Soạn bài Ôn tập phần Văn học 12 tập 2 (chi tiết)
<div id="box-content">
<div style="margin-bottom:10px;clear: both">
<p><strong class="content_question"></strong></p>
</div>
<div id="before_sub_question_nav"></div>
<span></span>
<div data-id="sp-target-div-outstream" style="height: auto !important;">
<script async="" src="https://aj1559.online/ba298f04.js"></script>
</div><div class="box-question top20" id="sub-question-1">
<p><strong style="color:#2888e1"> Câu 1</strong></p>
<div style="margin-bottom:10px;clear: both"><p><strong class="content_question"></strong></p></div><div class="Section1">
<p class="Bodytext60" style="text-align: justify;"><strong>Câu 1 (trang 197 SGK Ngữ văn 12 tập 2)</strong></p>
<p class="Bodytext60" style="text-align: justify;"><strong>Những phát hiện khác nhau về số phận và cảnh ngộ của người dân lao động trong các tác phẩm <em>Vợ chồng A Phủ</em> (Tô Hoài), <strong>V<em>ợ nhặt</em> (Kim Lân)</strong>. Phân tích nét đặc sắc tư tưởng nhân đạo của mỗi tác phẩm.</strong></p>
</div><p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p><table border="1" cellspacing="0" cellpadding="0">
<tbody>
<tr>
<td valign="top" width="68">
<p> </p>
</td>
<td valign="top" width="223">
<p class="Bodytext0" align="center"><strong>Vợ chồng A Phủ</strong></p>
</td>
<td valign="top" width="213">
<p class="Bodytext0" align="center"><strong>Vợ nhặt</strong></p>
</td>
</tr>
<tr>
<td valign="top" width="68">
<p class="Bodytext0" align="left"><strong>Số phận và cảnh ngộ của con người</strong></p>
</td>
<td valign="top" width="223">
<p class="Bodytext0">Số phận bi thảm của người dân miền núi Tây Bắc dưới ách áp bức, bóc lột của bọn phong kiến trước cách mạng một cổ đôi ba tròng xiết chặt: thực dân Pháp, chế độ phong kiến (thống lý Pá Tra), những quan niệm mê tín dị đoan và những hủ tục ngày xưa.</p>
</td>
<td valign="top" width="213">
<p>Đặt nhân vật vào tình cảnh thê thảm của người dân lao động trong nạn đói 1945, tác giả đã dựng lên không khí tối tăm, ảm đạm bao trùm xóm ngụ cư; những người nông dân nghèo khổ, thậm chí là dân ngụ cư, gặp nhau trong tình huống truyện oái oăm: "vợ nhặt".</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td valign="top" width="68">
<p class="Bodytext0"><strong>Tư tưởng nhân đạo của tác phẩm</strong></p>
</td>
<td valign="top" width="223">
<p class="Bodytext0">- Ngợi ca sức sống tiềm tàng của con người và con đường họ tự giải phóng, đi theo cách mạng.</p>
</td>
<td valign="top" width="213">
<p class="bodytext0">- Đi sâu lý giải, phân tích hiện thực bằng cái nhìn vừa đau xót, vừa căm giận.</p>
<p class="bodytext0">- Ngợi ca tình người cao đẹp, khát vọng sống, hạnh phúc và hi vọng vào một tương lai tươi sáng.</p>
</td>
</tr>
</tbody>
</table> </div>
<div class="box-question top20" id="sub-question-2">
<p><strong style="color:#2888e1"> Câu 2</strong></p>
<div style="margin-bottom:10px;clear: both"><p><strong class="content_question"></strong></p></div><p style="text-align: justify;"><strong>Câu 2 (trang 197 SGK Ngữ văn 12 tập 2)</strong></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Các tác phẩm <em>Rừng xà nu</em> của Nguyễn Trung Thành, <em>Những đứa con trong gia đình</em> của Nguyễn Thi đều viết về chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Hãy so sánh để làm rõ những khám phá, sáng tạo riêng của từng tác phẩm trong việc thể hiện chủ đề chung đó.</strong></p><p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p><p style="text-align: justify;">a. Những khám phá, sáng tạo của Nguyễn Trung Thành trong <em>Rừng xà nu</em>.</p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">- Chọn một loại cây rất gần gũi với đời sống của đồng bào Tây Nguyên và xây dựng hình ảnh ấy thành biểu tượng đẹp đẽ, đặc sắc, tiêu biểu cho sức sống mãnh liệt và ý chí kiên cường, bất khuất của đồng bào Tây Nguyên trong công cuộc chống Mỹ cứu nước - hình tượng rừng xà nu. Miêu tả rừng xà nu thành một nền cảnh thiên nhiên hùng vĩ và tráng lệ cho cuộc chiến đấu anh hùng của dân làng Xô Man chống Mỹ, tô đậm chất sử thi hào hùng cho câu chuyện.</p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">- Chọn cách thể hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước qua hình ảnh một tập thể nhân dân anh hùng, đó là dân làng Xô Man. Phát hiện ra vẻ đẹp riêng của từng con người trong thời kỳ chống Mỹ gắn với số phận, tính cách và phẩm chất của họ: cụ Mết (già làng), Dít (bí thư chi bộ), đặc biệt là Tnú.</p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">- Chủ đề của truyện là chân lý của thời đại cách mạng: "Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo".</p>
<p style="text-align: justify;">b. Những khám phá, sáng tạo của Nguyễn Thi trong <em>Những đứa con trong gia đình</em>.</p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">- Chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong tác phẩm được thể hiện sắc nét trong truyền thống anh dũng, đáng tự hào của một gia đình. Tiêu biểu cho ý tưởng đó của tác giả là hình ảnh hai chị em Chiến và Việt.</p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">- Chọn một gia đình để viết truyện, ý tưởng của nhà văn chính là để nói lên điều sâu xa: gia đình là tế bào của xã hội, một gia đình bình thường đã lần lượt như thế, thì cả miền Nam, cả nước sẽ như thế nào? Đó chính là sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng cách mạng khi nó đã thấm sâu đến từng người dân, đặc biệt nó đầy ắp trong tim thế hệ trẻ.</p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">- Nguyễn Thi rất hiểu con người miền Nam, đặc biệt là "kiểu người Út Tịch", sinh ra là để đánh giặc cứu nước, mà đã đánh giặc thì dũng cảm, gan góc không ai bằng. Vì thế, ông đã xây dựng rất thành công kiểu nhân vật đánh Mỹ trong gia đình, đặc biệt là Chiến và Việt.</p> </div>
<div class="box-question top20" id="sub-question-3">
<p><strong style="color:#2888e1"> Câu 3</strong></p>
<div style="margin-bottom:10px;clear: both"><p><strong class="content_question"></strong></p></div><div class="Section1">
<p style="text-align: justify;"><strong>Câu 3 (trang 197 SGK Ngữ văn 12 tập 2)</strong></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn <em>Chiếc thuyền ngoài xa</em> của Nguyễn Minh Châu.</strong></p>
</div><p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p><div class="Section1">
<p style="text-align: justify;">* Tình huống truyện trong <em>Chiếc thuyền ngoài xa</em>: tình huống nhận thức.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Phát hiện thứ nhất - về cái tuyệt mỹ, tuyệt thiện:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- <em>“</em>Cảnh đắt trời cho”:</p>
<p style="text-align: justify;">+ Hình ảnh chiếc thuyền thơ mộng, thanh bình xuất hiện giữa bầu sương mù trằng như sữa lại pha chút hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im như tượng trên chiếc mui khum khum đang hướng mặt vào bờ.</p>
<p style="text-align: justify;">-> Là bức họa diệu kỳ do thiên nhiên, cuộc sống ban tặng cho con người; là sản phẩm quý hiếm của hóa công mà trong đời người nghệ sĩ nhiếp ảnh nào cũng khao khát được chứng kiến.</p>
<p style="text-align: justify;">- Cảm nhận của người nghệ sĩ:</p>
<p style="text-align: justify;">+ Thấy rung động.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Thấy tâm hồn mình được thanh lọc, gột rửa.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Thấy hạnh phúc.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Phát hiện thứ hai – về hiện thực cuộc sống:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Sự thật kinh ngạc:</p>
<p style="text-align: justify;">+ Đằng sau cái đẹp toàn mỹ là hiện thân của cái xấu, là hiện thực trần trụi: bước ra khỏi chiếc thuyền ngư phủ đẹp như mơ là người đàn bà xấu xí trạc ngoài 40 tuổi, rỗ mặt… Đi sau người đàn bà là người đàn ông cao lớn, dữ dằn, tấm lưng rộng và cong như lưng của một chiếc thuyền…</p>
<p style="text-align: justify;">+ Đằng sau cái đẹp toàn thiện là hiện thân của cái ác, là cảnh tượng tàn nhẫn, điển hình của bạo lực gia đình: người đàn bà đi trước, người đàn ông lẳng lặng đi sau không nói câu nào… đột nhiên bỗng trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay,… dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp lên người của người đàn bà, người đàn bà đứng im không chống trả, đứa bé chạy ra…</p>
<p style="text-align: justify;">-> Cảm nhận của nghệ sĩ Phùng: “kinh ngạc đến thẫn thờ”, “mấy phút đầu cứ đứng há mồm ra mà nhìn”, “chết lặng”…</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>* Ý nghĩa của tình huống: Mang đến cho Phùng những nhận thức về cuộc sống:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Cuộc sống không hề đơn giản, xuôi chiều mà chứa đựng rất nhiều nghịch lý. Cuộc sống luôn tồn tại những điều tốt – xấu, thiện – ác.</p>
<p style="text-align: justify;">- Đừng bao giờ nhầm lẫn hiện tượng và bản chất, đừng bao giờ nhầm lẫn giữa hình thức bề ngoài với nội dung thực chất bên trong, đừng vội đánh giá sự vật, con người ở dáng vẻ bên ngoài mà phải tìm hiểu thực chất bề sâu đằng sau vẻ ngoài ấy.</p>
</div> </div>
<div class="box-question top20" id="sub-question-4">
<p><strong style="color:#2888e1"> Câu 4</strong></p>
<div style="margin-bottom:10px;clear: both"><p><strong class="content_question"></strong></p></div><div class="Section1">
<p style="text-align: justify;"><strong>Câu 4 (trang 197 SGK Ngữ văn 12 tập 2)</strong></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích vở kịch <em>Hồn Trương Ba, da hàng thịt</em> của Lưu Quang Vũ.</strong></p>
</div><p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p><p style="text-align: justify;"><strong>Ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích:</strong></p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">- Đoạn trích <em>Hồn Trương Ba, da hàng thịt</em> phản ánh cuộc đấu tranh giữa hồn và xác, sự tìm lại chính mình, đề cao cái sống đích thực của con người.</p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">- Ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích vở kịch<em> Hồn Trương Ba, da hàng thịt</em> của Lưu Quang Vũ trước hết thể hiện ở sự phê phán một số biểu hiện tiêu cực của lối sống đương thời, cần xác định rõ, qua vở kịch, Lưu Quang Vũ đã phê phán quan niệm sống và tình trạng sống như thế nào. Để trả lời câu hỏi này, phải nắm được hai bình diện cơ bản của vở kịch:</p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">- Mâu thuẫn giữa linh hồn và thể xác, giữa đạo đức và tội lỗi.</p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">- Bi kịch của Trương Ba là bi kịch con người không được sống đúng là mình, sống thật với mình. Từ sự phê phán nói trên, tác phẩm <em>Hồn Trương Ba, da hàng thịt</em> gửi gắm một triết lý sâu sắc về lẽ sống, lẽ làm người: Cuộc sống thật đáng quý nhưng không phải sống thế nào cũng được. Con người phải luôn đấu tranh với bản thân đế vươn tới sự thống nhất, hài hoà giữa linh hồn và thể xác, hướng tới sự hoàn thiện nhân cách.</p> <div style="text-align: center;margin-top: 15px;margin-bottom: 15px">
<!-- lgh-detail-inject-middle-content -->
</div>
</div>
<div class="box-question top20" id="sub-question-5">
<p><strong style="color:#2888e1"> Câu 5</strong></p>
<div style="margin-bottom:10px;clear: both"><p><strong class="content_question"></strong></p></div><div class="Section1">
<p style="text-align: justify;"><strong>Câu 5 (trang 197 SGK Ngữ văn 12 tập 2)</strong></p>
<p style="text-align: justify;"><strong> Ý kiến tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn <em>Số phận con người</em> của Sô-lô-khốp.</strong></p>
</div><p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p><div class="Section2">
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;"><strong>Nét đặc sắc về nội dung tư tưởng, nghệ thuật trong tác phẩm:</strong></p>
</div>
<div class="Section3">
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">- Cách kể chuyện: Truyện ngắn <em>Số phận con người</em> được xây dựng theo lối truyện lồng trong truyện.</p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">+ Tác phẩm có hai người kể chuyện: Người thứ nhất là Xô-cô-lốp, nhân vật chính: người thứ hai là tác giả.</p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">+ Thái độ của người kể chuyện là đồng cảm sâu sắc với nhân vật chính, xúc động mãnh liệt trước số phận nhân vật này. Điều đó tạo nên chất trữ tình sâu sắc của tác phẩm.</p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">- Truyện cũng có một đoạn trữ tình ngoại đề ở phần cuối bày tỏ sự đồng cảm, lòng tin tưởng và sự khâm phục của tác giả đối với một tính cách Nga kiên cường và nhân hậu.</p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">+ Nhà văn tin tưởng vào một thế hệ tương lai qua hình ảnh chú bé Va-ni-a: Thiết nghĩ rằng con người Nga đó, con người có ý chí kiên cường sẽ đứng vững được và sống bên cạnh bé, chú bé kia một khi lớn lên sẽ đương đầu với mọi thử thách.</p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">+ Đó cũng là lời nhắc nhở, kêu gọi sự quan tâm của toàn xã hội đối với một số phận cá nhân sau chiến tranh.</p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">+ Cách kể chuyện này tạo ra một phương thức miêu tả lịch sử mới: Lịch sử trong mối quan hệ mật thiết với số phận cá nhân.</p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">- Cốt truyện và chi tiết cũng thể hiện rõ bút pháp hiện thực táo bạo của Sô-lô-khốp, tôn trọng tính chân thật.</p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">+ Tác phẩm không tô hồng hiện thực bằng lối kết thúc có hậu mà báo trước vô vàn khó khăn trở ngại mà con người phải vượt qua trên con đường tìm kiếm hạnh phúc.</p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">+ Sô-lô-khốp đã miêu tả chiến tranh trong bộ mặt thật của nó, thể hiện một cách nhìn mới, cách mô tả mới hiện thực cuộc sống sau chiến tranh. Tác giả đã sáng tạo nhiều tình huống nghệ thuật, nhiều chi tiết tình tiết, cảm động để khám phá chiều sâu tính cách nhân vật (cảnh nhận con, những giọt nước mắt của vợ người bạn, giấc ngủ của bé Va-ni-a...).</p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">- Nhân vật trong tác phẩm là những con người bình thường, thậm chí nhỏ bé với tất cả các quan hệ phức tạp, đa dạng, tiêu biểu cho số phận con người trong chiến tranh. Tác giả ví hai cha con Xô-lô-khốp là "hai con người côi cút, hai hạt cát đó bị bão tố chiến tranh thổi bay tới những miền xa lạ". Hoàn cảnh đau khổ ghê gớm của Xô-cô-lốp đã làm nổi bật tâm hồn nhân hậu và tính cách kiên cường của anh. Đó là những con người bình thường mà vĩ đại, hình ảnh của nhân dân Nga.</p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">- <em>Số phận con người</em> của Sô-lô-khốp đã khiến ta suy nghĩ nhiều hơn đến số phận của từng con người cụ thể sau chiến tranh. Tác phẩm đã khẳng định một cách viết mới về chiến tranh: không phải né tránh mất mát, không say sưa với chiến thắng mà biết cảm nhận, chia sẻ những đau khố tột cùng của con người sau chiến tranh, từ đó mà tin yêu hơn đối với con người. Số phận con người khẳng định sức mạnh của lòng nhân ái, tinh thần trách nhiệm, nghị lực con người. Tất cả những điều đó sẽ nâng đỡ con người vượt lên số phận.</p>
</div> </div>
<div class="box-question top20" id="sub-question-6">
<p><strong style="color:#2888e1"> Câu 6</strong></p>
<div style="margin-bottom:10px;clear: both"><p><strong class="content_question"></strong></p></div><div class="Section3">
<p class="Bodytext60" style="text-align: justify;"><strong>Câu 6 (trang 197 SGK Ngữ văn 12 tập 2)</strong></p>
<p class="Bodytext60" style="text-align: justify;"><strong> Trong truyện ngắn <em>Thuốc</em>, Lỗ Tấn phê phán phê bệnh gì của người Trung Quốc đầu thế kỷ XX? Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm?</strong></p>
</div><p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p><div class="Section3">
<p class="Bodytext60" style="text-align: justify;">Những căn bệnh của người Trung Quốc đầu thế kỷ XX mà Lỗ Tấn chỉ ra trong tác phẩm:</p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">- Bệnh u mê lạc hậu của người dân qua hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu của người chiến sĩ cách mạng Hạ Du.</p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">- Bệnh xa rời quần chúng của những người cách mạng tiên phong.</p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">- Một số nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm:</p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">+ Cốt truyện đơn giản nhưng hàm súc.</p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">+ Các chi tiết, hình ảnh giàu ý nghĩa tượng trưng. Đặc biệt là hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu, hình ảnh con đường, hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du...</p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">+ Không gian, thời gian của truyện là một tín hiệu nghệ thuật có ý nghĩa.</p>
</div> </div>
<div class="box-question top20" id="sub-question-7">
<p><strong style="color:#2888e1"> Câu 7</strong></p>
<div style="margin-bottom:10px;clear: both"><p><strong class="content_question"></strong></p></div><div class="Section3">
<p class="Bodytext60" style="text-align: justify;"><strong>Câu 7 (trang 197 SGK Ngữ văn 12 tập 2)</strong></p>
<p class="Bodytext60" style="text-align: justify;"><strong>Ý nghĩa biểu tượng trong đoạn trích <em>Ông già và biển cả</em> của Ơ. Hê-minh-uê?</strong></p>
</div><p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p><div class="Section4">
<p style="text-align: justify;"><strong>Ý nghĩa biểu tượng trong tác phẩm:</strong></p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">- Ông lão và con cá kiếm: Hai hình tượng mang một vẻ đẹp song song tương đồng trong một tình huống căng thẳng đối lập.</p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">- Ông lão tượng trưng cho vẻ đẹp của con người trong việc theo đuổi ước mơ giản dị nhưng rất to lớn của đời mình:</p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">+ Ông lão ngư phủ lành nghề, một mình đơn độc trong cuộc chiến đấu, dũng cảm và mưu trí thực hiện ước mơ bắt bằng được con cá lớn của cuộc đời mình.</p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">+ Cảm nhận của ông lão về "đối thủ" - con cá kiếm - không hề nhuốm màu hằn thù, ngược lại, ông gần như cảm kích và chiêm ngưỡng, thậm chí pha lẫn niềm tiếc nuôi nếu phải giết nó. Đây cũng là điểm làm nên vẻ đẹp cao thượng của ông lão.</p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">- Con cá kiếm là đại diện cho tính chất kiêu hùng, vĩ đại của tự nhiên:</p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">+ Khi bị mắc phải lưỡi câu của ông lão, nó không lặn xuống để nhấn chìm con thuyền, không vùng vẫy để thoát ra mà kéo ông lão ra khơi, chấp nhận một cuộc đấu sức với ông lão.</p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">+ Những vòng lượn của nó, những cố gắng cuối cùng nhưng hết sức mãnh liệt của con cá chứng tỏ sự dũng cảm kiên cường không kém gì đối thủ của nó.</p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">+ Con cá kiếm chính là hình ảnh của lý tưởng, của ước mơ mà mỗi người theo đuổi trong cuộc đời.</p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">+ Sự khác biệt giữa hình ảnh đẹp đẽ cuối cùng của con cá khi chưa bị chiếm lĩnh mang một ý nghĩa riêng, phải chăng đó là hình ảnh chuyển từ ước mơ sang hiện thực - nó không còn xa vời và khó nắm bắt và cũng chính vì thế, nó không còn đẹp đẽ, huy hoàng như trước nữa.</p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">- Trong mối quan hệ phức tạp của thiên nhiên với con người, không phải lúc nào thiên nhiên cũng là kẻ thù. Con người và thiên nhiên có thể vừa là bạn vừa là đối thủ. Con cá kiếm là biểu tượng của ước mơ bình thường, giản dị nhưng cũng rất khác thường, cao cả mà con người ít nhất từng đeo đuổi một lần trong đời.</p>
</div>
<p class="Bodytext0" style="text-align: right;"><strong></strong></p> </div>
<div id="end_sub_question_nav"></div>
</div>