Luyện tập vận dụng các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận
Soạn bài Luyện tập vận dụng các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận (chi tiết)
<div id="box-content"> <div style="margin-bottom:10px;clear: both"> <p><strong class="content_question"></strong></p> </div> <div id="before_sub_question_nav"></div> <span></span> <div data-id="sp-target-div-outstream" style="height: auto !important;"> <script async="" src="https://aj1559.online/ba298f04.js"></script> </div> <div style="margin-top: 10px;"><p>Soạn bài <em>Luyện tập vận dụng các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận&nbsp;</em></p></div> <div class="box-question top20" id="sub-question-1"> <p><strong style="color:#2888e1"> Phần I</strong></p> <div style="margin-bottom:10px;clear: both"><p><strong class="content_question"></strong></p></div><div class="Section1"> <p style="text-align: justify;">&nbsp;</p> </div><p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p><div class="Section1"> <p style="text-align: justify;"><strong>I - HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP TRÊN LỚP</strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Vận dụng các kiến thức đã học từ lớp 8, hãy trả lời các câu hỏi:</strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>a. Vì sao trong một bài văn nghị luận, chúng ta có những lúc cần vận dụng kết hợp các phương thức diễn đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm?</strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>b. Muốn cho việc vận dụng các phương thức biểu đạt có kết quả cao chúng ta cần chú ý điều gì? Cho ví dụ?</strong></p> <p class="Heading820" style="text-align: justify;"><strong>Trả lời:</strong></p> <p style="text-align: justify;">a. Trong bài văn nghị luận, chúng ta có những lúc cần vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm. Vì:</p> <p style="text-align: justify;">- Khắc phục hạn chế của văn nghị luận là khô khan, thiên về lý tính khiến người đọc khó hiểu.</p> <p style="text-align: justify;">- Yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm đem lại sự cụ thể, sinh động cho văn nghị luận.</p> <p style="text-align: justify;">b. Yêu cầu của việc kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn nghị luận:</p> <p style="text-align: justify;">- Kể, tả, biểu cảm chỉ là những yếu tố kết hợp, chúng không được làm mất, làm mờ đi đặc trưng nghị luận của văn học.</p> <p style="text-align: justify;">- Các yếu tố kể, tả, biểu cảm khi tham gia vào bài văn nghị luận phải chịu sự chi phối và phải phục vụ quá trình nghị luận.</p> <p class="Bodytext290" style="text-align: justify;"><strong>2.&nbsp;Vận dụng kết hợp phương thức tự sự, miêu tả và biểu cảm là cần nhưng chưa đủ, cần biết vận dụng phương thức biểu đạt thuyết minh. Như vậy có đúng không? Vì sao? (SGK)&nbsp;</strong></p> <p class="Bodytext290" style="text-align: justify;"><strong>Trả lời:</strong></p> <p class="Bodytext290" style="text-align: justify;">- Thuyết minh là trình bày. Giới thiệu, giải thích nhằm làm rõ những đặc điểm cơ bản, cung cấp tri thức về các sự vật, hiện tượng tự nhiên và xã hội.</p> <p style="text-align: justify;">- Trong đoạn trích, người viết muốn khẳng định về sự cần thiết của chỉ tiêu GNP (bên cạnh GDP).</p> <p style="text-align: justify;">Để làm cho bài viết của mình có sức thuyết phục, ngoài việc sử dụng các thao tác lập luận, người viết còn vận dụng thao tác chứng minh, với những con số rõ ràng, chính xác chỉ số GDP và GNP ở Việt Nam.</p> <p style="text-align: justify;">- Tác dụng, ý nghĩa của việc sử dụng thao tác thuyết minh:</p> <p style="text-align: justify;">+ Hỗ trợ đắc lực cho sự bàn luận của tác giả, đem lại những hiểu biết thú vị.</p> <p style="text-align: justify;">+ Giúp người đọc hình dung vấn đề một cách cụ thể và hình dung về mức độ nghiêm túc của vấn đề.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>3. Viết bài văn nghị luận với chủ đề: “Nhà văn mà tôi hâm mộ".</strong></p> <p class="Heading80" style="text-align: justify;">Gợi ý:</p> <p style="text-align: justify;">HS đọc kỹ hướng dẫn trong SGK, tham khảo đoạn văn viết về Thạch Lam (Nguyễn Tuân viết) để lập dàn ý cho bài viết ngắn.</p> <p style="text-align: justify;">Có thể theo dàn ý sau:</p> <p style="text-align: justify;">- Nhà văn mà anh/ chị hâm mộ là ai? Tên, tuổi, quê quán, thời đại, những tác phẩm chính?...</p> <p style="text-align: justify;">- Vì sao anh/ chị lại hâm mộ nhà văn này? (Cống hiến lớn hay phong cách độc đáo như thế nào?)...</p> </div> <p style="text-align: justify;">- Ước muốn, nguyện vọng của anh/ chị đối với nhà văn mà mình ngưỡng mộ (HS đọc và tóm tắt những kiến thức trong mục Ghi nhớ trong SGK).&nbsp;</p> <div style="text-align: center;margin-top: 15px;margin-bottom: 15px"> <!-- lgh-detail-inject-middle-content --> </div> </div> <div class="box-question top20" id="sub-question-2"> <p><strong style="color:#2888e1"> Phần II</strong></p> <div style="margin-bottom:10px;clear: both"><p><strong class="content_question"></strong></p></div><p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p><p style="text-align: justify;"><strong>II - LUYỆN TẬP Ở NHÀ</strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Những nhận xét sau đây đúng hay sai? Vì sao? (SGK)</strong></p> <p style="text-align: justify;">&nbsp; &nbsp; &nbsp;Quan niệm rằng việc đưa các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh vào văn nghị luận chỉ là một công việc mang tính chất hoàn toàn hình thức là không chính xác. Trong văn nghị luận, việc sử dụng các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh phải thực sự xuất phát từ đòi hỏi của mục đích và nội dung nghị luận. Cái hay của một bài (đoạn văn nghị luận không hoàn toàn phụ thuộc vào việc bài (đoạn) văn đó có hay không có, có nhiều hay có ít các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh. Về mặt này, điều có ý nghĩa quyết định phải là: các yếu tố đó có được sử dụng đúng chỗ và đúng lúc không, và chúng có phát huy được hết tác dụng trong việc nâng cao hiệu quả nghị luận hay không.</p> <p class="Bodytext290" style="text-align: justify;"><strong>2. Viết bài văn nghị luận có đề tài liên quan đến một vấn đề thời sự đang đặt ra một cách bức thiết trong cuộc sống..( ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông...v...v)</strong></p> <p class="Bodytext290" style="text-align: justify;"><strong>Trả lời:</strong></p> <p style="text-align: justify;">&nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp;Ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn ở Việt Nam. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh, những thông tin về việc môi trường bị ô nhiễm ngay trên các phương tiện truyền thông. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ra tác hại khôn lường đến cuộc sống con người.</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; Tình trạng quy hoạch các khu đô thị chưa gắn với vấn đề xử lý chất thải, nước thải nên ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu đô thị đang ở mức báo động. Trong tổng số 183 khu công nghiệp trong cả nước, có trên 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Các đô thị chỉ có khoảng 60% – 70% chất thải&nbsp;rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải nên chưa đáp&nbsp;ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường... Hầu hết lượng nước thải chưa được xử lý đều đổ&nbsp;thẳng ra sông, hồ và dự báo đến năm 2010 là 510.000m<sup>3</sup>/ngày. Ví dụ đau lòng của việc xả nước thải, hẳn không ai không biết, là trường hợp của con sông Thị Vải bị ô nhiễm&nbsp;bởi hoá chất thải ra từ nhà máy của công ti bột ngọt Vê Đan suốt 14 năm liền. Con sông bị ô nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng tới cuộc sống của nhiều người dân ở xung quanh. Hay việc ô nhiễm hồ Hoàn Kiếm, một biểu tượng của nền văn hoá dân tộc.</p> <p style="text-align: justify;">Vậy nguyên nhân của những sự việc trên là do đâu?</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp;Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng của nhiều người dân mà đặc biệt là các bạn trẻ. Họ nghĩ rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Hoặc cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của chính quyền mà không phải là của mình. Phá hoại môi trường của một người tuy chỉ ảnh hưởng nhỏ nhưng tập hợp nhiều người lại là lớn. Dù trách nhiệm bảo vệ môi trường là của tất cả mọi người.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp;Một nguyên nhân khác gây ra ô nhiễm môi trường chính là sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp. Họ đặt nặng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, không ít doanh nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác, khiến cho tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng. Bên cạnh đó, chính sự chưa chặt chẽ trong việc quản lý bảo vệ môi trường của nhà nước cũng đã tiếp tay cho các hành vi phá hoại môi trường được tiếp diễn. Việt Nam thiếu những chính sách và quy định bảo vệ môi trường nghiêm ngặt và do đang thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư để phát triển nên dễ mắc vào "cạm bẫy": trở thành nơi tiếp nhận nhiều ngành công nghiệp "bẩn". Ví như, ngành cán thép làm tốn nhiều tài nguyên như đất, nước, năng&nbsp;lượng, thải ra những chất thải nguy hại cho môi trường. Ngoài ra, lượng xe cộ lưu thông ngày càng nhiều ở nước ta cũng góp phần không nhỏ vào việc gây ô nhiễm bầu không khí.</p> <p style="text-align: justify;">Điều này đã để lại hậu quả gì?</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; Nhiều người đã trở thành nạn nhân bất đắc dĩ của nạn ô nhiễm môi trường. Điển hình như "làng ung thư" Thạch Sơn ở Phú Thọ, hàng trăm người đã chết vì căn bệnh ung thư mà nguyên nhân là do dùng nguồn nước bị ô nhiễm thải ra Nhà máy Hóa chất Lâm Thao, Phú Thọ. Hàng năm có khoảng 16.000 người ở Việt Nam chết vì những căn bệnh liên quan tới ô nhiễm không khí. Dự báo trong những năm tới, con số này còn có thể&nbsp;tiếp tục gia tăng. Cạn kiệt tài nguyên sinh vật là một hậu quả khác không thể tránh được của ô nhiễm môi trường. Các rặng san hô ở cửa sông cũng như các vùng nước lợ biến&nbsp;mất dần. Hiện tượng thủy triều đỏ cũng đã xuất hiện ở nước ta từ tháng 6 đến trung tuần tháng 7 âm lịch tại vùng biển nam trung bộ, đặc biệt là tại Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Hơn 30 km bãi biển từ Cà Ná đến Long Hương nhầy nhụa những bột báng màu xám đen dày cả tấc, trộn với xác chết của sinh vật tạo nên mùi hôi thối. Khối nhầy trong suốt bao quanh một số loài vi tảo biển là nguyên nhân làm cho nước biển đặc quánh như cháo. Ngoài ra, trong tương lai gần, Việt Nam có thể sẽ bị thiếu nước sinh hoạt trầm trọng do lượng nước sạch bị ô nhiễm ngày một nhiều...</p> <p style="text-align: justify;">Lẽ nào ta lại nhắm mắt làm ngơ?</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp;Không! Chúng ta cần phải tiếp tục công cuộc bảo vệ và làm sạch môi trường bằng những biện pháp tốt hơn, thiết thực hơn nữa! Thứ nhất, phải có các hình thức xử phạt thật&nbsp;nặng và nghiêm minh đối với các cá nhân, tổ chức, cơ quan có hành vi phá hoại môi&nbsp;trường, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân. Bên cạnh đó, cũng cần giáo dục ý thức cho người dân qua các hình thức tuyên truyền, cổ động như tổ chức những buổi giao lưu bàn về vấn đề môi trường tại các đơn vị hành chính cấp phường, xã... Đưa&nbsp;những bài viết chi tiết hơn về môi trường trong các sách giáo khoa ngay từ cấp tiểu học, giúp học sinh có thái độ và cái nhìn đúng đắn về môi trường và những hậu quả của việc phá hoại môi trường, từ đó giúp các em biết yêu và bảo vệ môi trường mình đang sống. Một cách khác để giúp bảo vệ môi trường phát động thường xuyên hơn những phong trào tình nguyện như bảo vệ môi trường khu dân cư, dọn rác ở các khu vực công cộng, làm sạch bãi biển...</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; Tình trạng môi trường ở Việt Nam tuy nghiêm trọng nhưng vẫn có thể cứu vãn nếu mỗi người dân biết góp sức của mình, chung tay bảo vệ môi trường. Vậy nên, chúng ta cần chung tay bảo vệ môi trường và tránh gây ô nhiễm. Vì tương lai một Việt Nam xanh,&nbsp;sạch, đẹp và vì cuộc sống của chính chúng ta cũng như của các thế hệ sau! Hãy bảo về môi trường để bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.</p> <p style="text-align: right;"><strong></strong></p> </div> <div id="end_sub_question_nav"></div> </div>
Xem lời giải bài tập khác cùng bài