.</p>
<p class="Bodytext0">+ Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ nói ở đoạn trích trên, nhân vật giao tiếp còn sử dụng các phương tiện hỗ trợ, nhất là nhân vật lão Hạc: lão "cười như mếu", "mặt lão đột nhiên co rúm lại", "những nếp nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra"...</p>
<p class="Bodytext0">+ Từ ngữ dùng trong đoạn trích khá đa dạng, nhất là những từ mang tính khẩu ngữ, những từ đưa đẩy, chêm xen (Đi đời rồi, à, ừ, khốn nạn, chả hiểu gì đâu, thì ra...).</p>
<p class="Bodytext0">+ Về câu, một mặt đoạn trích dùng những câu tỉnh lược (Bán rồi! Khốn nạn... Ông giáo ơi). Mặt khác nhiều câu lại có yếu tố dư thừa, trùng lặp (Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Thì ra tôi bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó...)</p>
<p class="Bodytext60"><strong>Câu 2 (trang 181 SGK Ngữ văn 12 tập 2)</strong></p>
<p class="Bodytext60"><strong>Các nhân vật giao tiếp có vị thế xã hội, quan hệ thân sơ và những đặc điểm gì riêng biệt? Phân tích sự chi phối của những điều đó đến nội dung và cách thức nói trong lượt lời nói đầu tiên của Lão Hạc.</strong></p>
<p class="Bodytext60"><strong>Trả lời:</strong></p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">Các nhân vật giao tiếp có vị thế xã hội, quan hệ thân sơ và những đặc điểm riêng biệt chi phối đến nội dung và cách thức giao tiếp:</p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">- Lão Hạc là một lão nông nghèo khổ, cô đơn, vợ chết, anh con trai bỏ đi làm ăn xa. Lão Hạc chỉ có cậu Vàng là "người thân" duy nhất.</p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;" align="left">Ông giáo là một trí thức nghèo sống ở nông thôn. Hoàn cảnh của ông giáo cũng hết sức bi đát.</p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;" align="left">- Quan hệ thân sơ: quan hệ giữa ông giáo và lão Hạc là quan hệ hàng xóm, láng giềng. Lão Hạc có việc gì cũng tâm sự, hỏi ý kiến ông giáo.</p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">- Những điều nói trên chi phối đến nội dung và cách thức nói của nhân vật. Trong đoạn trích, ở lời thoại thứ nhất của lão Hạc ta thấy rất rõ:</p>
<p style="text-align: justify;">+ Nội dung của lời thoại: Lão Hạc thông báo với ông giáo về việc bán cậu Vàng.</p>
</div>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">+ Cách thức nói của lão Hạc: "nói ngay", nói ngắn gọn, thông báo trước rồi mới hô gọi (Ông giáo ạ!)</p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">+ Sắc thái lời nói: đối với sự việc bán con chó, lão Hạc vừa buồn vừa đau (gọi con chó là cậu Vàng, coi việc bán là giết nó: "đi đời rồi"). Đối với ông giáo, lão Hạc tỏ ra rất kính trọng vì mặc dù ông giáo ít tuổi hơn nhưng có vị thế hơn, hiểu biết hơn (gọi là "ông" và đệm từ "ạ" ở cuối).</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Câu 3 (trang 181 SGK Ngữ văn 12 tập 2)</strong></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Phân tích nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong câu: "Bây giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!"</strong></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Trả lời:</strong></p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">- Nghĩa sự việc: thông báo việc con chó biết nó chết (cu cậu mới biết là cu cậu chết). </p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">- Nghĩa tình thái:</p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">+ Người nói rất yêu quý con chó (gọi nó là "cu cậu")</p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">+ Sự đau xót, dằn vặt của lão Hạc về cái chết của con chó. Bởi vậy, lời nói nghẹn ngào như một tiếng khóc.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Câu 4 (trang 181 SGK Ngữ văn 12 tập 2)</strong></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Trong đoạn trích có hoạt động giao tiếp ở dạng nói giữa hai nhân vật đồng thời khi người đọc đọc đoạn trích lại có một hoạt động giao tiếp nữa giữa họ và nhà văn Nam Cao. Hãy chỉ ra sự khác biệt giữa hai hoạt động giao tiếp đó.</strong></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Trả lời:</strong></p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">- Trong đoạn trích có hoạt động giao tiếp ở dạng nói giữa hai nhân vật, đồng thời khi người đọc đọc đoạn trích lại có một hoạt động giao tiếp nữa, đó là giữa người đọc và nhà văn Nam Cao. Điều đó thể hiện:</p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">+ Hoạt động giao tiếp ở dạng nói giữa hai nhân vật là hoạt động giao tiếp trực tiếp có sự luân phiên đối vai lượt lời, có sự hỗ trợ bởi ngữ điệu, cử chỉ, ánh mắt... Có gì chưa biết, chưa hiểu, hai nhân vật có thể trao đổi qua lại.</p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">+ Hoạt động giao tiếp giữa nhà văn Nam Cao và bạn đọc là hoạt động giao tiếp gián tiếp (dạng viết). Nhà văn tạo lập văn bản ở thời điểm và không gian cách biệt với người đọc. Vì vậy, có những điều nhà văn muốn thông báo gửi gắm không được người đọc lĩnh hội hết. Ngược lại, có những điều người đọc lĩnh hội nằm ngoài ý định tạo lập của nhà văn.</p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: right;"><strong></strong></p> </div>
<div id="end_sub_question_nav"></div>
</div>