Tây Tiến - Quang Dũng
Soạn bài Tây Tiến (chi tiết)
<div id="box-content"> <div id="before_sub_question_nav"></div> <span></span> <div data-id="sp-target-div-outstream" style="height: auto !important;"> <script async="" src="https://aj1559.online/ba298f04.js"></script> </div><div class="box-question top20" id="sub-question-1"> <p><strong style="color:#2888e1"> Câu 1</strong></p> <div style="margin-bottom:10px;clear: both"><p><strong class="content_question"></strong></p></div><div class="Section1"> <p class="Bodytext40" style="text-align: justify;"><strong>Câu 1 (trang 90 SGK Ngữ văn 12 tập 1)</strong></p> <p class="Bodytext40" style="text-align: justify;">Theo văn bản, bài thơ chia thành 4 đoạn. Nêu ý chính của mỗi đoạn và chỉ ra mạch liên kết giữa các đoạn?</p> </div><p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p><p class="Bodytext0" style="text-align: justify;"><strong>Bố cục: </strong>4 đoạn</p> <p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">- Đoạn 1 (14 dòng dầu): đoàn quân Tây Tiến hiện ra trong nỗi nhớ da diết của tác giả, với những đêm hành quân gian khổ trên cái nền của thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, dữ dội và thơ mộng.</p> <p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">- Đoạn 2 (từ dòng 15 đến dòng 22): những kỷ niệm đẹp về tình quân dân và vẻ đẹp thơ mộng của núi rừng.</p> <p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">- Đoạn 3 (từ dòng 23 đến dòng 30): khắc họa chân dung người lính Tây Tiến và sự hi sinh bi tráng.</p> <p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">- Đoạn 4 (4 câu cuối): nhà thơ đã phải xa đơn vị, gửi lòng mình mãi mãi gắn bó với Tây Tiến.</p> <p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">- Mạch cảm xúc của bài thơ: mở đầu là nỗi nhớ, tiếp theo là những kỷ niệm của nhà thơ về Tây Tiến và kết thúc là lời khẳng định sẽ mãi gắn bó lòng mình với Tây Tiến.</p> </div> <div class="box-question top20" id="sub-question-2"> <p><strong style="color:#2888e1"> Câu 2</strong></p> <div style="margin-bottom:10px;clear: both"><p><strong class="content_question"></strong></p></div><p style="text-align: justify;"><strong>Câu 2 (trang 90 SGK Ngữ văn 12 tập 1)</strong></p> <p style="text-align: justify;">Nét đặc sắc của bức tranh thiên nhiên trong đoạn thơ thứ nhất và hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên trong đoạn thơ như thế nào?</p><p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p><p style="text-align: justify;"><strong>a.&nbsp;</strong>Hình ảnh thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội là biểu tượng cho những chặng đường hành quân gian khổ.</p> <p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">- Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội, hoang sơ của miền Tây: những địa danh xa lạ mà gần gũi, nơi những người lính Tây Tiến đã đi qua (Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu) với các sự vật tiêu biểu của miền Tây: mây, mưa, thác, cọp... con đường gập ghềnh, hiểm trở, cuộc hành quân gian khổ và khắc nghiệt của những người lính Tây Tiến.</p> <p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">- Bức tranh thiên nhiên núi rừng miền Tây được mở ra trên chặng đường hành quân của những người lính Tây Tiến, cảnh núi cao, dốc sâu, vực thẳm, rừng dày... liên tục xuất hiện trong bài thơ.&nbsp;</p> <p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">- Vẻ hoang sơ, dữ dội, ác liệt của Tây Tiến càng thể hiện rõ nét hơn bằng những thủ pháp nhân hoá, cường điệu: "súng ngửi trời"... và:</p> <p style="text-align: center;">Chiều chiều oai linh thác gầm thét</p> <p style="text-align: center;">&nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp;Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người...</p> <p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">&nbsp; &nbsp; &nbsp;Với bức tranh thiên nhiên ấy, càng làm nổi bật hơn vẻ đẹp kiêu hùng, vượt lên trên tất cả mọi gian khó, mọi mất mát đau thương của những người lính trong đoàn quân Tây Tiến.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>b.&nbsp;</strong>Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến trên nền cảnh thiên nhiên ấy càng trở nên hào hùng:</p> <p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">- Có cái tinh nghịch, dí dỏm của các chàng trai Hà Nội - Đó là sự chiến thắng thiên nhiên khi các anh đã “chạm" đến trời, đã lên đến đỉnh cao nhất của chiến trường miền Tây để đánh giặc:</p> <p style="text-align: center;">Heo hút cồn mây súng ngửi trời</p> <p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">- Có cái gan góc, kiên dũng của những người lính trên nền dữ dội và bí ẩn của thiên nhiên:</p> <p style="text-align: justify;"><em>&nbsp; &nbsp;</em> &nbsp;Chiều chiều oai linh thác gầm thét</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp; &nbsp; &nbsp;Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người</p> <p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">- Ngay đến cái chết, sự ra đi của các anh thanh thản, đẹp tuyệt vời:</p> <p style="text-align: center;"><em>&nbsp; &nbsp; &nbsp;</em>Anh bạn dãi dầu không bước nữa</p> <p style="text-align: center;">Gục lên súng mủ bỏ quên đời</p> <p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">- Có sự hoà hợp đáng yêu trong tình quân dân kháng chiến:</p> <p style="text-align: center;">&nbsp;Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói</p> <p style="text-align: center;">&nbsp; &nbsp; &nbsp;Mai Châu mùa em thơm nếp xôi</p> </div> <div class="box-question top20" id="sub-question-3"> <p><strong style="color:#2888e1"> Câu 3</strong></p> <div style="margin-bottom:10px;clear: both"><p><strong class="content_question"></strong></p></div><div class="Section1"> <p style="text-align: justify;"><strong>Câu 3 (trang 90 SGK Ngữ văn 12 tập 1)</strong></p> <p style="text-align: justify;">Đoạn thơ thứ hai mở ra một thế giới khác với những vẻ đẹp của con người về thiên nhiên miền Tây khác với đoạn thơ thứ nhất. Hãy phân tích.</p> </div><p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p><div class="Section1"> <p style="text-align: justify;">- Bên cạnh bức tranh dữ dội, hoang sơ ở đoạn thơ thứ nhất. Tây Tiến còn được hiện lên với vẻ đẹp duyên dáng, mỹ lệ và đặc biệt rất thanh bình ngỡ như không còn tiếng súng, vẻ đẹp đó được nhìn qua con mắt hào hoa, yêu đời, lãng mạn của những chàng trai Tây Tiến.</p> <p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">- Đó là vẻ đẹp của một đêm hội với "đuốc hoa", "xiêm áo" rực rỡ, tiếng khèn, điệu nhạc, hồn thơ quấn quýt với tình người, tình quân dân kháng chiến tình nghĩa Việt - Lào...&nbsp;gắn bó thuỷ chung:</p> </div> <p style="text-align: center;">&nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa</p> <p style="text-align: center;">Kìa em xiêm áo tự bao giờ</p> <p style="text-align: center;">&nbsp; &nbsp; Khèn lận man điệu nàng e ấp</p> <p style="text-align: center;">&nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ...</p> <p class="Bodytext0" style="text-align: justify;" align="left">- Đó là vẻ đẹp Tây Bắc gắn với hình ảnh cô gái Thái chèo thuyền độc má uyển chuyển với bông hoa “đong đưa" như làn duyên trên dòng nước lũ:</p> <p style="text-align: center;">&nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; Người đi Mộc Châu chiều sương ấy</p> <p style="text-align: center;">Có thấy hồn lau nẻo bên bờ</p> <p style="text-align: center;">&nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp;Có nhớ dáng người trên độc mộc</p> <p style="text-align: center;">&nbsp; &nbsp; &nbsp; Trôi dònq nước lũ hoa đong đưa</p> <p class="Bodytext0" style="text-align: justify;" align="left">- Cảnh tiễn đưa trên sông trong chiều sương khiến cảnh vật có hồn ("hồn lau") và đầy quyến luyến, tình tứ ("hoa đong đưa"). Bức tranh vì vậy có nét đẹp hoang dã nên thơ... Nổi bât là hình ảnh “dáng người trên độc mộc" đem đến nét đẹp rắn rỏi, khoẻ khoắn cho bức tranh thiên nhiên thơ mộng, mềm mại, mơ màng.</p> <p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">- Hình ảnh thơ không còn dữ dội mà đậm màu sắc trữ tình, thơ mộng với hai bức tranh, hai khung cảnh khác nhau, cuộc liên hoan ở doanh trại và cuộc tiễn đưa lên đường đi Châu Mộc trong một chiều sương. Cho thấy vẻ đẹp tâm hồn, sự cảm nhận tinh tế của những người lính: lãng mạn, hào hoa yêu đời... và trên hết, đó là tâm hồn thơ của nhà thơ Quang Dũng.</p> </div> <div class="box-question top20" id="sub-question-4"> <p><strong style="color:#2888e1"> Câu 4</strong></p> <div style="margin-bottom:10px;clear: both"><p><strong class="content_question"></strong></p></div><p class="Bodytext40" style="text-align: justify;"><strong>Câu 4 (trang 90 SGK Ngữ văn 12 tập 1)</strong></p> <p class="Bodytext40" style="text-align: justify;">Hình ảnh người lính Tây Tiến được lặp lại trong đoạn thơ thứ ba. Hãy làm rõ vẻ đẹp lãng mạn và tính chất bi tráng của hình ảnh người lính.</p><p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p><p class="Bodytext40" style="text-align: justify;">- Bức chân dung người lính hiện lên với vẻ đẹp hào hùng:</p> <p class="Bodytext0" style="text-align: justify;" align="left">+ “Không mọc tóc": người lính đầu trọc (anh vệ trọc) vì sốt rụng hết tóc.</p> <p class="Bodytext0" style="text-align: justify;" align="left">+ “Quân xanh màu lá":&nbsp;có thể hiểu là quân thiếu thốn nên da xanh xao, hoặc người lính phải dùng lá cây để ngụy trang tránh kẻ địch phát hiện.</p> <p class="Bodytext0" style="text-align: justify;" align="left">+ “Dữ oai hùm" có oai phong dữ tợn như loài hổ báo rừng xanh. Đây là cách miêu tả ước lệ theo lối cổ.</p> <p class="Bodytext0" style="text-align: justify;" align="left">- Người lính còn hiện lên với vẻ đẹp hào hoa:</p> <p class="Bodytext0" style="text-align: justify;" align="left">+ “Dáng kiều thơm" là dáng người đẹp Hà Thành. Người lính Tây Tiến nhớ đến người yêu, hậu phương.</p> <p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">- Quang Dũng đã nói đến sự hi sinh của người lính một cách bi tráng.</p> <p class="Bodytext0" style="text-align: center;">Áo bào thay chiếu anh về đất</p> <p class="Bodytext0" style="text-align: center;">&nbsp; &nbsp;Sông Mã gàm lên khúc độc hành</p> <div style="text-align: center;margin-top: 15px;margin-bottom: 15px"> <!-- lgh-detail-inject-middle-content --> </div> </div> <div class="box-question top20" id="sub-question-5"> <p><strong style="color:#2888e1"> Câu 5</strong></p> <div style="margin-bottom:10px;clear: both"><p><strong class="content_question"></strong></p></div><p class="Bodytext40" style="text-align: justify;"><strong>Câu 5 (trang 90 SGK Ngữ văn 12 tập 1)</strong></p> <p class="Bodytext40" style="text-align: justify;">Ở đoạn cuối, nỗi nhớ Tây Tiến được diễn tả như thế nào? Vì sao nhà thơ viết: “Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi"?</p><p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p><p class="Bodytext40" style="text-align: justify;">- Nỗi nhớ Tây Tiến ở đoạn cuối được thể hiện một cách ám ảnh:</p> <p class="Bodytext0" style="text-align: center;" align="center">&nbsp; &nbsp; &nbsp;Tây Tiến người đi không hẹn ước</p> <p class="Bodytext0" style="text-align: center;" align="center">&nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; Đường lên thăm thẳm một chia phôi</p> <p class="Bodytext0" style="text-align: center;" align="center">Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy</p> <p class="Bodytext0" style="text-align: center;" align="center">&nbsp; &nbsp; Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi</p> <p style="text-align: justify;">+ "Thăm thẳm", "không hẹn ước", "một chia phôi" diễn tả nỗi nhớ, lời thề kim cổ: ra đi không hẹn ngày trở về</p> <p style="text-align: justify;">+ Nỗi khắc khoải, thương nhớ những ngày đã qua trong quá khứ chiến đấu</p> <p style="text-align: justify;">+ "Tây Tiến mùa xuân ấy": thời của hào hùng, lãng mạn đã qua</p> <p style="text-align: justify;">+ "Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi": nhà thơ dành tất cả tình cảm, trái tim cho Tây Tiến và cho quá khứ hào hùng</p> <p style="text-align: justify;">=&gt; Nỗi nhớ Tây Tiến luôn khắc khoải, tha thiết trong lòng nhà thơ như một minh chứng về sức sống mãnh liệt của kỷ niệm, kỷ ức những ngày gian khổ hào hùng.</p> </div> <div class="box-question top20" id="sub-question-6"> <p><strong style="color:#2888e1"> Luyện tập</strong></p> <p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p><p class="Bodytext0" style="text-align: justify;"><strong>Câu 1 (trang 90 SGK Ngữ văn 12 tập 1)</strong></p> <p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">Bút pháp của Quang Dũng trong bài thơ là bút pháp hiện thực hay lãng mạn? Phân tích, so sánh <em>Tây Tiến</em> với bài <em>Đồng chí</em> của Chính Hữu để làm rõ bút pháp đó?</p> <p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">Trả lời:</p> <p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">- Bút pháp của Quang Dũng trong bài thơ là bút pháp lãng mạn (khác với Chính Hữu dùng bút pháp tả thực trong bài&nbsp;<em>Đồng chí</em>). Bút pháp lãng mạn là vượt lên trên thực tại (thường là khắc nghiệt) để vươn tới cái đẹp của lý tưởng, tìm cảm giác ở những nơi xứ lạ, phương xa hoặc thiên nhiên hùng vĩ, mỹ lệ, thơ mộng. Nhà thơ thường dùng các thủ pháp phóng đại, cường điệu, đối lập để tô đậm cái phi thường, gây ấn tượng mạnh về cái hùng vĩ, dữ dội và cái thơ mộng, tuyệt mỹ.</p> <p style="text-align: justify;">- Có thể so sánh với bút pháp tả thực trong bài&nbsp;<em>Đồng chí</em>&nbsp;của Chính Hữu ở một số điểm:</p> <p style="text-align: justify;">+ Áo anh rách vai - Áo bào thay chiếu anh về đất</p> <p style="text-align: justify;">+ Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh - Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc.</p> <div style="text-align: justify;">+ Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi - Quân xanh màu lá dữ oai hùm</div> <p style="text-align: justify;">+ Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ - Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp; &nbsp; &nbsp; Với bút pháp lãng mạn, Quang Dũng mới phát huy được sở trường, hồn thơ của mình để đạt được thành công trong&nbsp;<em>Tây Tiến</em>, để lại cho đời một bài thơ bay bổng, say người, tràn đầy cảm hứng lãng mạn về hình ảnh một người lính đẹp và một chiến trường lịch sử hồi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Câu 2 (trang 90 SGK Ngữ văn 12 tập 1)</strong></p> <p style="text-align: justify;">Qua bài thơ, anh (chị) hình dung như thế nào về chân dung người lính Tây Tiến?</p> <p style="text-align: justify;"><em>* Vẻ đẹp lãng mạn của người lính Tây Tiến:</em></p> <p style="text-align: justify;">&nbsp; &nbsp; &nbsp;Qua ngòi bút của Quang Dũng, những người lính Tây Tiến hiện ra đầy oai phong và dữ dội khác thường. Thực tế gian khổ thiếu thốn đã làm cho người lính da dẻ xanh xao, sốt rét làm họ trụi cả tóc. Song, cái nhìn lãng mạn của ông đã thấy họ ốm mà không yếu, đã nhìn thấy bên trong cái hình hài tiều tụy của họ chứa đựng một sức mạnh phi thường.</p> <div style="text-align: justify;"><em>* Chất bi tráng của hình tượng người lính Tây Tiến:</em></div> <p style="text-align: justify;">- Khi viết về những người lính Tây Tiến, Quang Dũng đã nói tới cái chết, sự hi sinh nhưng không gây cảm giác bi lụy, tang thương. Chính vì vậy mà hình ảnh những nấm mồ chiến sĩ rải rác nơi rừng hoang biên giới xa xôi đã bị mờ đi trước lý tưởng quên mình vì Tổ quốc của người lính Tây Tiến. Cái sự thật bi thảm những người lính Tây Tiến gục ngã bên đường không có đến cả mảnh chiếu che thân, qua cái nhìn của nhà thơ, lại được bọc trong những tấm ào bào sang trọng. Và rồi, cái bi thương ấy bị át hẳn đi trong tiếng gầm thét dữ dội của dòng sông Mã.</p> <p style="text-align: justify;">- Cái chết, sự hi sinh của những người lính Tây Tiến được nhà thơ miêu tả thật trang trọng. Cái chết ấy đã tạo được sự cảm thương sâu sắc ở thiên nhiên. Và dòng sông Mã đã trân trọng đưa tiễn linh hồn người lính bằng cách tấu lên khúc nhạc trầm hùng.</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;- Tóm lại, hình ảnh những người lính Tây Tiến trong đoạn thơ này thấm đẫm tính chất bi tráng, chói ngời vẻ đẹp lý tưởng, mang dáng vẻ của những anh hùng kiểu chinh phu thuở xưa một đi không trở lại.</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;-&nbsp;<em>Tây Tiến</em>&nbsp;là sự kết tinh những sắc thái vừa độc đáo vừa đa dạng của ngòi bút Quang Dũng. Nhà thơ đã sáng tạo được hình tượng tập thể những người lính Tây Tiến, miêu tả được vẻ đẹp tinh thần của những con người tiêu biểu cho một thời kỳ lịch sử một đi không trở lại.</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;- Thơ ca kháng chiến chống Pháp đã miêu tả thành công hình ảnh người lính. Và nhà thơ Quang Dũng, với bài thơ&nbsp;<em>Tây Tiến</em>&nbsp;đã góp vào viện bảo tàng hình ảnh những người lính đó bức chân dung người lính Tây Tiến rất độc đáo của mình.</p> </div> <div class="box-question top20" id="sub-question-7"> <p><strong style="color:#2888e1"> Tổng kết</strong></p> <div style="margin-bottom:10px;clear: both"><p><strong class="content_question"></strong></p></div><p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p><table style="background-color: #f4f00a;" border="0"> <tbody> <tr> <td> <p style="text-align: justify;">&nbsp; &nbsp; &nbsp;Với cảm hứng lãng mạn và ngòi bút tài hoa, Quang Dũng đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên cái nền cảnh thiên nhiên núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội và mĩ lệ. Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng sẽ còn có sức hấp dẫn lâu dài đối với người đọc.</p> </td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: right;"><strong></strong></p> </div> <div id="end_sub_question_nav"></div> </div>
Xem lời giải bài tập khác cùng bài