<strong>Lời tiễn dặn</strong>
<h3 data-v-5af8f31c=""><span data-v-5af8f31c=""><strong>Soạn bài Lời tiễn dặn</strong></span></h3>
<h2 style="font-weight: 400;"><strong>H&atilde;y chia sẻ đ&ocirc;i điều về một truyện thơ bạn từng biết hay từng đọc (nhan đề, t&aacute;c giả, nội dung t&aacute;c phẩm&hellip;) H&atilde;y nhớ lại một t&aacute;c phẩm (thuộc bất kỳ thể loại n&agrave;o) c&oacute; kể một c&acirc;u chuyện t&igrave;nh y&ecirc;u đ&atilde; thực sự g&acirc;y ấn tượng với bạn. Theo bạn, điều g&igrave; khiến t&igrave;nh y&ecirc;u trở th&agrave;nh đề t&agrave;i bất tận của văn học?</strong></h2> <p><strong>Nội dung ch&iacute;nh</strong></p> <table> <tbody> <tr> <td style="font-weight: 400;"> <p>Qua t&acirc;m trạng đầy đau khổ, rối bời của ch&agrave;ng trai v&agrave; c&ocirc; g&aacute;i, đoạn tr&iacute;ch đ&atilde; khắc hoạ nổi bật t&igrave;nh y&ecirc;u tha thiết thuỷ chung v&agrave; kh&aacute;t vọng tự do y&ecirc;u đương của c&aacute;c ch&agrave;ng trai, c&ocirc; g&aacute;i Th&aacute;i.</p> </td> </tr> </tbody> </table> <p><strong>Trước khi đọc 1</strong></p> <p><strong>C&acirc;u 1 (trang 102, SGK Ngữ Văn 11, tập một):</strong></p> <p>H&atilde;y chia sẻ đ&ocirc;i điều về một truyện thơ bạn từng biết hay từng đọc (nhan đề, t&aacute;c giả, nội dung t&aacute;c phẩm&hellip;)</p> <p><strong>Phương ph&aacute;p giải:</strong></p> <p>Dựa v&agrave;o kiến thức của bản th&acirc;n để trả lời c&acirc;u hỏi n&agrave;y.&nbsp;</p> <p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p> <p><strong>C&aacute;ch 1</strong></p> <p>Truyện thơ m&agrave; em biết l&agrave; truyện Lục V&acirc;n Ti&ecirc;n của t&aacute;c giả Nguyễn Đ&igrave;nh Chiểu. Nội dung của tập thơ kể về cuộc đời đầy bất hạnh của Lục V&acirc;n Ti&ecirc;n v&agrave; c&acirc;u chuyện t&igrave;nh y&ecirc;u đẫm nước mắt của ch&agrave;ng v&agrave; n&agrave;ng Kiều Nguyệt Nga. Truyện mang một &yacute; nghĩa nh&acirc;n văn s&acirc;u sắc về người ở hiền sẽ gặp l&agrave;nh, &aacute;c giả &aacute;c b&aacute;o.&nbsp;</p> <p data-idx="5515" data-label="C&acirc;u2C&aacute;ch 2">&nbsp;</p> <p><strong>Trước khi đọc 2</strong></p> <p><strong>C&acirc;u 2 (trang 102, SGK Ngữ Văn 11, tập một):</strong></p> <p>H&atilde;y nhớ lại một t&aacute;c phẩm (thuộc bất kỳ thể loại n&agrave;o) c&oacute; kể một c&acirc;u chuyện t&igrave;nh y&ecirc;u đ&atilde; thực sự g&acirc;y ấn tượng với bạn. Theo bạn, điều g&igrave; khiến t&igrave;nh y&ecirc;u trở th&agrave;nh đề t&agrave;i bất tận của văn học?</p> <p>&nbsp;</p> <p><strong>Phương ph&aacute;p giải:</strong></p> <p>Dựa v&agrave;o hiểu biết của bản th&acirc;n để trả lời c&acirc;u hỏi n&agrave;y.</p> <p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p> <p><strong>C&aacute;ch 1</strong></p> <p>&nbsp;T&aacute;c phẩm kể về c&acirc;u chuyện t&igrave;nh y&ecirc;u g&acirc;y ấn tượng cho em l&agrave; truyện thơ Lục V&acirc;n Ti&ecirc;n viết về mối t&igrave;nh của Lục V&acirc;n Ti&ecirc;n với Kiều Nguyệt Nga.</p> <p>- Theo em, điều khiến t&igrave;nh y&ecirc;u trở th&agrave;nh đề t&agrave;i bất tận của văn học kh&ocirc;ng chỉ ở chỗ n&oacute; l&agrave; một cảm x&uacute;c đẹp như t&igrave;nh y&ecirc;u đ&ocirc;i lứa, t&igrave;nh y&ecirc;u gia đ&igrave;nh&hellip; m&agrave; n&oacute; c&ograve;n đẹp ở những đức t&iacute;nh, phẩm chất ẩn chứa sau những thứ t&igrave;nh cảm ấy. Như trong truyện Lục V&acirc;n Ti&ecirc;n, Kiều Nguyệt Nga y&ecirc;u Lục V&acirc;n Ti&ecirc;n nhưng phải chịu nỗi đau ly biệt, nhưng kh&ocirc;ng v&igrave; thế m&agrave; n&agrave;ng từ bỏ, từ đầu đến cuối n&agrave;ng vẫn lu&ocirc;n một l&ograve;ng, một dạ, chung thủy đối với Lục V&acirc;n Ti&ecirc;n, thậm ch&iacute; n&agrave;ng c&ograve;n t&igrave;m đến c&aacute;i chết nhưng được cứu sống. V&agrave; tấm l&ograve;ng son sắt thủy chung của n&agrave;ng đ&atilde; được b&aacute;o đ&aacute;p bằng kết th&uacute;c vi&ecirc;n m&atilde;n của n&agrave;ng v&agrave; Lục V&acirc;n Ti&ecirc;n.&nbsp;</p> <p><strong>Trong khi đọc 1</strong></p> <p><strong>C&acirc;u 1 (trang 103, SGK Ngữ Văn 11, tập một):</strong></p> <p>H&igrave;nh dung về bối cảnh c&acirc;u chuyện.</p> <p><strong>Phương ph&aacute;p giải:</strong></p> <p>Đọc kỹ đoạn một của t&aacute;c phẩm.</p> <p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p> <p><strong>C&aacute;ch 1</strong></p> <p>Bối cảnh của c&acirc;u chuyện l&agrave; c&ocirc; g&aacute;i v&agrave; ch&agrave;ng trai y&ecirc;u nhau nhưng kh&ocirc;ng đến được với nhau. C&ocirc; g&aacute;i phải đi lấy người kh&aacute;c v&agrave; ch&agrave;ng trai muốn đến đưa tiễn c&ocirc; để n&oacute;i lời từ biệt c&ugrave;ng tấm l&ograve;ng son sắt. Họ ngồi lại c&aacute;nh đồng n&oacute;i chuyện v&agrave; ai cũng mang theo t&acirc;m trạng kh&ocirc;ng nỡ rời đi.&nbsp;</p> <p><strong>Trong khi đọc 2</strong></p> <p><strong>C&acirc;u 2 (trang 103, SGK Ngữ Văn 11, tập một):</strong></p> <p>Ch&uacute; &yacute; c&aacute;ch diễn tả đầy h&igrave;nh ảnh về t&acirc;m trạng của c&ocirc; g&aacute;i.</p> <p><strong>Phương ph&aacute;p giải:</strong></p> <p>Đọc kỹ đoạn một của t&aacute;c phẩm.</p> <p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p> <p><strong>C&aacute;ch 1:</strong></p> <p>Ở khổ đầu, t&aacute;c giả sử dụng những h&igrave;nh ảnh l&aacute; ớt, l&aacute; c&agrave;, l&aacute; ng&oacute;n &ndash; đ&oacute; đều l&agrave; những loại l&aacute; độc để diễn tả t&acirc;m trạng đau đớn, buồn b&atilde; của c&ocirc; g&aacute;i tr&ecirc;n đường về nh&agrave; chồng nhưng vẫn ngoảnh lại nh&igrave;n người y&ecirc;u của m&igrave;nh. H&igrave;nh ảnh vừa đi vừa ngoảnh lại, ngo&aacute;i tr&ocirc;ng đ&atilde; lột tả cảm x&uacute;c ngổn ngang, đau đớn v&agrave; mong ng&oacute;ng của c&ocirc; g&aacute;i khi phải đi lấy chồng trong sự &eacute;p buộc bởi tr&aacute;ch nhiệm v&agrave; bị chia cắt với người y&ecirc;u của m&igrave;nh.</p> <p><strong>Trong khi đọc 3</strong></p> <p><strong>C&acirc;u 3 (trang 103, SGK Ngữ Văn 11, tập một):</strong></p> <p>Ch&uacute; &yacute; c&aacute;ch cư xử kh&aacute;c thường nhưng ho&agrave;n to&agrave;n hợp l&yacute; của ch&agrave;ng trai.</p> <p><strong>Phương ph&aacute;p giải:</strong></p> <p>Đọc kỹ đoạn tiếp từ &ldquo;Xin h&atilde;y cho anh kề &hellip; khi g&oacute;a bụa về gi&agrave;.&rdquo;</p> <p>&nbsp;</p> <p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p> <p><strong>C&aacute;ch 1</strong></p> <p>Kh&ocirc;ng c&oacute; được c&ocirc; g&aacute;i, ch&agrave;ng thậm ch&iacute; c&ograve;n nghĩ đến c&aacute;i chết đầy đau đớn nhưng vẫn kh&ocirc;ng qu&ecirc;n người y&ecirc;u của m&igrave;nh (lửa x&aacute;c đượm hơi). Rồi suy nghĩ sẽ được bồng bế con của n&agrave;ng bởi đối với ch&agrave;ng trai bất kể trai g&aacute;i được sinh ra bởi người y&ecirc;u của m&igrave;nh th&igrave; đều đẹp đẽ v&agrave; đ&aacute;ng tr&acirc;n trọng d&ugrave; n&oacute; đi ngược lại với quy luật về đạo đức. Thậm ch&iacute;, ch&agrave;ng trai c&ograve;n mong ước một ng&agrave;y sẽ lấy được người m&igrave;nh y&ecirc;u d&ugrave; cho phải đợi rất l&acirc;u, kể cả khi về gi&agrave;</p> <p>&rarr; Mặc d&ugrave; những suy nghĩ của ch&agrave;ng trai hết sức v&ocirc; l&yacute; nhưng c&oacute; thể hiểu được bởi đ&oacute; l&agrave; t&acirc;m trạng đau đớn, ch&igrave;m đắm trong tuyệt vọng của ch&agrave;ng trai khi người y&ecirc;u theo chồng. Bởi vậy ch&agrave;ng nghĩ chỉ cần c&oacute; một ch&uacute;t g&igrave; đ&oacute; li&ecirc;n quan đến c&ocirc; g&aacute;i th&igrave; đều đ&aacute;ng y&ecirc;u, đ&aacute;ng tr&acirc;n trọng.&nbsp;</p> <p data-idx="5523" data-label="C&acirc;u6C&aacute;ch 3">&nbsp;</p> <p><strong>Trong khi đọc 4</strong></p> <p><strong>C&acirc;u 4 (trang 104, SGK Ngữ Văn 11, tập một):</strong></p> <p>Cảm nhận niềm thương x&oacute;t của ch&agrave;ng trai khi chứng kiến t&igrave;nh cảnh của người y&ecirc;u ở nh&agrave; chồng.</p> <p><strong>Phương ph&aacute;p giải:</strong></p> <p>Đọc kỹ đoạn hai của t&aacute;c phẩm.</p> <p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p> <p><strong>C&aacute;ch 1</strong></p> <p>Ch&agrave;ng trai đau đớn khi nghĩ về c&ocirc; g&aacute;i ở nh&agrave; chồng. Sẽ kh&ocirc;ng phải ch&agrave;ng - người gọi c&ocirc; g&aacute;i dậy, b&uacute;i t&oacute;c cho c&ocirc; g&aacute;i, rồi l&agrave;m việc c&ugrave;ng x&acirc;y dựng tổ ấm. Ch&agrave;ng giờ đ&acirc;y chỉ c&oacute; thể tưởng tượng, c&ocirc; g&aacute;i đ&atilde; về nh&agrave; trai, trở th&agrave;nh vợ hiền, d&acirc;u thảo của người kh&aacute;c, c&ograve;n ch&agrave;ng chỉ c&oacute; thể ngồi đ&acirc;y, tưởng tượng ra cuộc sống của c&ocirc; g&aacute;i tại nh&agrave; chồng. Thật x&oacute;t xa, đau đớn l&agrave;m sao khi m&igrave;nh chẳng thể l&agrave;m g&igrave;. Đọc đến đ&acirc;y, người đọc kh&ocirc;ng khỏi cảm th&ocirc;ng, thương cho số phận của ch&agrave;ng trai, một t&igrave;nh y&ecirc;u trong s&aacute;ng, m&atilde;nh liệt m&agrave; kh&ocirc;ng được đ&aacute;p lại.&nbsp;</p> <p><strong>Trong khi đọc 5</strong></p> <p><strong>C&acirc;u 5 (trang 105, SGK Ngữ Văn 11, tập một):</strong></p> <p>Lời thề nguyền thủy chung được diễn tả như n&agrave;o?&nbsp;</p> <p>&nbsp;</p> <p><strong>Phương ph&aacute;p giải:</strong></p> <p>Đọc kỹ đoạn hai của t&aacute;c phẩm.&nbsp;</p> <p>&nbsp;</p> <p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p> <p><strong>C&aacute;ch 1</strong></p> <p>Lời thề nguyền thủy chung được thể hiện qua biện ph&aacute;p nghệ thuật điệp cấu tr&uacute;c: Chết&hellip;</p> <p>&rarr; Ch&agrave;ng trai lu&ocirc;n mong ước được ở b&ecirc;n c&ocirc; g&aacute;i d&ugrave; bất cứ khi n&agrave;o, ở đ&acirc;u, nơi n&agrave;o v&agrave; dưới bất kỳ th&acirc;n phận n&agrave;o, ch&agrave;ng trai đều muốn ở b&ecirc;n c&ocirc; g&aacute;i được thể hiện qua đoạn điệp kh&uacute;c Chết ba năm&hellip; Chết th&agrave;nh s&ocirc;ng&hellip; Chết th&agrave;nh đất&hellip; Đoạn điệp kh&uacute;c đ&oacute; đ&atilde; khẳng định d&ugrave; bất cứ điều g&igrave; xảy ra, sống hay chết hay trở th&agrave;nh bất cứ dạng n&agrave;o, ch&agrave;ng trai vẫn một l&ograve;ng một dạ, thủy chung son sắt với người con g&aacute;i m&igrave;nh y&ecirc;u.&nbsp;</p> <p data-idx="5527" data-label="C&acirc;u8C&aacute;ch 3">&nbsp;</p> <p><strong>Sau khi đọc 1</strong></p> <p><strong>C&acirc;u 1 (trang 106, SGK Ngữ Văn 11, tập một):</strong></p> <p>Qua hai Lời tiễn dặn trong đoạn tr&iacute;ch, người đọc c&oacute; thể nắm bắt được điều g&igrave; về bối cảnh của c&acirc;u chuyện?</p> <p>&nbsp;</p> <p><strong>Phương ph&aacute;p giải:</strong></p> <p>Đọc kỹ b&agrave;i truyện thơ để trả lời c&acirc;u hỏi n&agrave;y.</p> <p>&nbsp;</p> <p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p> <p><strong>C&aacute;ch 1</strong></p> <p>Qua lời tiễn dặn trong đoạn tr&iacute;ch, người đọc c&oacute; thể dễ d&agrave;ng hiểu được ho&agrave;n cảnh của 2 nh&acirc;n vật ch&iacute;nh trong c&acirc;u chuyện. Đ&oacute; l&agrave; ch&agrave;ng trai v&agrave; c&ocirc; g&aacute;i y&ecirc;u nhau, nhưng v&igrave; bố mẹ c&ocirc; g&aacute;i kh&ocirc;ng đồng &yacute; m&agrave; c&ocirc; g&aacute;i phải đi lấy người kh&aacute;c. Thời hạn ở rể đ&atilde; hết, c&ocirc; g&aacute;i phải theo chồng về nh&agrave;, v&agrave; ch&agrave;ng trai (người y&ecirc;u của c&ocirc;) đến tiễn c&ocirc; về nh&agrave; chồng.&nbsp;</p> <p data-idx="5529" data-label="C&acirc;u9C&aacute;ch 3">&nbsp;</p> <p><strong>Sau khi đọc 2</strong></p> <p><strong>C&acirc;u 2 (trang 106, SGK Ngữ Văn 11, tập một):</strong></p> <p>Lời kể trong đoạn tr&iacute;ch l&agrave; của ai? So với một số t&aacute;c phẩm viết bằng văn xu&ocirc;i đ&atilde; học,&nbsp;lời kể ở đ&acirc;y c&oacute; điểm g&igrave; đặc biệt?</p> <p>&nbsp;</p> <p><strong>Phương ph&aacute;p giải:</strong></p> <p>Đọc kỹ b&agrave;i thơ, ch&uacute; &yacute; v&agrave;o c&aacute;ch xưng h&ocirc; của nh&acirc;n vật.</p> <p>&nbsp;</p> <p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p> <p><strong>C&aacute;ch 1</strong></p> <p>- Đoạn tr&iacute;ch l&agrave; lời kể của ch&agrave;ng trai (người y&ecirc;u của c&ocirc; g&aacute;i)</p> <p>- So với một số t&aacute;c phẩm viết bằng văn xu&ocirc;i đ&atilde; học, lời kể ở đ&acirc;y đặc biệt ở chỗ n&oacute; l&agrave; lời kể của ch&iacute;nh nh&acirc;n vật trong truyện. V&iacute; dụ trong Vợ nhặt hay Ch&iacute; Ph&egrave;o, người kể ở đ&acirc;y đ&oacute;ng vai tr&ograve; l&agrave; người dẫn truyện, người ở ngo&agrave;i quan s&aacute;t to&agrave;n bộ c&acirc;u chuyện v&agrave; kể lại dưới lăng k&iacute;nh kh&aacute;ch quan của m&igrave;nh. C&ograve;n trong b&agrave;i thơ n&agrave;y, lời kể l&agrave; của nh&acirc;n vật v&igrave; vậy n&oacute; thi&ecirc;n về lăng k&iacute;nh chủ quan của nh&acirc;n vật trong truyện hơn, bởi vậy b&agrave;i thơ thể hiện cảm x&uacute;c ch&iacute;nh l&agrave; của ch&agrave;ng trai.&nbsp;</p> <p><strong>Sau khi đọc 3</strong></p> <p><strong>C&acirc;u 3 (trang 106, SGK Ngữ Văn 11, tập một):</strong></p> <p>N&ecirc;u nhận x&eacute;t về t&acirc;m trạng của c&ocirc; g&aacute;i tr&ecirc;n đường về nh&agrave; chồng v&agrave; c&aacute;ch thể hiện t&acirc;m&nbsp;trạng ấy trong lời tiễn dặn.</p> <p>&nbsp;</p> <p><strong>Phương ph&aacute;p giải:</strong></p> <p>Ch&uacute; &yacute; v&agrave;o h&agrave;nh động của c&ocirc; g&aacute;i trước v&agrave; sau khi về nh&agrave; chồng.</p> <p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p> <p><strong>C&aacute;ch 1</strong></p> <p>- Trước khi về nh&agrave; chồng, trước những lời tiễn dặn của ch&agrave;ng trai khiến c&ocirc; g&aacute;i kh&ocirc;ng khỏi đau đớn, bứt rứt trong l&ograve;ng bởi t&igrave;nh cảm s&acirc;u đậm, thắm thiết c&ugrave;ng tấm l&ograve;ng thủy chung của ch&agrave;ng trai. Đau đớn v&igrave; kh&ocirc;ng thể đ&aacute;p lại thứ t&igrave;nh cảm đ&oacute; v&agrave; chỉ c&oacute; thể ch&ocirc;n dấu trong l&ograve;ng.&nbsp;</p> <p>- Khi về đến nh&agrave; chồng, c&ocirc; g&aacute;i quay trở lại trạng th&aacute;i b&igrave;nh thường, tiếp tục l&agrave;m vợ hiền d&acirc;u đảm v&agrave; chỉ c&oacute; thể ch&ocirc;n dấu thứ t&igrave;nh cảm s&acirc;u đậm đ&oacute;. C&ocirc; l&agrave;m tr&ograve;n nghĩa vụ của một người vợ, người con d&acirc;u v&agrave; dường như dần vơi đi t&igrave;nh cảm với người y&ecirc;u của m&igrave;nh.&nbsp;</p> <p>&rarr; Đ&oacute; chỉ l&agrave; những sự suy đo&aacute;n của ch&agrave;ng trai, anh mong m&igrave;nh c&oacute; thể v&agrave;o vai người chồng hiện tại của c&ocirc; g&aacute;i, được b&agrave;y tỏ t&igrave;nh y&ecirc;u, hạnh ph&uacute;c của m&igrave;nh với c&ocirc;, c&ugrave;ng x&acirc;y dựng tổ ấm cho ri&ecirc;ng m&igrave;nh. Qua t&acirc;m trạng đ&oacute;, ta thấy được sự thủy chung, t&igrave;nh y&ecirc;u m&atilde;nh liệt, bất diệt của ch&agrave;ng trai đối với c&ocirc; g&aacute;i.&nbsp;</p> <p><strong>Sau khi đọc 4</strong></p> <p><strong>C&acirc;u 4 (trang 106, SGK Ngữ Văn 11, tập một):</strong></p> <p>Qua to&agrave;n bộ đoạn tr&iacute;ch, h&igrave;nh ảnh ch&agrave;ng trai hiện l&ecirc;n với những đặc điểm g&igrave;? Bạn thấy x&uacute;c động nhất với những biểu hiện n&agrave;o của nh&acirc;n vật n&agrave;y?</p> <p>&nbsp;</p> <p><strong>Phương ph&aacute;p giải:</strong></p> <p>Ch&uacute; &yacute; v&agrave;o những c&acirc;u thơ thể hiện t&acirc;m trạng của ch&agrave;ng trai.</p> <p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p> <p><strong>C&aacute;ch 1</strong></p> <p>- Qua to&agrave;n bộ đoạn tr&iacute;ch, h&igrave;nh ảnh ch&agrave;ng trai hiện l&ecirc;n l&agrave; một người thủy chung, son sắt lu&ocirc;n một l&ograve;ng một dạ với người con g&aacute;i m&igrave;nh y&ecirc;u cho d&ugrave; kh&ocirc;ng thể lấy được c&ocirc;.&nbsp;</p> <p>- H&igrave;nh ảnh khiến em x&uacute;c động nhất khi đọc b&agrave;i thơ n&agrave;y l&agrave; khi ch&agrave;ng trai n&oacute;i m&igrave;nh muốn được bồng bế những đứa con của c&ocirc; g&aacute;i. V&igrave; qu&aacute; y&ecirc;u c&ocirc; g&aacute;i, ch&agrave;ng trai sẵn s&agrave;ng chấp nhận cả những đứa con kh&ocirc;ng phải của m&igrave;nh, bởi chỉ cần mang theo một hơi thở của c&ocirc; g&aacute;i, đối với ch&agrave;ng đều đ&aacute;ng tr&acirc;n trọng v&agrave; đ&aacute;ng qu&yacute;. T&igrave;nh y&ecirc;u đ&oacute; đ&atilde; vượt xa những chuẩn mực đạo đức, những quy tắc trong x&atilde; hội nhưng đặt trong ho&agrave;n cảnh n&agrave;y ho&agrave;n to&agrave;n c&oacute; thể hiểu được bởi ch&agrave;ng trai đ&atilde; qu&aacute; y&ecirc;u c&ocirc; g&aacute;i, t&igrave;nh y&ecirc;u đ&oacute; m&atilde;nh liệt, ch&aacute;y bỏng đ&atilde; ph&aacute; tan những r&agrave;o cản của x&atilde; hội.&nbsp;</p> <p data-idx="5535" data-label="C&acirc;u12C&aacute;ch 3">&nbsp;</p> <p><strong>Sau khi đọc 5</strong></p> <p><strong>C&acirc;u 5 (trang 106, SGK Ngữ Văn 11, tập một):</strong></p> <p>So s&aacute;nh nội dung lời thề nguyền thuỷ chung v&agrave; c&aacute;ch thể hiện lời thề nguyền ấy trong&nbsp;hai lời tiễn dặn.</p> <p>&nbsp;</p> <p><strong>Phương ph&aacute;p giải:</strong></p> <p>Ch&uacute; &yacute; v&agrave;o hai lời thề nguyền trong đoạn 2.</p> <p>&nbsp;</p> <p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p> <p><strong>C&aacute;ch 1</strong></p> <p>* Giống nhau: đều thể hiện t&igrave;nh cảm, l&ograve;ng thủy chung son sắt của ch&agrave;ng trai đối với c&ocirc; g&aacute;i</p> <p>* Kh&aacute;c nhau:</p> <p>- Lời thề nguyền thứ nhất &ldquo;Chết ba năm h&igrave;nh c&ograve;n treo đ&oacute;&hellip; chung một m&aacute;i, song song.&rdquo;: Đ&acirc;y l&agrave; lời thề nguyền đỉnh điểm lấy xuất ph&aacute;t từ c&aacute;i chết. Ch&agrave;ng trai khẳng định d&ugrave; trong bất cứ h&igrave;nh dạng, th&acirc;n phận hay sự vật n&agrave;o, hai người vẫn sẽ m&atilde;i ở b&ecirc;n nhau. C&aacute;i chết dường như kh&ocirc;ng c&ograve;n đ&aacute;ng sợ bởi c&oacute; sự chung đ&ocirc;i, c&ugrave;ng nhau s&aacute;nh vai với c&ocirc; g&aacute;i, ch&agrave;ng trai đều cảm thấy hạnh ph&uacute;c v&agrave; xứng đ&aacute;ng.&nbsp;</p> <p>- Lời thề thứ hai &ldquo;L&ograve;ng ta thương nhau&hellip; kh&ocirc;ng ngoảnh, kh&ocirc;ng nghe.&rdquo;: Lời thề thủy chung đến đ&acirc;y trở lại b&igrave;nh thường. Kh&ocirc;ng c&ograve;n l&agrave; sự chết ch&oacute;c m&agrave; thay v&agrave;o đ&oacute; l&agrave; những lời hy vọng, những niềm mong ước thiết thực hơn &ldquo;trọn kiếp đến gi&agrave;&rdquo;, &ldquo;bền chắc như v&agrave;ng, như đ&aacute;&rdquo;, &ldquo;trăm lớp ngh&igrave;n tr&ugrave;ng&rdquo;&hellip; Từ đ&oacute; l&agrave;m nổi bật l&ecirc;n một niềm tin m&atilde;nh liệt v&agrave;o một tương lai tươi s&aacute;ng, đ&oacute; l&agrave; khi ch&agrave;ng trai v&agrave; c&ocirc; g&aacute;i được ở b&ecirc;n nhau.&nbsp;</p> <p><strong>Sau khi đọc 6</strong></p> <p><strong>C&acirc;u 6 (trang 107, SGK Ngữ Văn 11, tập một):</strong></p> <p>Qua t&igrave;m hiểu đoạn tr&iacute;ch v&agrave; phần giới thiệu chung về t&aacute;c phẩm Tiễn dặn người y&ecirc;u, h&atilde;y n&ecirc;u nhận x&eacute;t về sự kh&aacute;c nhau giữa một b&agrave;i thơ trữ t&igrave;nh v&agrave; một truyện thơ.</p> <p>&nbsp;</p> <p><strong>Phương ph&aacute;p giải:</strong></p> <p>Đọc kỹ t&aacute;c phẩm</p> <p>Ch&uacute; &yacute; v&agrave;o c&aacute;ch thể hiện t&igrave;nh cảm trong mỗi thể loại.</p> <p>&nbsp;</p> <p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p> <p><strong>C&aacute;ch 1</strong></p> <p>Thơ trữ t&igrave;nh v&agrave; truyện thơ đều chung một h&igrave;nh thức theo khổ thơ, c&acirc;u thơ d&ugrave; ngắn hay d&agrave;i đều t&ugrave;y thuộc v&agrave;o ngữ cảnh v&agrave; n&oacute; đều nhằm đưa ra những th&ocirc;ng điệp, t&igrave;nh cảm m&agrave; t&aacute;c giả muốn truyền tải. Nhưng trong truyện thơ, dường như cốt truyện, cảm x&uacute;c, t&acirc;m l&yacute; của nh&acirc;n vật đều được hiện thực h&oacute;a bởi nh&acirc;n vật sẽ l&agrave; người kể chuyện, nhờ vậy m&agrave; cảm x&uacute;c trong truyện thơ thường sẽ ch&acirc;n thật hơn. Đối với t&aacute;c phẩm thơ, kh&ocirc;ng chỉ c&acirc;u từ được trau chuốt m&agrave; đến những h&igrave;nh ảnh được sử dụng, thường th&igrave; n&oacute; đều được c&aacute;ch điệu hoặc ẩn dụ h&oacute;a một c&aacute;ch hoa mỹ, cầu kỳ v&agrave; lời thơ sẽ đậm t&iacute;nh nhạc hơn. D&ugrave; ở bất kỳ thể loại n&agrave;o, thơ trữ t&igrave;nh hay truyện thơ, t&igrave;nh cảm của t&aacute;c giả, nh&agrave; thơ đều được thể hiện một c&aacute;ch tinh tế, khiến người nghe, người đọc kh&ocirc;ng khỏi thổn thức.</p> <p><strong>Sau khi đọc 7</strong></p> <p><strong>C&acirc;u 7 (trang 107, SGK Ngữ Văn 11, tập một):</strong></p> <p>Đoạn tr&iacute;ch cho biết điều g&igrave; về kh&ocirc;ng gian tồn tại v&agrave; đời sống văn ho&aacute; tinh thần của&nbsp;đồng b&agrave;o d&acirc;n tộc Th&aacute;i &ndash; chủ nh&acirc;n truyện thơ Tiễn dặn người y&ecirc;u?</p> <p>&nbsp;</p> <p><strong>Phương ph&aacute;p giải:</strong></p> <p>Ch&uacute; &yacute; v&agrave;o th&ocirc;ng điệp m&agrave; b&agrave;i thơ truyền tải.&nbsp;</p> <p>&nbsp;</p> <p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p> <p><strong>C&aacute;ch 1</strong></p> <p>Đoạn tr&iacute;ch cho ta thấy một đời sống tinh thần phong ph&uacute;, một nội t&acirc;m đa sầu đa cảm, gi&agrave;u t&igrave;nh y&ecirc;u v&agrave; những phẩm chất tốt đẹp trong t&igrave;nh y&ecirc;u của người d&acirc;n tộc Th&aacute;i. Họ lu&ocirc;n khao kh&aacute;t hạnh ph&uacute;c lứa đ&ocirc;i, thủy chung v&agrave; một l&ograve;ng một dạ với người m&igrave;nh y&ecirc;u, lu&ocirc;n mong muốn cho t&igrave;nh y&ecirc;u của m&igrave;nh được đơm hoa, kết tr&aacute;i, được mặn nồng, thắm thiết được thể hiện r&otilde; qua ước muốn tột c&ugrave;ng của nh&acirc;n vật ch&agrave;ng trai.&nbsp;</p> <p><strong>Viết</strong></p> <p><strong>C&acirc;u hỏi (trang 107, SGK Ngữ Văn 11, tập một):</strong></p> <p>Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) ph&acirc;n t&iacute;ch một đoạn thơ trong văn bản Lời tiễn dặn&nbsp;đ&atilde; để lại cho bạn những ấn tượng thật sự s&acirc;u sắc.&nbsp;</p> <p>&nbsp;</p> <p><strong>Phương ph&aacute;p giải:</strong></p> <p>Đọc kỹ đoạn thơ v&agrave; ch&uacute; &yacute; v&agrave;o đoạn ph&acirc;n t&iacute;ch.</p> <p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p> <p><strong>C&aacute;ch 1</strong></p> <p>Đoạn thơ để lại ấn tượng s&acirc;u sắc trong em l&agrave;:</p> <p>&ldquo; Chết ba năm h&igrave;nh c&ograve;n treo đ&oacute;;</p> <p>Chết th&agrave;nh s&ocirc;ng, vực nước uống m&aacute;t l&ograve;ng</p> <p>Chết th&agrave;nh đất, mọc d&acirc;y trầu xanh thắm,</p> <p>Chết th&agrave;nh b&egrave;o, ta tr&ocirc;i nổi ao chung,</p> <p>Chết th&agrave;nh mu&ocirc;i, ta m&uacute;c xuống c&ugrave;ng b&aacute;t,</p> <p>Chết th&agrave;nh hồn, chung một m&aacute;i, song song.&rdquo;</p> <p>Với việc sử dụng điệp cấu tr&uacute;c &ldquo;Chết&hellip;&rdquo; l&agrave;m nổi bật lời thề nguyền của ch&agrave;ng trai đ&atilde; l&ecirc;n đến tận c&ugrave;ng, Ch&agrave;ng trai khẳng định d&ugrave; biến th&agrave;nh bất cứ h&igrave;nh dạng, d&aacute;ng vẻ n&agrave;o, hai người vẫn sẽ ở b&ecirc;n nhau, vai kề vai s&aacute;nh đ&ocirc;i. C&aacute;i chết tưởng chừng như hết nhưng khi đặt trong ho&agrave;n cảnh n&agrave;y, n&oacute; như trở th&agrave;nh một sự giải tho&aacute;t cho cả hai, sẽ đưa họ đến b&ecirc;n nhau m&agrave; kh&ocirc;ng ai c&oacute; thể ngăn c&aacute;ch. C&aacute;ch n&oacute;i đầy h&igrave;nh ảnh n&agrave;y nhằm nhấn mạnh t&igrave;nh y&ecirc;u m&agrave; ch&agrave;ng trai d&agrave;nh cho c&ocirc; g&aacute;i, n&oacute; dường như đ&atilde; vượt ra khỏi ranh giới giữa sự sống v&agrave; c&aacute;i chết, t&igrave;m kiếm hy vọng trong sự tận c&ugrave;ng, chỉ v&igrave; muốn được ở b&ecirc;n nhau d&ugrave; trong bất cứ th&acirc;n phận n&agrave;o. T&igrave;nh cảm ấy thật m&atilde;nh liệt, nồng ch&aacute;y, một t&igrave;nh y&ecirc;u bất diệt trước mọi ho&agrave;n cảnh khiến người đọc kh&ocirc;ng khỏi x&uacute;c động, cảm th&ocirc;ng cho ho&agrave;n cảnh của ch&agrave;ng trai.&nbsp;</p> <p>&nbsp;</p>
Xem lời giải bài tập khác cùng bài