Đọc thêm: Lai Tân - Hồ Chí Minh
Soạn bài Lai Tân (chi tiết)
<div id="box-content">
<div style="margin-bottom: 10px; clear: both;"> </div>
<div id="sub-question-1" class="box-question top20">
<p><strong style="text-align: justify;">Câu 1 (trang 45 SGK Ngữ văn 11 tập 2)</strong></p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">Trong ba câu đầu, bộ máy quan lại ở Lai Tân đã được miêu tả như thế nào? Ban trưởng, cảnh trưởng, huyện trưởng có làm đúng chức năng của những người đại diện cho pháp luật không?</p>
<p><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;"> - Trong ba câu đầu, Hồ Chí Minh vẽ lên ba bộ mặt thật vô cùng sinh động:</p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">+ Lão giám ngục (ban trưởng nhà lao) đánh bạc ngày này qua ngày khác;</p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">+ Viên cảnh sát trưởng thì lóc lẻm móc túi tiền của tù nhân và quan huyện thì chong đèn hút thuốc phiện.</p>
<p style="text-align: justify;">Câu 1 và câu 2 tác giả thẳng thắn lên tiếng nói về hiện trạng của những kẻ cầm đầu chính quyền nhưng không có trách nhiệm, không làm đúng chức trách</p>
<p style="text-align: justify;">=> Hình ảnh bộ máy cai trị của chính quyền Tưởng Giới Thạch đều thối nát, mục rỗng. Quan trên lo hưởng lạc, quan dưới tham nhũng, ăn chơi.</p>
</div>
<div id="sub-question-2" class="box-question top20">
<div style="margin-bottom: 10px; clear: both;">
<p> </p>
</div>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;"><strong>Câu 2 (trang 45 SGK Ngữ văn 11 tập 2)</strong></p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">Phân tích sắc thái châm biếm, mỉa mai ở câu thơ cuối. (Chú ý: Ba chữ "vẫn thái bình" có ý nghĩa là gì?)</p>
<p><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Câu thơ cuối là lời châm biếm, mỉa mai rất sắc sảo. Một chữ "thái bình" mà xâu chuỗi lại bao nhiêu việc làm vốn là chuyện muôn thuở của cái xã hội Trung Quốc còn giai cấp bóc lột thống trị. Chỉ một chữ ấy mà xé toang tất cả sự "thái bình" dối trá nhưng thực sự là đang "đại loạn" từ bên trong của xã hội.</p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">- Ba câu đầu chỉ là những câu kể việc, nói về hình tượng cũng không có gì đặc biệt lắm nhưng mỗi nhân vật đều có một việc làm khác nhau mà đặc biệt giống nhau về sự thối nát, nhất là lại ở vào cái hoàn cảnh "quốc gia hữu sự". Người xưa đã nói "quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách". Giặc đang ở ngay trước mắt, thiên hạ đã đại loạn rồi, thế mà bọn quan quân lớn bé đều chỉ lo làm sạo vơ vét cho đầy túi. </p>
<p style="text-align: justify;">- Câu thơ cuối đối lập hoàn toàn với 3 câu thơ đầu tiên, bài thơ kết thúc bằng câu thơ cuối nhẹ nhàng</p>
<p style="text-align: justify;">- Khi bộ máy chính quyền thối nát, lộng hành mà “Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”.</p>
<p style="text-align: justify;">- “Thái bình” chính là nhãn tự, là trục hút châm biếm của cả bài thơ. Tình trạng đó là chuyện bình thường, bản chất của bộ máy cai trị. Chỉ một chữ mà nêu bật lên bản chất dối trá, đại loạn bên trong</p>
<p style="text-align: justify;">- Lối châm biếm nhẹ nhàng mà sâu cay, có tác dụng lật tẩy bản chất của cả bộ máy chính quyền Lai Tân</p>
<p style="text-align: justify;">=> Đòn đả kích độc đáo, bất ngờ, sâu cay</p>
</div>
<div id="sub-question-3" class="box-question top20">
<div style="margin-bottom: 10px; clear: both;">
<p> </p>
</div>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;"><strong>Câu 3 (trang 35 SGK Ngữ văn 11 tập 2)</strong></p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">Nhận xét về kết cấu và bút pháp của bài thơ.</p>
<p><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">- Bài thơ có một cách cấu tứ bất ngờ. Như trên đã nói, ba câu thơ đầu chỉ thuần kể việc. Điểm nút chính là câu thơ thứ tư. Nó làm bật ra toàn bộ tư tưởng của bài. Nó làm bung vỡ tất cả cái ý châm biếm, mỉa mai hướng đến sự thối nát đến tận xương tuỷ của cái xã hội Tưởng Giới Thạch.</p>
<p class="Bodytext0" style="text-align: justify;">- Bài thơ cũng in đậm cái bút pháp chấm phá của thơ Đường. Lời thơ ngắn gọn, súc tích. Không cầu kì câu chữ, nhưng có thể nói: chỉ với bốn câu thơ ngắn, nhà thơ đã vẽ nên cái bản chất của cả chế độ xã hội mục nát đến vô cùng. Sức chiến đấu, chất "thép" của bài thơ nhẹ nhàng mà quyết liệt chính là ở đó.</p>
</div>
<div id="sub-question-4" class="box-question top20">
<div style="margin-bottom: 10px; clear: both;">
<p> </p>
</div>
<h3 style="text-align: justify;">Bố cục</h3>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Phần 1:</strong> (3 câu đầu) là 3 câu tự sự nói về hành vi thường thấy ở 3 viên quan ở Lai Tân.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Phần 2:</strong> (Câu cuối) là một lời kết luận, một nhận xét, đánh giá của tác giả.</p>
</div>
<p> </p>
<h3>Nội dung</h3>
<p>Bài thơ miêu tả thực trạng thối nát của chính quyền Trung Quốc dưới thời Tưởng Giới Thạch và thái độ châm biếm, mỉa mai sâu cay.</p>
<div id="end_sub_question_nav"></div>
</div>
Xem lời giải bài tập khác cùng bài