Đọc hiểu "Tiếng Việt" của Lưu Quang Vũ và "Lòng yêu nước của nhân dân ta" của Hồ Chí Minh
Phân tích "Tiếng Việt" của Lưu Quang Vũ và "Lòng yêu nước của nhân dân ta" của Hồ Chí Minh
<p><strong>Đọc hiểu "Tiếng Việt" của Lưu Quang Vũ và trả lời các câu hỏi</strong></p>
<p><em>“Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói</em></p>
<p><em>Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ</em></p>
<p><em>Ôi tiếng Việt như đất cày , như lụa</em></p>
<p><em>Óng tre ngà và mềm mại như tơ</em></p>
<p><em>Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát</em></p>
<p><em>Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh</em></p>
<p><em>Như gió nước không thể nào nắm bắt</em></p>
<p><em>Dấu huyền trầm , dấu ngã chênh vênh”</em></p>
<p><em>(Lưu Quang Vũ – Tiếng Việt)</em></p>
<p><strong>Câu 1.</strong> Văn bản trên thuộc thể thơ nào?</p>
<p>Lời giải chi tiết: Thể thơ tự do.</p>
<p><strong>Câu 2. </strong>Chỉ ra và phân tích biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong văn bản.</p>
<p>Lời giải chi tiết: </p>
<p>Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong văn bản: so sánh</p>
<p> - <em>Ôi tiếng Việt như đất cày , như lụa</em></p>
<p><em> - Óng tre ngà và mềm mại như tơ</em></p>
<p><em> - Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát</em></p>
<p><em> - Như gió nước không thể nào nắm bắt</em></p>
<p>Tác dụng : hữu hình hóa vẻ đẹp của tiếng Việt bằng các hình ảnh, âm thanh, tiếng Việt đẹp bởi hình và thanh.</p>
<p><strong>Câu 3. </strong>Văn bản thể hiện thái độ, tình cảm gì của tác giả đối với tiếng Việt.</p>
<p>Lời giải chi tiết:</p>
<p>Văn bản trên thể hiện lòng yêu mến , thái độ trân trọng đối với vẻ đẹp và sự giàu có, phong phú của tiếng Việt.</p>
<p><strong>Câu 4.</strong> Viết đoạn văn khoảng 6 – 8 câu, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt ở giới trẻ ngày nay.</p>
<p>Thí sinh phải viết một đoạn văn ngắn hoàn chỉnh khoảng 6 – 8 câu trình bày được suy nghĩ về trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.( Ví dụ: ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong nói và viết, phê phán các hành vi cố tình sử dụng sai tiếng Việt).</p>
<div id="sub-question-1" class="box-question top20">
<div><strong>Đọc hiểu đoạn văn "Lòng yêu nước của nhân dân ta" và trả lời các câu hỏi</strong></div>
</div>
<div id="sub-question-2" class="box-question top20">
<p> <em>“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi. Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ to lớn , nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn , nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”</em></p>
<p><em>(Hồ Chí Minh)</em></p>
<p><strong>Câu 5.</strong> Anh ( chị) hãy đặt tên cho đoạn trích.</p>
<p>Lời giải chi tiết: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta</p>
<p><strong>Câu 6: </strong>Chỉ ra phép liên kết chủ yếu được sử dụng trong đoạn trên.</p>
<p>Lời giải chi tiết: Phép thế với các đại từ <em>“ đó”, “ ấy” , “ nó</em>”.</p>
<p><strong>Câu 7.</strong> Đoạn trên viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Đặc trưng?</p>
<p>Lời giải chi tiết : Tác giả đã dùng nghệ thuật ẩn dụ khi ngầm so sánh sức mạnh của lòng yêu nước với “một làn sóng” </p>
<p> + Dùng phép điệp trong cấu trúc “<em>nó kết thành”, ”nó lướt qua”, “nó nhấn chìm</em>”…</p>
<p> + Điệp từ “<em>nó</em>”</p>
<p> + Phép liệt kê.</p>
<p><strong>Câu 8. </strong>Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để thể hiện lòng yêu nước trong câu : “ <em>Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ to lớn , nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn , nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”</em></p>
<p>Lời giải chi tiết: Viết theo phong cách ngôn ngữ chính luận, với những đặc trưng:</p>
<p> + Tính công khai về quan điểm chính trị.</p>
<p> + Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận.</p>
<p> + Tính truyền cảm, thuyết phục.</p>
</div>
Xem lời giải bài tập khác cùng bài