Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận so sánh (chi tiết)
<div id="box-content">
<div style="margin-bottom: 10px; clear: both;"> </div>
<div id="sub-question-1" class="box-question top20">
<p><strong style="text-align: justify;">Câu 1 (trang 116 SGK Ngữ văn 11 tập 1)</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Tâm trạng của nhân vật trữ tình khi về thăm quê trong hai bài thơ:</p>
<p style="text-align: center;">Khi đi trẻ, lúc về già</p>
<p class="Bodytext20" style="text-align: center;">Giọng quê vẫn thể, tóc đà khác bao</p>
<p class="Bodytext20" style="text-align: center;">Trẻ con nhìn lạ không chào</p>
<p class="Bodytext20" style="text-align: center;">Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?</p>
<p class="Bodytext290" style="text-align: right;">(Hạ Tri Chương - Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê - bán dịch của Phạm Sĩ Vĩ)</p>
<p class="Bodytext20" style="text-align: center;">Trở lại An Nhơn, tuổi lớn rồi,</p>
<p class="Bodytext20" style="text-align: center;"> Bạn chơi ngày nhỏ chẳng còn ai</p>
<p class="Bodytext20" style="text-align: center;"> Nền nhà nay dựng cơ quan mới</p>
<p class="Bodytext20" style="text-align: center;"> Chẳng lẽ thăm quê lại hỏi người.</p>
<p style="text-align: right;">(Chế Lan Viên - <em>Trở lại An Nhơn</em>)</p>
<p><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Điểm giống nhau: Cả hai người đều rời quê hương ra đi lúc còn trẻ và trở vể lúc tuổi đã cao. Khi trở về, cả hai đều trở thành "người xa lạ" trên chính nơi mình đã sinh ra.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Hạ Tri Chương viết: "Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?<em>",</em> Vì không còn ai nhận ra mình là người cùng quê cả.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Chế Lan Viên viết: "Chẳng lẽ thăm quê lại hỏi người", vì quê hương đã biến đổi quá nhiều sau chiến tranh, không còn cảnh cũ, người xưa nữa.</p>
<p style="text-align: justify;">=> Cảm xúc chung: ngậm ngùi, tiếc nuối, man mác buồn. </p>
</div>
<div id="sub-question-2" class="box-question top20">
<div style="margin-bottom: 10px; clear: both;">
<p> </p>
</div>
<p style="text-align: justify;"><strong>Câu 2 (trang 116 SGK Ngữ văn 11 tập 1)</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Học cũng có ích như trồng cây, mùa xuân cho hoa, mùa thu được quả.</p>
<p><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Học cũng có ích như trồng cây, mùa xuân cho hoa, mùa thu được quả.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Trong câu văn này, mùa xuân và mùa thu là những hình ảnh ẩn dụ. Mùa xuân, mùa thu ở đây chỉ các giai đoạn khác nhau: Ban đầu là lúc đơm hoa, cùng với thời gian sẽ thu hoạch được nhiều quả ngọt.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Chuyện học hành cũng vậy. Cùng với thời gian tích luỹ kiến thức, người học rồi sẽ tiến bộ dần và rồi sẽ thành công. Đây là một câu so sánh để ta thêm kiên nhẫn trên con đường học tập.</p>
</div>
<div id="sub-question-3" class="box-question top20">
<div style="margin-bottom: 10px; clear: both;">
<p> </p>
</div>
<p style="text-align: justify;"><strong>Câu 3 (trang 116 SGK Ngữ văn 11 tập 1)</strong></p>
<p style="text-align: justify;">So sánh ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và ngôn ngữ thơ Bà Huyện Thanh Quan qua hai bài thơ <em>Tự tình</em> (bài I) và <em>Chiều hôm nhớ nhà.</em></p>
<p><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>a. Tương đồng</strong></p>
<p style="text-align: justify;"> Hai bài thơ có nhiều điểm tương đồng: Cùng là thể thơ thất ngôn bát cú, cả hai bài đều gieo vần chặt chẽ và đều tuân thủ nghiêm chỉnh luật đối (câu 3, 4 và câu 5, 6).</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>b. Khác biệt</strong></p>
<p style="text-align: justify;"> Nhưng hai bài thơ có nhiều điểm khác nhau, nhất là cách dùng từ:</p>
<p style="text-align: justify;">+ Bài thơ của Hồ Xuân Hương dùng nhiều những từ ngữ trong ngôn ngữ hằng ngày (tiếng gà "văng vẳng", mõ thảm, chuông sầu, những tiếng rền rĩ, khắp mọi chòm,...) kể cả những chữ rất khó dùng ("cớ sao om", "duyên mõm mòm", "già tom"). Trong bài chỉ có một câu nhiều từ Hán Việt: "Tài tử văn nhân ai đó tá?"</p>
<p style="text-align: justify;">+ Trong khi đó bài thơ cúa Bà Huyện Thanh Quan lại dùng nhiều từ Hán Việt: Hoàng hôn, "ngư ông", "viễn phố", "mục tử", "cô thôn", "lữ thứ", "hàn ôn",... Nhiều từ ngữ mang tính ước lệ, được dùng nhiều trong thơ cổ như "ngàn mai", "dặm liễu".</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>c. Sự khác nhau nêu trên tạo ra sự khác nhau về phong cách:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">+ Bài thơ của Hồ Xuân Hương có phong cách gần gũi với đám đông, tuy có xót xa nhưng vẫn có những nét tinh nghịch.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan mang phong cách đài các, trang nhã. Đó là tiếng nói của văn nhân trí thức thượng lưu.</p>
<p style="text-align: justify;">=> Mỗi bài thơ độc đáo và hay theo những cách riêng.</p>
</div>
<div id="sub-question-4" class="box-question top20">
<div style="margin-bottom: 10px; clear: both;">
<p> </p>
</div>
<p style="text-align: justify;"><strong>Câu 4 (trang 117 SGK Ngữ văn 11 tập 1)</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Tự chọn đề tài, viết đoạn văn so sánh.</p>
<p><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">"Lời chào cao hơn mâm cỗ" hàm ý câu chào hỏi rất quan trọng, rất tình nghĩa, còn quý hơn cả việc mời nhau đến ăn uống tiệc tùng. "Lời chào cao hơn mâm cỗ" ý muốn nói đến phép lễ nghĩa hơn cái ăn. Sâu hơn là nhân cách của con người cao hơn "vật chất". Mâm cỗ có đầy, có sang trọng mới thể hiện được sự no đủ và hiếu khách của chủ nhà. Lời chào có nồng nhiệt, thân thiện mới chứng tỏ phẩm chất một ngưới có phép tắc, lễ nghĩa với một nền giáo dục tốt, và đậm chất văn hóa của dân tộc. Mâm cỗ là sự no đủ về vật chất, lời chào thể hiện cho sự thân thiện giữa người với người. Lời chào là "phương tiện" tình cảm mang hơi thở của xã hội.</p>
</div>
<div id="end_sub_question_nav"></div>
</div>