Đề số 2 - Đề kiểm tra học kì 2 - Ngữ văn 11
Đề số 2 - Đề kiểm tra học kì 2 - Ngữ văn 11
<p><strong>I. ĐỌC HIỂU </strong>(3 điểm)</p> <p>Đọc đoạn tr&iacute;ch sau v&agrave; thực hiện c&aacute;c y&ecirc;u cầu:</p> <p>&nbsp; &nbsp; &nbsp; Điều m&agrave; t&ocirc;i lu&ocirc;n đau đ&aacute;u l&agrave;: hầu hết mọi người đều sống dưới khả năng của m&igrave;nh. Tại sao như vậy? Mỗi người đều c&oacute; tiềm năng kh&aacute;c nhau. Mỗi người đều c&oacute; những thế mạnh kh&aacute;c nhau. Nhưng hầu hết tại sao mọi người đều kh&ocirc;ng sống đ&uacute;ng với tiềm năng của m&igrave;nh?</p> <p>&nbsp; &nbsp; &nbsp; C&oacute; thể l&agrave; v&igrave; đa phần ch&uacute;ng ta đều lười, kh&ocirc;ng sử dụng hiệu quả quỹ thời gian của m&igrave;nh.</p> <p>&nbsp; &nbsp; &nbsp;C&oacute; thể l&agrave; v&igrave; nhiều người trong ch&uacute;ng ta chưa nhận thức được sức mạnh của th&oacute;i quen, ch&uacute;ng ta muốn thay đổi nhưng chưa đủ động lực để vượt qua được sức &igrave;, sự tr&igrave; n&iacute;u của những th&oacute;i quen xấu.</p> <p>&nbsp; &nbsp; Hoặc cũng c&oacute; thể l&agrave; v&igrave;, sau những lần thất bại trong cuộc sống, sau những va vấp của tuổi trẻ, từ bao giờ ch&uacute;ng ta đ&atilde; tự thuyết phục bản th&acirc;n rằng m&igrave;nh l&agrave; một người b&igrave;nh thường, m&igrave;nh kh&ocirc;ng c&oacute; g&igrave; đặc biệt, rằng h&atilde;y th&ocirc;i mơ mộng viển v&ocirc;ng, h&atilde;y chấp nhận một cuộc sống b&igrave;nh thường, c&oacute; những c&ocirc;ng việc b&igrave;nh thường. V&agrave; rồi ch&uacute;ng ta chết đi, tr&ecirc;n tấm bia mộ ghi: &ldquo;Đ&acirc;y l&agrave; nơi y&ecirc;n nghỉ của một người ho&agrave;n to&agrave;n b&igrave;nh thường&rdquo;.</p> <p>&nbsp; &nbsp; Bạn th&acirc;n mến, nếu bạn c&oacute; l&uacute;c n&agrave;o đ&oacute; nghĩ rằng m&igrave;nh l&agrave; người đặc biệt, rằng m&igrave;nh kh&aacute;c thường th&igrave; đừng dập tắt &yacute; nghĩ đ&oacute;. H&atilde;y tin v&agrave;o lời th&igrave; thầm b&ecirc;n trong của m&igrave;nh, h&atilde;y tr&acirc;n trọng sự kh&aacute;c biệt, nu&ocirc;i dưỡng niềm tin v&agrave;o bản th&acirc;n m&igrave;nh. &Acirc;m thầm r&egrave;n luyện, t&igrave;m kiếm đam m&ecirc; v&agrave; theo đuổi con đường ri&ecirc;ng của m&igrave;nh. Rồi một l&uacute;c n&agrave;o đ&oacute;, bạn sẽ thấy m&igrave;nh đang sống đ&uacute;ng như c&aacute;ch m&agrave; bạn từng mơ ước.</p> <p>&nbsp; &nbsp; H&atilde;y lu&ocirc;n tin rằng: bạn l&agrave; một ng&ocirc;i sao chờ ng&agrave;y tỏa s&aacute;ng.</p> <p style="text-align: right;">(Tuổi trẻ đ&aacute;ng gi&aacute; bao nhi&ecirc;u? Rosie Nguyễn, NXB Hội Nh&agrave; văn, trang 245-246)</p> <p><strong>C&acirc;u 1:</strong> X&aacute;c định phương thức biểu đạt ch&iacute;nh của đoạn tr&iacute;ch?</p> <p><br /><strong>C&acirc;u 2:</strong> Trong đoạn tr&iacute;ch t&aacute;c giả đ&atilde; chỉ ra những nguy&ecirc;n nh&acirc;n n&agrave;o khiến "hầu hết mọi người kh&ocirc;ng sống đ&uacute;ng tiềm năng của m&igrave;nh"?</p> <p><strong>C&acirc;u 3:</strong> X&aacute;c định v&agrave; n&ecirc;u t&aacute;c dụng của biện ph&aacute;p tu từ được sử dụng trong c&acirc;u: "Bạn l&agrave; một ng&ocirc;i sao chờ ng&agrave;y tỏa s&aacute;ng".</p> <p><strong>C&acirc;u 4:</strong> Th&ocirc;ng điệp n&agrave;o trong đoạn tr&iacute;ch c&oacute; &yacute; nghĩa nhất với anh/chị? V&igrave; sao? (Tr&igrave;nh b&agrave;y bằng một đoạn văn từ 5-7 c&acirc;u).</p> <p>&nbsp;</p> <p><strong>II. L&Agrave;M VĂN</strong> (7.0 điểm)</p> <p>Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp t&acirc;m hồn của nh&agrave; thơ &ndash; chiến sĩ Hồ Ch&iacute; Minh qua b&agrave;i thơ Chiều tối (Mộ)</p> <p>&nbsp;</p> <p><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p> <p><strong>I. ĐỌC HIỂU</strong></p> <p><strong>C&acirc;u 1:</strong>&nbsp;Phương thức biểu đạt ch&iacute;nh: nghị luận</p> <p><strong>C&acirc;u 2</strong>: Theo t&aacute;c giả, những nguy&ecirc;n nh&acirc;n khiến "hầu hết mọi người đều kh&ocirc;ng sống đ&uacute;ng với tiềm năng của m&igrave;nh" l&agrave;:</p> <p>- C&oacute; thể ch&uacute;ng ta đều lười, đều kh&ocirc;ng sử dụng hiệu quả quỹ thời gian của m&igrave;nh.</p> <p>- C&oacute; thể ch&uacute;ng ta chưa nhận thức được sức mạnh của th&oacute;i quen, sự tr&igrave; n&iacute;u của những th&oacute;i quen xấu.</p> <p>- C&oacute; thể l&agrave; sự nản ch&iacute; sau những lần thất bại, sau những va vấp của tuổi trẻ&hellip;</p> <p><strong>C&acirc;u 3:</strong> Học sinh chỉ ra v&agrave; ph&acirc;n t&iacute;ch t&aacute;c dụng của biện ph&aacute;p tu từ được sử dụng trong c&acirc;u: "Bạn l&agrave; một ng&ocirc;i sao chờ ng&agrave;y tỏa s&aacute;ng".</p> <p>- Biện ph&aacute;p: So s&aacute;nh:</p> <p>- T&aacute;c dụng: khẳng định mỗi người đều tiềm ẩn gi&aacute; trị v&agrave; vẻ đẹp ri&ecirc;ng, đem đến niềm tin v&agrave; sự cố gắng cho mỗi người trong cuộc sống; c&aacute;ch n&oacute;i gi&agrave;u h&igrave;nh ảnh, cụ thể, sinh động.</p> <p><strong>C&acirc;u 4:</strong> Y&ecirc;u cầu</p> <p>- H&igrave;nh thức: đoạn văn 5-7 c&acirc;u.</p> <p>- Nội dung: Học sinh c&oacute; thể lựa chọn những th&ocirc;ng điệp kh&aacute;c nhau, c&oacute; &yacute; nghĩa đối với nhận thức v&agrave; h&agrave;nh động của bản th&acirc;n. L&yacute; giải được sự lựa chọn (&yacute; nghĩa của th&ocirc;ng điệp)</p> <p>&nbsp;</p> <p><strong>II. L&Agrave;M VĂN</strong></p> <p>Tr&ecirc;n cơ sở hiểu biết về b&agrave;i thơ Chiều tối của Hồ Ch&iacute; Minh học sinh c&oacute; thể cảm nhận về b&agrave;i thơ v&agrave; b&agrave;y tỏ suy nghĩ theo những c&aacute;ch kh&aacute;c nhau nhưng phải hợp l&yacute;, c&oacute; sức thuyết phục.</p> <p><strong>a. C&oacute; đủ cấu tr&uacute;c của một b&agrave;i l&agrave;m văn:</strong> C&oacute; đủ c&aacute;c phần mở b&agrave;i, th&acirc;n b&agrave;i, kết b&agrave;i.</p> <p>Mở b&agrave;i n&ecirc;u được vấn đề.</p> <p>Th&acirc;n b&agrave;i: triển khai được vấn đề.</p> <p>Kết b&agrave;i: kết luận được vấn đề.</p> <p><strong>b. X&aacute;c định đ&uacute;ng vấn đề cần nghị luận:</strong> Ph&acirc;n t&iacute;ch vẻ đẹp t&acirc;m hồn của nh&agrave; thơ &ndash; chiến sĩ Hồ Ch&iacute; Minh qua b&agrave;i thơ Chiều tối (Mộ).</p> <p><strong>c. Triển khai vấn đề nghị luận th&agrave;nh c&aacute;c luận điểm thể hiện sự cảm nhận s&acirc;u sắc v&agrave; vận dụng tốt c&aacute;c thao t&aacute;c lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa l&yacute; lẽ v&agrave; dẫn chứng.</strong></p> <p><br />1. <span style="text-decoration: underline;">Mở b&agrave;i</span></p> <p>- Giới thiệu về t&aacute;c giả Hồ Ch&iacute; Minh, tập thơ Nhật k&yacute; trong t&ugrave;</p> <p>- Giới thiệu về b&agrave;i thơ Chiều tối</p> <p>- Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận</p> <p>2. <span style="text-decoration: underline;">Th&acirc;n b&agrave;i</span></p> <p>* Hai c&acirc;u đầu: Bức tranh thi&ecirc;n nhi&ecirc;n đầy t&iacute;nh ước lệ của thi ca cổ điển</p> <p>Quyển điểu quy l&acirc;m tầm t&uacute;c thụ</p> <p>C&ocirc; v&acirc;n mạn mạn độ thi&ecirc;n kh&ocirc;ng</p> <p>- H&igrave;nh ảnh c&aacute;nh chim</p> <p>+ C&aacute;nh chim bay về tổ ấm, về nơi n&uacute;i rừng khi chiều bu&ocirc;ng xuống l&agrave; h&igrave;nh ảnh quen thuộc mang nghĩa tượng trưng cho buổi chiều t&agrave;, vừa gợi kh&ocirc;ng gian, vừa gợi thời gian.</p> <p>+ Sự tương đồng với con người: suốt một ng&agrave;y bay đi kiếm ăn, c&aacute;nh chim đ&atilde; mỏi đang bay về tổ ấm để nghỉ ngơi, người t&ugrave; cũng mệt mỏi sau một ng&agrave;y l&ecirc; bước đường trường cũng đang khao kh&aacute;t t&igrave;m được một nơi để nghỉ tạm.</p> <p>&nbsp;- H&igrave;nh ảnh ch&ograve;m m&acirc;y c&ocirc; đơn, lẻ loi</p> <p>+ Gợi cảm gi&aacute;c về c&aacute;i cao rộng, trong trẻo, &ecirc;m ả của chiều thu nơi n&uacute;i rừng</p> <p>+ Gợi t&acirc;m hồn ung dung, thư th&aacute;i của người t&ugrave;</p> <p>+ Gợi t&acirc;m trạng c&ocirc; đơn, lẻ loi của người t&ugrave;</p> <p>- Hai c&acirc;u thơ thể hiện vẻ đẹp t&acirc;m hồn, t&igrave;nh y&ecirc;u thi&ecirc;n nhi&ecirc;n v&agrave; phong th&aacute;i ung dung tự tại (ch&uacute; &yacute; cảnh ngộ của t&ugrave; nh&acirc;n v&agrave; những rung động dạt d&agrave;o, bản lĩnh chiến sĩ, chất th&eacute;p ẩn đằng sau chất t&igrave;nh)</p> <p>* Hai c&acirc;u sau: Bức tranh cuộc sống sinh hoạt của con người</p> <p>Sơn th&ocirc;n thiếu nữ ma bao t&uacute;c</p> <p>Bao t&uacute;c ma ho&agrave;n l&ocirc; dĩ hồng</p> <p>- H&igrave;nh ảnh c&ocirc; g&aacute;i xay ng&ocirc; (h&igrave;nh ảnh trung t&acirc;m của bức tranh chiều tối nơi n&uacute;i rừng): vẻ trẻ trung, khỏe khoắn, sống động đem lại ch&uacute;t hơi ấm, hạnh ph&uacute;c cho con người, l&agrave;m giảm đi c&aacute;i kh&ocirc;ng kh&iacute; &acirc;m u, lạnh lẽo của n&uacute;i rừng heo h&uacute;t.</p> <p>- H&igrave;nh ảnh l&ograve; than rực hồng: l&agrave; &ldquo;điểm ngời s&aacute;ng trong thơ&rdquo;. Chữ &ldquo;hồng&rdquo; l&agrave; &ldquo;nh&atilde;n tự&rdquo; của b&agrave;i thơ, n&oacute; đem đến giữa m&agrave;n đ&ecirc;m một m&agrave;u đỏ rực, đ&oacute; l&agrave; m&agrave;u đỏ trong t&igrave;nh cảm của B&aacute;c, l&agrave; niềm tin, lạc quan y&ecirc;u đời, l&agrave; niềm cảm th&ocirc;ng chia sẻ với những vất vả, niềm vui của người lao động d&ugrave; Người đang phải sống trong cảnh t&ugrave; đ&agrave;y.</p> <p>- Sự vận động của h&igrave;nh tượng trong thơ B&aacute;c: từ b&oacute;ng tối ra &aacute;nh s&aacute;ng, từ buồn tới niềm vui, từ lạnh lẽo c&ocirc; đơn sang ấm n&oacute;ng t&igrave;nh người...</p> <p>* Nghệ thuật</p> <p>- Vẻ đẹp cổ điển v&agrave; tinh thần hiện đại</p> <p>3. <span style="text-decoration: underline;">Kết b&agrave;i</span></p> <p>- Kh&aacute;i qu&aacute;t lại nội dung v&agrave; nghệ thuật của b&agrave;i thơ</p> <p>- Vẻ đẹp t&acirc;m hồn người t&ugrave; chiến sĩ &ndash; thi sĩ Hồ Ch&iacute; Minh</p> <p><strong>d. S&aacute;ng tạo:</strong> C&oacute; c&aacute;ch diễn đạt s&aacute;ng tạo, thể hiện suy nghĩ s&acirc;u sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.</p> <p><strong>e. Đảm bảo quy tắc ch&iacute;nh tả, d&ugrave;ng từ đặt c&acirc;u.</strong></p>
Xem lời giải bài tập khác cùng bài