<strong>Thực hành đọc Thời gian</strong>
Soạn bài thực hành
<p><strong>Nội dung chính</strong></p>
<table>
<tbody>
<tr>
<td style="font-weight: 400;">Nhấn mạnh đến sự chảy trôi của thời gian, thời gian trôi đi với rất nhiều những niềm vui cũng xen lẫn đó là nỗi buồn, con người luôn nhỏ bé trước thời gian. Thời gian trôi đi thì không thể quay lại, câu thơ của Văn Cao tuy buồn nhưng cũng có cái nhìn về lạc quan. Con người hãy quên đi những nỗi buồn trong quá khứ, chúng ta biết trân trọng và cố gắng cho hiện tại để không phải hối tiếc điều gì ta trải qua. </td>
</tr>
</tbody>
</table>
<p><strong>Câu 1</strong></p>
<p><strong>Câu 1 (trang 74, SGK Ngữ Văn 11, tập một):</strong></p>
<p>Đặc điểm thể loại và cấu tứ của bài thơ.</p>
<p> </p>
<p><strong>Phương pháp giải:</strong></p>
<p>Đọc kỹ bài thơ; Chú ý vào những chi tiết thể hiện đặc điểm và cấu tứ của bài thơ.</p>
<p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p>
<p><strong>Cách 1</strong></p>
<p>- Đặc điểm: thể thơ tự do </p>
<p>- Cấu tứ của bài thơ: Bài thơ là cảm nhận về triết lý nhân sinh sâu sắc để lại trong lòng người đọc sự suy ngẫm về con người và cuộc sống mặc cho dòng thời gian trôi chảy không ngừng. Tác giả nhận thấy sự nghiệt ngã của thời gian nằm ở chỗ nó mang theo sự lụi tàn của sự vật, cảnh vật và thậm chí cả con người. Nhưng ẩn sâu sau sự nghiệt ngã đó là sự khắc ghi về sự trường tồn của thời gian, tình yêu và cái đẹp. </p>
<p data-idx="5421" data-label="Câu2Cách 3"> </p>
<p><strong>Câu 2</strong></p>
<p><strong>Câu 2 (trang 74, SGK Ngữ Văn 11, tập một):</strong></p>
<p>Tính chất tượng trưng của các hình ảnh thơ.</p>
<p> </p>
<p><strong>Phương pháp giải:</strong></p>
<p>Chú ý vào những hình ảnh được sử dụng trong bài thơ.</p>
<p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p>
<p>- Hình ảnh “Thời gian qua kẽ tay” → gợi liên tưởng đến sự tương phản giữa cái hữu hình và vô hình, cái hữu hạn và vô hạn. </p>
<p>- “Khô những chiếc lá”, “Rơi những kỷ niệm” → gợi lên liên tưởng về sự lụi tàn, mờ nhạt của sự vật theo thời gian như lá rơi vào mùa thu, kỷ niệm quá lâu dần bị con người lãng quên. </p>
<p>- “câu thơ còn xanh”, “bài hát còn xanh” → liên tưởng về sự trường tồn của những giá trị nghệ thuật theo thời gian</p>
<p>- “đôi mắt em như hai giếng nước” → hình ảnh đẹp tượng trưng cho người con gái mà tác giả yêu thương, nó cũng luôn tồn tại cùng với thời gian đó là sự đẹp đẽ và tình yêu của con người. </p>
<p>→ Qua những hình ảnh đó giúp ta hiểu ra một triết lý nhân sinh sâu sắc: thời gian có thể làm lụi tàn, phai mờ đi một số sự vật, kỷ niệm nhưng đứng trước cái đẹp, tình yêu của con người thì nó luôn trường tồn theo thời gian và năm tháng. </p>
<p data-idx="5423" data-label="Câu3Cách 3"> </p>
<p><strong>Câu 3</strong></p>
<p><strong>Câu 3 (trang 74, SGK Ngữ Văn 11, tập một):</strong></p>
<p>Suy ngẫm của tác giả về bản chất của thời gian, nghệ thuật, tình yêu bà mối tương quan giữa chúng.</p>
<p><strong>Phương pháp giải:</strong></p>
<p>Dựa vào cảm nhận của bản thân để trả lời câu hỏi này. </p>
<p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p>
<p>Theo Văn Cao, sức tàn phá của thời gian là không thể phủ nhận. Như cây thay lá mỗi khi đến mùa thu, thời gian làm mờ nhạt bao kỷ niệm… đó là sự tàn phá khốc liệt của thời gian lên sự vật. Cái vô tận của nó luôn khiến con người đôi khi cảm thấy sợ hãi bởi nó cũng không chừa một ai cả. Nhưng cũng nhờ vào sự tàn phá đó, tác giả cũng nhận ra được sự tồn tại trường tồn của một số sự vật, đó là nghệ thuật, là cái đẹp, là tình yêu của con người. Nghệ thuật của nhân loại được lưu giữ trong những tác phẩm nghệ thuật như những bài thơ, lời ca, tiếng hát… nó cứ như vậy mà được lưu truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác. Cũng như tình yêu vậy, dù thời gian có làm mờ nhạt tất cả nhưng tình yêu với cái đẹp, con người cũng là bất tận, đó là thứ tình cảm thiêng liêng và đáng trân trân trọng. Ba sự vật vô hình mà tưởng chừng như hữu hình, nó không chỉ gắn bó mà còn quan hệ mật thiết với nhau, giúp chúng ta nhận ra được đâu mới là thứ đáng được ghi nhớ, bảo tồn, từ đó giúp con người hiểu ra và càng trân trọng thêm những giá trị tuyệt vời ấy. </p>
<p> </p>
Xem lời giải bài tập khác cùng bài