Soạn bài Tràng giang (chi tiết)
<div id="box-content">
<div id="sub-question-0" class="box-question top20">
<h3><span style="text-align: justify;">Bố cục</span></h3>
<p style="text-align: justify;">- Ba khổ thơ đầu: Bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của nhà thơ.</p>
<p style="text-align: justify;">- Hai khổ thơ cuối: Tình yêu quê hương, đất nước thầm kín, sâu sắc. </p>
</div>
<div style="height: auto !important;" data-id="sp-target-div-outstream"> </div>
<div id="sub-question-1" class="box-question top20">
<div style="margin-bottom: 10px; clear: both;">
<p><strong style="text-align: justify;">Câu 1 (trang 30 SGK Ngữ văn 11 tập 2)</strong></p>
</div>
<p style="text-align: justify;">Anh (chị) hiểu thế nào về câu thơ đề từ "Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài"? Đề từ đó có mối liên hệ gì với bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của tác giả trong bài thơ?</p>
<p><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p style="text-align: center;">Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài</p>
<p style="text-align: justify;"><span style="text-align: justify;">- "Bâng khuâng": thể hiện được nỗi lòng của nhà thơ, thấy mênh mông, vô định, khó tả nổi cảm xúc trước không gian rộng lớn</span></p>
<p style="text-align: justify;">- "Trời rộng", được nhân hóa “nhớ sông dài” cũng chính là ẩn dụ nỗi nhớ của nhà thơ</p>
<p style="text-align: justify;">- Hé mở hoàn cảnh sáng tác, "trời rộng" và "sông dài" là hình ảnh gợi ra để sáng tác bài thơ</p>
<p style="text-align: justify;">- Định hướng nội dung và cảm hứng chủ đạo</p>
<p style="text-align: justify;">+ Nội dung: Không gian rộng lớn, mang tầm vũ trụ </p>
<p style="text-align: justify;">+ Cảm xúc: Bâng khuâng, lạc lõng trước không gian rộng lớn, choáng ngợp.</p>
</div>
<div id="sub-question-2" class="box-question top20">
<div style="margin-bottom: 10px; clear: both;">
<p> </p>
</div>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;"><strong>Câu 2 (trang 30 SGK Ngữ văn 11 tập 2)</strong></p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">Nêu cảm nghĩ về âm điệu chung của toàn bài thơ.</p>
<p><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">- Âm hưởng chung của bài thơ là âm điệu buồn, vừa dư vang vừa sâu lắng. Đó là nỗi buồn sầu ngấm sâu trong lòng tạo vật và trong tâm hồn nhà thơ. Âm điệu đó còn được tạo nên bởi nhịp điệu và thanh điệu của thể thơ thất ngôn.</p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">- Nhịp thơ chủ yếu của bài là nhịp 2/2/3, đôi chỗ là 4/3 hoặc 2/5. Nhịp thơ đều, chậm gợi nỗi buồn sầu mênh mang.</p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">- Việc sử dụng nhiều từ láy hoàn toàn với sự lặp lại đều đặn tạo âm hưởng trôi chảy triền miên cùng nỗi buồn vô tận trong cảnh vật và hồn người.</p>
</div>
<div id="sub-question-3" class="box-question top20">
<div style="margin-bottom: 10px; clear: both;">
<p> </p>
</div>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;"><strong>Câu 3 (trang 30 SGK Ngữ văn 11 tập 2)</strong></p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">Vì sao nói bức tranh thiên nhiên trong bài thơ in đậm màu sắc cổ điển mà vẫn gần gũi, thân thuộc?</p>
<p><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Bức tranh thiên nhiên trong bài vừa cổ điển vừa gần gũi, thân thuộc:</p>
<p style="text-align: justify;">- Màu sắc cổ điển:</p>
<p style="text-align: justify;">+ Đề tài quen thuộc: thiên nhiên (cảm hứng về dòng sông).</p>
<p style="text-align: justify;">+ Hình ảnh ước lệ, tượng trưng, quen thuộc: dòng sông, con thuyền cánh chim, mây, núi, "khói hoàng hôn".</p>
<p style="text-align: justify;">+ Phong vị Đường thi: nhịp thơ 4/3, thể thơ thất ngôn, bút pháp tả cảnh ngụ tình, sử dụng thi liệu cổ, nhiều từ Hán Việt cổ kính, tâm thế sầu muộn của con người bé nhỏ trước không gian bao la rợn ngợp...</p>
<p style="text-align: justify;">- Màu sắc hiện đại, gần gũi, thân thuộc:</p>
<p style="text-align: justify;">+ Hình ảnh bình dị, gần gũi: "củi một cành khô", "tiếng làng xa vãn chợ chiều", "bèo dạt".</p>
<p style="text-align: justify;">+ Thiên nhiên hiện lên qua cảm nhận và nỗi niềm của cái tôi hiện đại.</p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;"> => Sự hòa quyện, đan cài giữa chất cổ điển, sự gần gũi, thân thuộc tạo cho bài thơ vẻ đẹp độc đáo, đơn sơ mà tinh tế, cổ điển mà hiện đại.</p>
</div>
<div id="sub-question-4" class="box-question top20">
<div style="margin-bottom: 10px; clear: both;">
<p> </p>
</div>
<p style="text-align: justify;"><strong>Câu 4 (trang 30 SGK Ngữ văn 11 tập 2)</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Tình yêu thiên nhiên ở đây có thấm đượm lòng yêu nước thầm kín không? Vì sao?</p>
<p><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Tình yêu thiên nhiên trong bài thấm đượm lòng yêu nước thầm kín:</p>
<p style="text-align: justify;">- Yêu thiên nhiên:</p>
<p style="text-align: justify;">+ Bức tranh thiên nhiên tuy buồn vắng, rợn ngợp nhưng cũng rất đỗi thơ mộng, đẹp đẽ. </p>
<p style="text-align: justify;">+ Ẩn chứa tấm lòng thiết tha của nhà thơ với dòng sông quê hương đất nước.</p>
<p style="text-align: justify;">- Nỗi cô đơn, lạc lõng của cái tôi cá nhân giữa không gian vũ trụ bao la và tấm lòng “nhớ nhà” của nhân vật trữ tình trong bài thơ. "Nhớ nhà" có thể được hiểu là nỗi nhớ quê hương Hà Tĩnh của Huy Cận khi ông lên Hà Nội học. Đồng thời, đó còn là nỗi nhớ quê hương trong những năm tháng bị mất chủ quyền, "đứng trên quê hương mà vẫn nhớ quê hương". </p>
<p style="text-align: justify;">=> Kín đáo bày tỏ nỗi buồn thế hệ của Huy Cận và thanh niên đương thời khi đất nước còn trong vòng nô lệ của thực dân Pháp.</p>
</div>
<div id="sub-question-5" class="box-question top20">
<div style="margin-bottom: 10px; clear: both;">
<p> </p>
</div>
<p style="text-align: justify;"><strong>Câu 5 (trang 30 SGK Ngữ văn 11 tập 2)</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Phân tích những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ (thể thơ thất ngôn, thủ pháp tương phản, các từ láy, các biện pháp tu từ,...)</p>
<p><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;"><em>Tràng giang</em> có nhiều nét đặc sắc về nghệ thuật:</p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">- Thể thơ thất ngôn trang nghiêm, cổ kính với cách ngắt nhịp quen thuộc (4/3) tạo nên sự cân đối, hài hoà. Thủ pháp tương phản được sử dụng triệt để: hữu hạn - vô hạn; nhỏ bé - lớn lao; không - có,...</p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">- Sử dụng thành công các loại từ láy: Láy vần ("tràng giang", "đìu hiu", "chót vót", "lơ thơ",...), láy hoàn toàn ("điệp điệp", "song song", "lớp lớp", "dợn dợn",...). Các biện pháp tu từ: nhân hoá, ẩn dụ, so sánh,...</p>
</div>
<div id="sub-question-6" class="box-question top20">
<p> </p>
<h3 class="Bodytext0" style="text-align: justify;">Luyện tập</h3>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;"><strong>Câu 1 (trang 30 SGK Ngữ văn 11 tập 2)</strong></p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">Cách cảm nhận về không gian và thời gian trong bài thơ này có gì đáng chú ý?</p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;"><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<div class="Section1">
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;"> <em>Tràng giang</em> khắc hoạ một không gian rộng lớn. Tất cả các chiều của không gian đều có xu hướng "mở ra" không giới hạn, tất cả thấm sâu nỗi buồn nhân thế, nỗi buồn cô đơn của nhà thơ: Không gian của dòng sông sóng nước mênh mang như đang chảy về vô tận, rồi từ chiều dọc không gian mở ra chiều ngang, lan toả đôi bờ, không gian vũ trụ mở ra bầu trời sâu chót vót.</p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;"> Tràng giang của đất trời, tràng giang của tâm tưởng nhà thơ không những trôi xuôi theo dòng nước mà còn trôi theo dòng thời gian từ hiện tại về quá khứ xa xôi. Rồi từ dòng sông thời tiền sử, nhà thơ trở về hiện tại để tìm điểm tựa tinh thần ở quê hương, đất nước. Không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật ở Tràng giang đã góp phần thể hiện sâu sắc tư tưởng, tình cảm của tác giả.</p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;"> </p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;"><strong>Câu 2 (trang 30 SGK Ngữ văn 11 tập 2)</strong></p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">Vì sao câu thơ cuối "Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà" lại làm cho người đọc liên tưởng đến hai câu thơ trong bài <em>Lầu Hoàng Hạc</em> của Thôi Hiệu?</p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;"><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;"> Ở khổ thơ thứ tư, nhà thơ mượn một số cách diễn đạt của thơ Đường mà vẫn giữ được nét riêng biệt của thơ mới và vẫn thể hiện được khá rõ nét độc đáo của hồn thơ Huy Cận. Ở đây, thiên nhiên tuy buồn, nhưng thật tráng lệ. Mùa thu, những đám mây trắng đùn lên trùng điệp ở phía chân trời. Ánh dương phản chiếu vào những đám mây đó, phản chiếu lấp lánh như những núi bạc. Lấy lại ý thơ của người xưa (Đỗ Phủ), hình ảnh "mây cao đùn núi bạc" tạo được ấn tượng về sự hùng vĩ của thiên nhiên. Trước cảnh sông nước, mây trời bao la và hùng vĩ ấy, bỗng hiện lên một cánh chim bé bỏng, nó chỉ cần nghiêng cánh là cả bóng chiều sa xuống. Hình ảnh cánh chim đơn lẻ trong buổi chiều tà thường dễ gợi nỗi buồn xa vắng. Nhưng điều đáng nói hơn ở đây chính là hiệu quá của nghệ thuật đối lập. Đối lập giữa cánh chim đơn độc, nhỏ bé với vũ trụ bao la, hùng vĩ. Phải chăng, điều này làm cho cảnh thiên nhiên rộng hơn, thoáng hơn, hùng vĩ hơn và đặc biệt cũng buồn hơn.</p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;"> Câu thơ cuối: "Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà" gợi nhớ hai câu thơ của Thôi Hiệu trong bài <em>Hoàng Hạc lâu</em>:</p>
<p class="Bodytext20" style="text-align: center;" align="left">Nhật mộ hương quan hà xứ thị?</p>
<p class="Bodytext20" style="text-align: center;" align="left"> Yên ba giang thượng sử nhân sầu.</p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: center;"> (Quê hương khuất bóng hoàng hôn,</p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: center;"> Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai?)</p>
<p class="Bodytext70" style="text-align: right;"> (Tản Đà dịch)</p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;"> Cũng là nỗi nhớ nhà, nỗi nhớ quê hương trong buổi chiều tà nhưng hai câu thơ của Huy Cận không phải lặp lại hoàn toàn ý thơ của Thôi Hiệu. Thôi Hiệu buồn, nhớ quê vì ngoại cảnh (khói sóng trên sông). Còn Huy Cận, không cần mượn tới khói sóng, lòng nhà thơ đã sầu buồn rồi. Nỗi buồn ấy là nỗi buồn vạn cổ của con người cô đơn giữa vũ trụ rợn ngợp, bao la.</p>
</div>
</div>
</div>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;"> </p>
<h3 class="Bodytext0" style="text-align: justify;">Tổng kết</h3>
<p>Qua bài thơ mới mang vẻ đẹp cổ điển, Huy Cận đã bộc lộ nỗi sầu của một "cái tôi" cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn, trong đó thấm đượm tình người, tình đời, lòng yêu nước thầm kín mà tha thiết.</p>