<strong>Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài</strong>
<h3 data-v-5af8f31c=""><span data-v-5af8f31c=""><strong>Soạn bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài</strong></span></h3>
<p><strong>Nội dung ch&iacute;nh</strong></p> <table> <tbody> <tr> <td style="font-weight: 400;">Qua tấn bi kịch của Vũ Như T&ocirc;, t&aacute;c giả đ&atilde; đặt ra vấn đề s&acirc;u sắc, c&oacute; &yacute; nghĩa mu&ocirc;n thủa về mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc sống, giữa l&iacute; tưởng nghệ thuật thuần t&uacute;y cao si&ecirc;u mu&ocirc;n đời với lợi &iacute;ch thiết th&acirc;n v&agrave; trực tiếp của nh&acirc;n d&acirc;n.</td> </tr> </tbody> </table> <p><strong>Trước khi đọc</strong></p> <p><strong>C&acirc;u hỏi (trang 132, SGK Ngữ Văn 11, tập một):</strong></p> <p>Lời thoại v&agrave; h&agrave;nh động thể hiện th&aacute;i độ g&igrave; của c&aacute;c nh&acirc;n vật?</p> <p><strong>Phương ph&aacute;p giải:</strong></p> <p>Ch&uacute; &yacute; v&agrave;o đoạn đầu của t&aacute;c phẩm.</p> <p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p> <p><strong>C&aacute;ch 1</strong></p> <p>Lời thoại v&agrave; h&agrave;nh động thể hiện th&aacute;i độ bất ngờ, đột ngột khi c&aacute;c nh&acirc;n vật hay tin người d&acirc;n v&agrave; phản qu&acirc;n đang nổi l&ecirc;n, đ&ograve;i đến ph&aacute; Cửu Tr&ugrave;ng Đ&agrave;i v&agrave; muốn giết Vũ Như T&ocirc;.</p> <p data-idx="5786" data-label="C&acirc;u2C&aacute;ch 2">&nbsp;</p> <p><strong>Trong khi đọc 1</strong></p> <p><strong>C&acirc;u 1 (trang 132, SGK Ngữ Văn 11, tập một):</strong></p> <p>Lời thoại v&agrave; h&agrave;nh động thể hiện th&aacute;i độ g&igrave; của c&aacute;c nh&acirc;n vật?</p> <p><strong>Phương ph&aacute;p giải:</strong></p> <p>Ch&uacute; &yacute; v&agrave;o đoạn đầu của t&aacute;c phẩm.</p> <p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p> <p><strong>C&aacute;ch 1</strong></p> <p>Lời thoại v&agrave; h&agrave;nh động thể hiện th&aacute;i độ bất ngờ, đột ngột khi c&aacute;c nh&acirc;n vật hay tin người d&acirc;n v&agrave; phản qu&acirc;n đang nổi l&ecirc;n, đ&ograve;i đến ph&aacute; Cửu Tr&ugrave;ng Đ&agrave;i v&agrave; muốn giết Vũ Như T&ocirc;.</p> <p><strong>Trong khi đọc 2</strong></p> <p><strong>C&acirc;u 2 (trang 132, SGK Ngữ Văn 11, tập một):</strong></p> <p>T&igrave;nh huống kịch được mi&ecirc;u tả trong lớp I l&agrave; g&igrave;?</p> <p><strong>Phương ph&aacute;p giải:</strong></p> <p>Đọc kỹ Lớp I</p> <p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p> <p><strong>C&aacute;ch 1</strong></p> <p>T&igrave;nh huống kịch trong Lớp I l&agrave; việc cung nữ Đan Thiềm nhận được tin phản qu&acirc;n c&ugrave;ng người d&acirc;n ngh&egrave;o khổ đang k&eacute;o đến để ph&aacute; Cửu Tr&ugrave;ng Đ&agrave;i, b&agrave; đến n&oacute;i cho Vũ Như T&ocirc; &ndash; chủ của c&ocirc;ng tr&igrave;nh đ&oacute; v&agrave; bảo &ocirc;ng phải trốn ngay đi nhưng &ocirc;ng kh&ocirc;ng tin đồng thời cũng kh&ocirc;ng c&oacute; &yacute; định trốn chạy.</p> <p>&nbsp;</p> <p><strong>Trong khi đọc 3</strong></p> <p><strong>C&acirc;u 3 (trang 133, SGK Ngữ Văn 11, tập một):</strong></p> <p>Bối cảnh n&agrave;o được t&aacute;i hiện th&ocirc;ng qua c&aacute;c chỉ dẫn s&acirc;n khấu?</p> <p><strong>Phương ph&aacute;p giải:</strong></p> <p>Ch&uacute; &yacute; v&agrave;o bối cảnh s&acirc;n khấu ở Lớp I.</p> <p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p> <p><strong>C&aacute;ch 1</strong></p> <p>Bối cảnh được t&aacute;i hiện ở đ&acirc;y l&agrave; một cảnh hết sức hỗn loạn, phản qu&acirc;n c&ugrave;ng người d&acirc;n đang ầm ầm k&eacute;o đến c&ugrave;ng tiếng qu&acirc;n, tiếng trống&hellip; ầm ầm cả một v&ugrave;ng, khiến người trong ho&agrave;n cảnh kh&ocirc;ng khỏi phấp phỏng, kh&ocirc;ng y&ecirc;n.</p> <p><strong>Trong khi đọc 4</strong></p> <p><strong>C&acirc;u 4 (trang 134, SGK Ngữ Văn 11, tập một):</strong></p> <p>Ch&uacute; &yacute; th&aacute;i độ của Vũ Như T&ocirc;, Đan Thiềm khi Nguyễn Vũ xuất hiện.</p> <p><strong>Phương ph&aacute;p giải:</strong></p> <p>Đọc kỹ Lớp II.</p> <p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p> <p><strong>C&aacute;ch 1</strong></p> <p>Khi Nguyễn Vũ xuất hiện, Đan Thiềm v&agrave; Vũ Như T&ocirc; được trấn an hơn ch&uacute;t nhưng tiếng của phản qu&acirc;n dồn dập ng&agrave;y c&agrave;ng gần, Đan Thiềm lại tiếp tục hối th&uacute;c Vũ Như T&ocirc; nhanh ch&oacute;ng trốn đi nhưng &ocirc;ng vẫn nhất quyết kh&ocirc;ng chịu trốn đi.</p> <p><strong>Trong khi đọc 5</strong></p> <p><strong>C&acirc;u 5 (trang 134, SGK Ngữ Văn 11, tập một):</strong></p> <p>Sự kiện n&agrave;o được mi&ecirc;u tả trong lớp III?</p> <p><strong>Phương ph&aacute;p giải:</strong></p> <p>Ch&uacute; &yacute; v&agrave;o nội dung của Lớp III.</p> <p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p> <p><strong>C&aacute;ch 1</strong></p> <p>Sự kiện được mi&ecirc;u tả trong lớp III l&agrave; L&ecirc; Trung Mại xuất hiện v&agrave; th&ocirc;ng b&aacute;o về t&igrave;nh h&igrave;nh phản qu&acirc;n. Nguyễn Vũ lo lắng hỏi vua đang ở đ&acirc;u th&igrave; hay tin vua đ&atilde; chết. Nguyễn Vũ r&uacute;t dao ra tự tử trước con mắt của Đan Thiềm, Vũ Như T&ocirc; v&agrave; L&ecirc; Trung Mại.</p> <p><strong>Trong khi đọc 6</strong></p> <p><strong>C&acirc;u 6 (trang 135, SGK Ngữ Văn 11, tập một):</strong></p> <p>Sự kiện n&agrave;o được mi&ecirc;u tả trong lớp IV?</p> <p><strong>Phương ph&aacute;p giải:</strong></p> <p>Đọc kỹ nội dung của Lớp IV.</p> <p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p> <p><strong>C&aacute;ch 1</strong></p> <p>Sự kiện được mi&ecirc;u tả trong lớp IV ở đ&acirc;y l&agrave; cảnh bọn nội gi&aacute;n chạy v&agrave;o, b&aacute;o cho Vũ Như T&ocirc; biết Cửu Tr&ugrave;ng Đ&agrave;i đang bị kẻ đốt, người ph&aacute;, sắp kh&ocirc;ng c&ograve;n g&igrave; nữa nhưng &ocirc;ng kh&ocirc;ng tin đ&oacute; l&agrave; sự thật.</p> <p><strong>Trong khi đọc 7</strong></p> <p><strong>C&acirc;u 7 (trang 136, SGK Ngữ Văn 11, tập một):</strong></p> <p>Ch&uacute; &yacute; kh&aacute;c biệt trong h&agrave;nh động, th&aacute;i độ của c&aacute;c nh&acirc;n vật trong t&igrave;nh thế nguy ngập.</p> <p><strong>Phương ph&aacute;p giải:</strong></p> <p>Đọc kỹ lớp IV; Ch&uacute; &yacute; v&agrave;o th&aacute;i độ của nh&acirc;n vật.</p> <p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p> <p><strong>C&aacute;ch 1&nbsp;</strong></p> <p>- Vũ Như T&ocirc;: thản nhi&ecirc;n, chỉ nghĩ đến Cửu Tr&ugrave;ng Đ&agrave;i, kh&ocirc;ng tin rằng n&oacute; bị ph&aacute;</p> <p>&nbsp;- Lũ th&aacute;i gi&aacute;m: t&igrave;m c&aacute;ch bỏ trốn với hy vọng tho&aacute;t chết.</p> <p><strong>Trong khi đọc 8</strong></p> <p><strong>C&acirc;u 8 (trang 136, SGK Ngữ Văn 11, tập một):</strong></p> <p>Ch&uacute; &yacute; th&aacute;i độ của Vũ Như T&ocirc; v&agrave; Đan Thiềm.</p> <p><strong>Phương ph&aacute;p giải:</strong></p> <p>Đọc kỹ nội dung lớp V.</p> <p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p> <p><strong>C&aacute;ch 1</strong></p> <p>- Vũ Như T&ocirc;: vẫn nhất quyết kh&ocirc;ng chịu trốn đi v&agrave; c&oacute; &yacute; muốn ở lại chịu họa c&ugrave;ng Đan Thiềm&nbsp;</p> <p>&nbsp;- Đan Thiềm: một l&ograve;ng cầu xin &ocirc;ng mau trốn đi</p> <p><strong>Trong khi đọc 9</strong></p> <p><strong>C&acirc;u 9 (trang 137, SGK Ngữ Văn 11, tập một):</strong></p> <p>Ch&uacute; &yacute; h&agrave;nh động của đ&aacute;m cung nữ v&agrave; qu&acirc;n khởi loạn.</p> <p><strong>Phương ph&aacute;p giải:</strong></p> <p>Đọc kỹ lời thoại của đ&aacute;m cung nữ v&agrave; qu&acirc;n khởi loạn ở Lớp VI v&agrave; Lớp VII.</p> <p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p> <p><strong>C&aacute;ch 1&nbsp;</strong></p> <p>- Cung nữ: quỳ xuống xin h&agrave;ng, mong được sống s&oacute;t&nbsp;</p> <p>&nbsp;- Qu&acirc;n khởi loạn: h&ugrave;ng hổ x&ocirc;ng v&agrave;o, h&ugrave;ng hổ, độc &aacute;c, quyết giết chết lũ cung nữ</p> <p><strong>Trong khi đọc 10</strong></p> <p><strong>C&acirc;u 10 (trang 138, SGK Ngữ Văn 11, tập một):</strong></p> <p>H&agrave;nh động, lời thoại của Vũ Như T&ocirc; v&agrave; Đan Thiềm thể hiện th&aacute;i độ g&igrave; của nh&acirc;n vật?</p> <p><strong>Phương ph&aacute;p giải:</strong></p> <p>Ch&uacute; &yacute; v&agrave;o lời thoại của Vũ Như T&ocirc; v&agrave; Đan Thiềm ở Lớp VII.</p> <p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p> <p><strong>C&aacute;ch 1</strong></p> <p>H&agrave;nh động, lời thoại của Vũ Như T&ocirc; v&agrave; Đan Thiềm thể hiện th&aacute;i độ ki&ecirc;n định, kh&ocirc;ng khuất phục trước bọn phản qu&acirc;n, một l&ograve;ng trung th&agrave;nh với triều đ&igrave;nh. Họ l&agrave; những người trong sạch v&agrave; ngay thẳng. Đan Thiềm lu&ocirc;n một l&ograve;ng muốn xin tội cho Vũ Như T&ocirc;, b&agrave; đ&atilde; hạ m&igrave;nh, quỳ gối trước giặc để xin tha tội chết cho Vũ Như T&ocirc;.</p> <p><strong>Trong khi đọc 11</strong></p> <p><strong>C&acirc;u 11 (trang 139, SGK Ngữ Văn 11, tập một):</strong></p> <p>Ch&uacute; &yacute; sự đối lập trong lời thoại, h&agrave;nh động của Vũ Như T&ocirc; v&agrave; đ&aacute;m qu&acirc;n sĩ.</p> <p><strong>Phương ph&aacute;p giải:</strong></p> <p>Ch&uacute; &yacute; v&agrave;o lời thoại của nh&acirc;n vật</p> <p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p> <p><strong>C&aacute;ch 1&nbsp;</strong></p> <p>- Vũ Như T&ocirc;: th&agrave; chết chứ kh&ocirc;ng chịu khuất phục trước phản qu&acirc;n, lu&ocirc;n muốn được ph&acirc;n trần cũng An H&ograve;a Hầu</p> <p>&nbsp;- Đ&aacute;m qu&acirc;n sĩ: cười mỉa mai, c&oacute; th&aacute;i độ th&ocirc; lỗ nhưng cũng c&oacute; c&aacute;i l&yacute; khi ph&acirc;n bua l&yacute; do Vũ Như T&ocirc; c&oacute; tội.</p> <p><strong>Trong khi đọc 12</strong></p> <p><strong>C&acirc;u 12 (trang 140, SGK Ngữ Văn 11, tập một):</strong></p> <p>Ch&uacute; &yacute; th&aacute;i độ của Vũ Như T&ocirc; khi biết Cửu Tr&ugrave;ng Đ&agrave;i bị đốt ch&aacute;y.</p> <p><strong>Phương ph&aacute;p giải:</strong></p> <p>Ch&uacute; &yacute; v&agrave;o lời thoại của Vũ Như T&ocirc; khi biết Cửu Tr&ugrave;ng Đ&agrave;i bị ch&aacute;y.</p> <p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p> <p><strong>C&aacute;ch 1</strong></p> <p>Vũ Như T&ocirc; như sụp đổ, biết bao c&ocirc;ng sức, hy vọng &ocirc;ng đều gửi gắm v&agrave;o c&ocirc;ng t&igrave;nh n&agrave;y m&agrave; nay n&oacute; bị đốt đi c&ugrave;ng với những kh&aacute;t khao, ho&agrave;i b&atilde;o l&yacute; tưởng của &ocirc;ng. Sự sụp đổ đ&oacute; khiến &ocirc;ng kh&ocirc;ng c&ograve;n thiết sống nữa, &ocirc;ng dứt kho&aacute;t muốn chết c&ugrave;ng với Cửu Tr&ugrave;ng Đ&agrave;i, c&ugrave;ng l&yacute; tưởng, ho&agrave;i b&atilde;o của &ocirc;ng.</p> <p><strong>Sau khi đọc 1</strong></p> <p><strong>C&acirc;u 1 (trang 141, SGK Ngữ Văn 11, tập một):</strong></p> <p>T&oacute;m tắt c&aacute;c sự kiện ch&iacute;nh trong đoạn tr&iacute;ch. Bạn c&oacute; nhận x&eacute;t g&igrave; về diễn biến của c&aacute;c sự kiện?</p> <p><strong>Phương ph&aacute;p giải:</strong></p> <p>Đọc kỹ to&agrave;n bộ t&aacute;c phẩm.</p> <p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p> <p><strong>C&aacute;ch 1</strong></p> <p>- Đan Thiềm hay tin c&oacute; qu&acirc;n phản loạn muốn đến giết Vũ Như T&ocirc; v&agrave; ph&aacute; Cửu Tr&ugrave;ng Đ&agrave;i, b&agrave; đến th&uacute;c giục Vũ Như T&ocirc; trốn đi nhưng &ocirc;ng nhất quyết kh&ocirc;ng trốn.&nbsp;</p> <p>&nbsp;- Nguyễn Vũ xuất hiện, hay tin vua chết liền tự tử theo vua</p> <p>&nbsp;- Bọn nội gi&aacute;n bỏ trốn</p> <p>&nbsp;- Qu&acirc;n l&iacute;nh x&ocirc;ng v&agrave;o đ&ograve;i giết cung nữ, Vũ Như T&ocirc;</p> <p>&nbsp;- Đan Thiềm xin phản qu&acirc;n tha cho Vũ Như T&ocirc; v&agrave; bị ch&uacute;ng k&eacute;o ra ngo&agrave;i</p> <p>&nbsp;- Vũ Như T&ocirc; nghe tin Cửu Tr&ugrave;ng Đ&agrave;i bị ph&aacute; v&agrave; muốn đến ph&acirc;n bua với thủ lĩnh của phản qu&acirc;n</p> <p>&nbsp;- Vũ Như T&ocirc; hiểu ra cơ sự v&agrave; xin đến ph&aacute;p trường để chết&nbsp;</p> <p>&rarr; Diễn biến của c&aacute;c sự kiện diễn ra kh&aacute; nhanh nhưng ph&ugrave; hợp với diễn biến của c&acirc;u chuyện v&agrave; thể hiện r&otilde; được th&aacute;i độ của từng nh&acirc;n vật.</p> <p data-idx="5801" data-label="C&acirc;u15C&aacute;ch 2">&nbsp;</p> <p><strong>Sau khi đọc 2</strong></p> <p><strong>C&acirc;u 2 (trang 141, SGK Ngữ Văn 11, tập một):</strong></p> <p>T&igrave;nh huống kịch được mi&ecirc;u tả trong đoạn tr&iacute;ch l&agrave; g&igrave;? Trước t&igrave;nh huống đ&oacute;, mỗi nh&acirc;n vật đ&atilde; c&oacute; những phản ứng, h&agrave;nh động như thế n&agrave;o? Những phản ứng, h&agrave;nh động đ&oacute; thể hiện đặc điểm t&iacute;nh c&aacute;ch g&igrave; của nh&acirc;n vật?</p> <p><strong>Phương ph&aacute;p giải:</strong></p> <p>Đọc kỹ t&aacute;c phẩm để trả lời c&acirc;u hỏi n&agrave;y.</p> <p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p> <p><strong>C&aacute;ch 1</strong></p> <p>- T&igrave;nh huống kịch được mi&ecirc;u tả trong đoạn tr&iacute;ch l&agrave; phản qu&acirc;n v&agrave; người d&acirc;n đang muốn t&igrave;m để giết Vũ Như T&ocirc; &ndash; chủ nh&acirc;n của c&ocirc;ng tr&igrave;nh Cửu Tr&ugrave;ng Đ&agrave;i. Cung nữ Đan Thiềm thấy vậy đến n&oacute;i với Vũ Như T&ocirc; bảo &ocirc;ng chạy trốn ngay đi.&nbsp;</p> <p>&nbsp;- Trước t&igrave;nh huống đ&oacute;, Vũ Như T&ocirc; vẫn thản nhi&ecirc;n, kh&ocirc;ng biết l&agrave; m&igrave;nh c&oacute; tội, một l&ograve;ng muốn ở lại kh&ocirc;ng chịu trốn đi. Đan Thiềm th&igrave; lo lắng, giục &ocirc;ng mau chạy trốn đi. Phản qu&acirc;n th&igrave; h&ugrave;ng hổ k&eacute;o v&agrave;o đ&ograve;i giết đ&aacute;m cung nữ v&agrave; Vũ Như T&ocirc;. Nguyễn Vũ th&igrave; tự tử, đ&aacute;m nội gi&aacute;m th&igrave; trốn chạy nhằm t&igrave;m c&aacute;ch tho&aacute;t th&acirc;n. Cuối c&ugrave;ng Vũ Như T&ocirc; hiểu được cơ sự, lỗi lầm, thấy t&acirc;m huyết của m&igrave;nh bị đốt, đ&aacute;nh ph&aacute;, &ocirc;ng xin được chết theo.</p> <p>&rarr; Những phản ứng, h&agrave;nh động đ&oacute; đ&atilde; thể hiện r&otilde; phẩm chất của từng nh&acirc;n vật. Vũ Như T&ocirc; th&igrave; ngay thẳng, c&oacute; l&yacute; n&ecirc;n m&atilde;i mới nhận ra lỗi lầm của m&igrave;nh ở đ&acirc;u. Đan Thiềm một l&ograve;ng tiếc thương cho t&agrave;i năng của Vũ Như T&ocirc;, muốn &ocirc;ng trốn đi để lưu giữ lại một t&agrave;i năng tuyệt với đ&oacute;. Cung nữ v&agrave; đ&aacute;m nội gi&aacute;m h&egrave;n nh&aacute;t, b&ecirc;n th&igrave; quỳ xuống nhận tội, b&ecirc;n th&igrave; bỏ của chạy lấy người h&ograve;ng t&igrave;m c&aacute;ch sống s&oacute;t. Trong khung cảnh hỗn loạn đ&oacute;, ch&uacute;ng ta c&oacute; thể nhận ra được t&iacute;nh c&aacute;ch của từng nh&acirc;n vật, ai tốt, ai xấu, ai ngay thẳng, ai tiểu nh&acirc;n bỉ ổi.&nbsp;</p> <p><strong>Sau khi đọc 3</strong></p> <p><strong>C&acirc;u 3 (trang 141, SGK Ngữ Văn 11, tập một):</strong></p> <p>Xung đột ch&iacute;nh trong đoạn tr&iacute;ch l&agrave; g&igrave;? Dựa v&agrave;o đ&acirc;u bạn nhận ra xung đột đ&oacute;?</p> <p><strong>Phương ph&aacute;p giải:</strong></p> <p>&nbsp;Ch&uacute; &yacute; v&agrave;o nh&acirc;n vật Vũ Như T&ocirc; v&agrave; Đan Thiềm</p> <p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p> <p><strong>C&aacute;ch 1</strong></p> <p>Xung đột ch&iacute;nh trong đoạn tr&iacute;ch l&agrave; ở nhận thức của nh&acirc;n vật Vũ Như T&ocirc;. Đan Thiềm bảo &ocirc;ng trốn đi, phản qu&acirc;n đến rồi nhưng &ocirc;ng kh&ocirc;ng chịu, vẫn một l&ograve;ng muốn ở lại nơi Cửu Tr&ugrave;ng Đ&agrave;i. Đến cuối c&ugrave;ng, Đan Thiềm chết, kh&ocirc;ng thể cứu gi&uacute;p &ocirc;ng, &ocirc;ng lại muốn đến gặp địch để ph&acirc;n bua, xem m&igrave;nh sai ở đ&acirc;u muốn giết. Đ&aacute;m phản qu&acirc;n mỉa mai, giải th&iacute;ch khiến &ocirc;ng nhận ra c&aacute;i l&yacute; tưởng của m&igrave;nh lại k&eacute;o theo nhiều hệ lụy như vậy, &ocirc;ng buồn ch&aacute;n v&agrave; hiểu ra mọi điều.</p> <p><strong>Sau khi đọc 4</strong></p> <p><strong>C&acirc;u 4 (trang 141, SGK Ngữ Văn 11, tập một):</strong></p> <p>Ph&acirc;n t&iacute;ch diễn biến t&acirc;m trạng của Vũ Như T&ocirc; được thể hiện trong đoạn tr&iacute;ch (dựa v&agrave;o c&aacute;c lời thoại v&agrave; h&agrave;nh động của nh&acirc;n vật).</p> <p><strong>Phương ph&aacute;p giải:</strong></p> <p>Ch&uacute; &yacute; v&agrave;o diễn biến t&acirc;m l&yacute; của Vũ Như T&ocirc; được thể hiện qua lời thoại.</p> <p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p> <p><strong>C&aacute;ch 1</strong>&nbsp;</p> <p>- Vũ Như T&ocirc; kh&ocirc;ng chịu nghe lời khuy&ecirc;n của Đan Thiềm trốn đi</p> <p>&nbsp;- Khi nắm r&otilde; được t&igrave;nh h&igrave;nh phản qu&acirc;n đang đến dần, &ocirc;ng vẫn kh&ocirc;ng chịu trốn đi</p> <p>&nbsp;- Khi phản qu&acirc;n đến, &ocirc;ng đứng trước mặt ch&uacute;ng kh&ocirc;ng hề tỏ th&aacute;i độ khuất phục</p> <p>&nbsp;- Bọn ch&uacute;ng đ&ograve;i giết &ocirc;ng v&agrave; &ocirc;ng kh&ocirc;ng biết bản th&acirc;n sai ở đ&acirc;u</p> <p>&nbsp;- Phản qu&acirc;n chỉ ra c&aacute;i sai của &ocirc;ng, c&aacute;i tội đ&aacute;ng chết của &ocirc;ng&nbsp;</p> <p>&nbsp;- Nghe tin Cửu Tr&ugrave;ng Đ&agrave;i bị ph&aacute; đốt, &ocirc;ng đau đớn v&agrave; xin được đến ph&aacute;p trường h&agrave;nh quyết.</p> <p><strong>Sau khi đọc 5</strong></p> <p><strong>C&acirc;u 5 (trang 141, SGK Ngữ Văn 11, tập một):</strong></p> <p>H&igrave;nh tượng Cửu Tr&ugrave;ng Đ&agrave;i trong vở kịch c&oacute; &yacute; nghĩa g&igrave;? Bạn c&oacute; suy nghĩ g&igrave; về những phản ứng kh&aacute;c nhau của c&aacute;c nh&acirc;n vật khi Cửu Tr&ugrave;ng Đ&agrave;i bị đốt ch&aacute;y?</p> <p><strong>Phương ph&aacute;p giải:</strong></p> <p>Ch&uacute; &yacute; v&agrave;o h&igrave;nh ảnh Cửu Tr&ugrave;ng Đ&agrave;i.</p> <p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p> <p><strong>C&aacute;ch 1</strong></p> <p>- Cửu Tr&ugrave;ng Đ&agrave;i l&agrave; biểu tượng cao nhất của một gi&aacute; trị nghệ thuật, đ&oacute; l&agrave; một c&ocirc;ng tr&igrave;nh kiến tr&uacute;c lớn, mang &yacute; nghĩa thời đại của một kỹ sư t&agrave;i ba mang t&ecirc;n Vũ Như T&ocirc;. Đ&acirc;y được coi l&agrave; một sản phẩm của gi&aacute; trị nghệ thuật tạc th&agrave;nh.&nbsp;</p> <p>- C&aacute;ch phản ứng kh&aacute;c nhau của nh&acirc;n vật trong truyện l&agrave; ho&agrave;n to&agrave;n c&oacute; thể hiểu. Cửu Tr&ugrave;ng Đ&agrave;i l&agrave; c&ocirc;ng tr&igrave;nh cả đời, l&agrave; l&yacute; tưởng sống của Vũ Như T&ocirc;, bởi vậy &ocirc;ng đau đớn, gục ng&atilde; l&agrave; truyện hết sức b&igrave;nh thường. Người d&acirc;n th&igrave; cảm thấy vui sướng, phấn khởi mu&ocirc;n phần bởi để l&agrave;m c&ocirc;ng tr&igrave;nh đ&oacute;, họ phải bỏ ra sức lao động của m&igrave;nh, thậm ch&iacute; l&agrave; xương m&aacute;u khiến họ cảm thấy n&oacute; l&agrave; nỗi đau khổ chứ kh&ocirc;ng hề đẹp như Vũ Như T&ocirc; nghĩ. Bởi vậy họ vui mừng, phấn khởi trước sự hủy hoại của c&ocirc;ng tr&igrave;nh đ&oacute;.&nbsp;&nbsp;</p> <p><strong>Sau khi đọc 6</strong></p> <p><strong>C&acirc;u 6 (trang 141, SGK Ngữ Văn 11, tập một):</strong></p> <p>Vở kịch gợi cho bạn suy nghĩ g&igrave; về mối quan hệ giữa nghệ thuật v&agrave; cuộc sống, giữa l&yacute; tưởng v&agrave; thực tế, giữa c&aacute; nh&acirc;n v&agrave; lịch sử?</p> <p><strong>Phương ph&aacute;p giải:</strong></p> <p>Dựa v&agrave;o kiến thức r&uacute;t ra được sau khi đọc văn bản v&agrave; trả lời c&acirc;u hỏi</p> <p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p> <p><strong>C&aacute;ch 1</strong></p> <p>Vở kịch gợi cho em suy nghĩ về mối quan hệ mật thiết giữa nghệ thuật v&agrave; đời sống, nghệ thuật phải lu&ocirc;n phục vụ cho đời sống. Đ&oacute; l&agrave; &yacute; nghĩa v&agrave; gi&aacute; trị ch&acirc;n ch&iacute;nh của nghệ thuật. Sự xa rời thực tiễn sẽ l&agrave;m mất đi gi&aacute; trị của nghệ thuật, thậm ch&iacute;, n&oacute; c&ograve;n g&acirc;y mất niềm tin v&agrave; xung đột giữa những người xung quanh với nhau. Bởi mọi gi&aacute; trị đều phải gắn liền với cuộc sống, phản &aacute;nh cuộc sống của con người, như vậy mới ho&agrave;n th&agrave;nh được vai tr&ograve;, sứ mệnh của nghệ thuật.&nbsp;</p> <p><strong>Sau khi đọc 7</strong></p> <p><strong>C&acirc;u 7 (trang 141, SGK Ngữ Văn 11, tập một):</strong></p> <p>Trong lời đề tựa kịch Vũ Như T&ocirc;, Nguyễn Huy Tưởng viết:&nbsp;</p> <p>&ldquo;Than &ocirc;i! Như T&ocirc; phải hay những kẻ giết Như T&ocirc; phải? Ta chẳng biết.&nbsp;</p> <p>Cầm b&uacute;t chẳng qua c&ugrave;ng một bệnh với Đan Thiềm.&rdquo;&nbsp;</p> <p>Lời đề tựa n&agrave;y cho thấy th&aacute;i độ g&igrave; của t&aacute;c giả đối với c&aacute;c nh&acirc;n vật? Th&aacute;i độ đ&oacute; được biểu hiện như thế n&agrave;o qua văn bản Vĩnh biệt Cửu Tr&ugrave;ng Đ&agrave;i?</p> <p>&nbsp;</p> <p><strong>Phương ph&aacute;p giải:</strong></p> <p>&nbsp;Ch&uacute; &yacute; v&agrave;o lời đề tựa v&agrave; nội dung của vở kịch để trả lời c&acirc;u hỏi n&agrave;y.&nbsp;</p> <p>&nbsp;</p> <p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p> <p><strong>C&aacute;ch 1</strong></p> <p>Lời đề tựa đ&atilde; thể hiện r&otilde; th&aacute;i độ của t&aacute;c giả đối với nh&acirc;n vật. &Ocirc;ng thương tiếc cho một t&agrave;i năng tuyệt vời, một con người thi&ecirc;n t&agrave;i về kiến tr&uacute;c như Vũ Như T&ocirc;, v&igrave; l&yacute; tưởng của cao đẹp của m&igrave;nh m&agrave; qu&ecirc;n đi hiện tại. Đan Thiềm cũng l&agrave; một người thức thời, hiểu đạo l&yacute; v&agrave; thấy thương cho t&agrave;i năng của Vũ Như T&ocirc;, b&agrave; l&agrave; người động vi&ecirc;n &ocirc;ng x&acirc;y dựng Cửu Tr&ugrave;ng Đ&agrave;i, cũng mang trong m&igrave;nh ho&agrave;i b&atilde;o nghệ thuật như Vũ Như T&ocirc;. Nhưng biết đấy, nghệ thuật khi đ&atilde; xa rời cuộc sống thực, t&aacute;c dụng sẽ ngược lại. Vũ Như T&ocirc; m&atilde;i đến khi c&aacute;i chết cận kề mới nhận ra c&aacute;i sai của m&igrave;nh, Đan Thiềm đến chết vẫn thương cho t&agrave;i năng của Vũ Như T&ocirc;, bảo &ocirc;ng trốn đi như muốn giữ lại một t&agrave;i năng nghệ thuật cho đời. Nhưng cuối c&ugrave;ng, kết cục của hai người đề bi thảm, họ vẫn thất bại trong việc bảo vệ Cửu Tr&ugrave;ng Đ&agrave;i v&agrave; bảo vệ bản th&acirc;n m&igrave;nh.&nbsp;</p> <p><strong>Viết</strong></p> <p><strong>C&acirc;u hỏi (trang 141, SGK Ngữ Văn 11, tập một):</strong></p> <p>Theo bạn, vấn đề x&atilde; hội n&agrave;o được đề cập trong đoạn tr&iacute;ch? Viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) tr&igrave;nh b&agrave;y suy nghĩ của bạn về vấn đề đ&oacute;.</p> <p><strong>Phương ph&aacute;p giải:</strong></p> <p>Dựa v&agrave;o kiến thức v&agrave; kĩ năng đ&atilde; học&nbsp;</p> <p>&nbsp;</p> <p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p> <p><strong>C&aacute;ch 1</strong></p> <p>Vấn đề x&atilde; hội được đề cập đến đoạn tr&iacute;ch đ&oacute; l&agrave; &yacute; nghĩa của nghệ thuật với cuộc sống. Nghệ thuật l&agrave; thứ con người tạo ra qua qu&aacute; tr&igrave;nh ph&aacute;t triển v&agrave; n&oacute; lu&ocirc;n lu&ocirc;n thể hiện kh&aacute;t vọng, &yacute; ch&iacute; của con người. Đ&oacute; l&agrave; sứ mệnh cao quả của nghệ thuật. Vũ Như T&ocirc; trong vở kịch Vĩnh biệt Cửu Tr&ugrave;ng Đ&agrave;i đ&atilde; kh&ocirc;ng nhận ra điều đ&oacute;, khiến người d&acirc;n chịu khổ đau, bởi vậy họ đ&atilde; v&ugrave;ng l&ecirc;n v&agrave; đ&aacute;nh sập c&ocirc;ng tr&igrave;nh nghệ thuật ấy. Đ&oacute; ch&iacute;nh l&agrave; c&aacute;i gi&aacute; phải trả cho sự đi ngược lại với&nbsp; sứ mệnh của m&igrave;nh. Bởi vậy, nghệ thuật phải lu&ocirc;n gắn liền với cuộc sống, phục vụ cho cuộc sống của con người. Như vậy, nghệ thuật kh&ocirc;ng chỉ c&oacute; cơ hội được thể hiện m&agrave; c&ograve;n thỏa m&atilde;n được nguyện vọng của con người. Sự chung sống h&ograve;a thuận đấy sẽ gi&uacute;p cho cả nghệ thuật v&agrave; con người c&ugrave;ng ph&aacute;t triển song h&agrave;nh, đưa nghệ thuật tiệm cận với những gi&aacute; trị cao hơn nữa.&nbsp;</p> <p>&nbsp;</p>
Xem lời giải bài tập khác cùng bài