Viết bài tập làm văn số 5 lớp 10
<p> <strong> I – ĐỀ BÀI THAM KHẢO </strong> </p> <p> 1. Giới thiệu về ca dao Việt Nam. </p> <p> 2. Trình bày một số đặc điểm cơ bản của văn bản văn học. </p> <p> 3. Giới thiệu đặc điểm của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. </p> <p> 4. Thuyết minh yêu cầu đọc – hiểu văn bản văn học. </p> <p> 5. Thuyết minh về đặc điểm của thể loại phú. </p> <p> <strong> II – HƯỚNG DẪN </strong> </p> <p> 1. Đây là kiểu bài văn thuyết minh về một thể loại văn học, vấn đề văn học; cần phải biết vận dụng sáng tạo các phương pháp thuyết minh thích hợp với từng đối tượng để làm bài. Trong các đề bài trên, đề (1) và đề (5) có đối tượng thuyết minh là thể loại văn học; các đề (2), (3), (4) thuộc dạng thuyết minh về một vấn đề văn học. </p> <p> 2. Để giải quyết được yêu cầu của đề bài, cần chuẩn bị tri thức cũng như tính toán cách làm bài theo các bước sau: </p> <p> a) Huy động tư liệu, tìm hiểu tri thức về đối tượng thuyết minh (thể loại hoặc vấn đề văn học). </p> <p> b) Lựa chọn nội dung thông tin chính xác, khách quan về đối tượng thuyết minh để trình bày trong bài văn. </p> <p> c) Lập dàn ý cho bài văn theo bố cục 3 phần: </p> <p> - Mở bài: Giới thiệu chung về đối tượng cần thuyết minh. </p> <p> - Thân bài: Trình bày nội dung thông tin về đối tượng thuyết minh theo trình tự nhất định (trình tự lô gích của đối tượng hoặc trình tự nhận thức, quan hệ nhân – quả,…). </p> <p> - Kết bài: Có thể đưa ra nhận định chung về đối tượng, ý nghĩa của việc tìm hiểu đối tượng đã thuyết minh. </p> <p> d) Viết bài văn thuyết minh với dàn ý đã lập. </p> <p> 3. Định hướng về nội dung thông tin để giải quyết các đề cụ thể: </p> <p> a) Giới thiệu về ca dao Việt Nam: </p> <span> <div>
</div> </div> <p> - Ca dao là gì? </p> <p> Tham khảo: </p> <p> Ca dao (còn gọi là phong dao) được dùng với nhiều nghĩa rộng hẹp khác nhau. Theo nghĩa gốc thì ca là bài hát có khúc điệu, dao là bài hát không có khúc điệu. Ca dao là danh từ ghép chỉ toàn bộ những bài hát lưu hành phổ biến trong dân gian có hoặc không có khúc điệu; trong trường hợp này, ca dao đồng nghĩa với dân ca. </p>
<span> <div>
</div> </div>
<p> Do tác động của hoạt động sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian, từ ca dao đã dần dần chuyển nghĩa. Hiện nay, từ ca dao thường được dùng để chỉ riêng thành phần nghệ thuật ngôn từ (phần lời thơ) của dân ca (không kể những tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đưa hơi). Với nghĩa này, ca dao là thơ dân gian truyền thống. </p> <p> (Theo Nhiều tác giả, Từ điển Thuật ngữ Văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2004) </p> <p> - Ca dao Việt Nam có đặc điểm gì về nội dung? </p> <p> Ca dao là thơ trữ tình – trò chuyện diễn tả tình cảm, tâm trạng của một số kiểu nhân vật trữ tình: người mẹ, người vợ, người con,… trong quan hệ gia đình; chàng trai, cô gái trong quan hệ tình bạn, tình yêu lứa đôi; người phụ nữ, người dân thường,… trong quan hệ xã hội. Nó không mang dấu ấn tác giả như thơ trữ tình (của văn học viết) mà thể hiện tình cảm, tâm trạng của các kiểu nhân vật trữ tình và có cách thể hiện tình cảm, thế giới nội tâm mang tính chung, phù hợp với lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, địa phương,… của các kiểu nhân vật này. Tuy nhiên, dù mang tính chất chung nhưng mỗi bài ca dao lại có nét riêng độc đáo, sáng tạo, thể hiện được sự phong phú, da dạng của sắc thái tình cảm. (…) </p>
<span> <div>
</div> </div>
<p> - Ca dao Việt Nam có những nét đặc sắc gì về nghệ thuật? </p> <p> Hơn 90% các bài ca dao đã sưu tầm được đều sử dụng thể thơ lục bát hoặc lục bát biến thể. Ngoài ra, ca dao còn có các dạng hình thức khác như thơ song thất lục bát (câu thơ bảy tiếng kết hợp với câu thơ sáu – tám tiếng), vãn bốn (câu thơ bốn tiếng), vãn năm (câu thơ năm tiếng). </p> <p> Ca dao rất giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ và biểu tượng mang tính truyền thống như hạt mưa, tấm lụa đào, cái giếng, cây đa, bến nước, con thuyền, con đò, chiếc khăn,… – những hình ảnh quen thuộc, gắn với cuộc sống của người bình dân. </p> <p> Các hình thức lặp lại cũng là đặc trưng nghệ thuật tiêu biểu của ca dao: lặp kết cấu, lặp hình ảnh, lặp hình thức mở đầu hoặc lặp từ, cụm từ,… </p> <p> Được tổ chức dưới hình thức thơ ca nhưng ngôn ngữ của ca dao vẫn rất gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày, mang đậm chất địa phương và dân tộc. </p> <p> - Vai trò thẩm mĩ của ca dao? </p> <p> Mỗi người, bất kể giàu nghèo, sang hèn,… đều có thể lấy ca dao là tiếng nói tâm tư, tình cảm của mình, có thể soi lòng mình trong ca dao. Cho nên, ca dao còn được coi là “thơ của vạn nhà”, là gương soi của tâm hồn và đời sống dân tộc; nơi lưu giữ vẻ đẹp tâm hồn dân tộc, nguồn mạch vô tận cho thơ ca,… </p>
<span> <div>
</div> </div>
<p> b) Về đặc điểm cơ bản của văn bản văn học: </p> <p> - Văn bản văn học là gì? </p> <p> Văn bản văn học (còn gọi là văn bản nghệ thuật, văn bản văn chương) có nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, văn bản văn học là tất cả các văn bản sử dụng ngôn từ một cách nghệ thuật. Theo nghĩa hẹp, văn bản văn học chỉ bao gồm các sáng tác có hình tượng nghệ thuật được xây dựng bằng hư cấu (tức là tạo ra những hình tượng bằng tưởng tượng). Văn bản văn học theo nghĩa hẹp vừa có ngôn từ nghệ thuật vừa có hình tượng nghệ thuật. </p> <p> - Văn bản văn học có đặc điểm gì về ngôn từ? </p> <p> + Ngôn từ văn học được tổ chức đặc biệt, có tính nghệ thuật và thẩm mĩ. </p> <p> + Ngôn từ văn học là chất liệu để sáng tạo hình tượng, xây dựng thế giới tưởng tượng. </p> <p> + Do yêu cầu sáng tạo hình tượng, ngôn từ văn học có tính biểu tượng và đa nghĩa. </p> <p> - Văn bản văn học có đặc điểm gì về hình tượng? </p> <p> + Hình tượng văn học là thế giới đời sống do ngôn từ gợi lên trong tâm trí người đọc. </p> <p> + Hình tượng văn học là một phương tiện giao tiếp đặc biệt. Đọc – hiểu văn bản văn học là thực hiện quá trình giao tiếp giữa người đọc và tác giả. </p>
<span> <div>
</div> </div>
<p> - Văn bản văn học có đặc điểm gì về ý nghĩa? </p> <p> + Ý nghĩa của hình tượng văn học chính là ý nghĩa của đời sống được nhà văn gợi lên qua hình tượng. </p> <p> + Ý nghĩa của hình tượng văn học thể hiện qua nhân vật, sự kiện, cảnh vật, chi tiết, qua sự sắp xếp, kết cấu của các bộ phận văn bản và qua cách sử dụng ngôn từ. </p> <p> + Có thể chia ý nghĩa của hình tượng thành các lớp: đề tài, chủ đề, cảm hứng, tính chất thẩm mĩ, triết lí nhân sinh. </p> <p> - Văn bản văn học có đặc điểm gì về cá tính sáng tạo của nhà văn? </p> <p> + Văn bản văn học nào cũng do tác giả viết ra và ít nhiều đều để lại dấu ấn của người sáng tạo ra văn bản. </p> <p> + Đặc điểm về cá tính sáng tạo của tác giả vừa tạo nên sự phong phú, đa dạng vừa đem lại tính độc đáo cho văn bản văn học. </p> <p> - Những hiểu biết về đặc điểm của văn bản văn học có tác dụng gì? </p> <p> + Định hướng về thao tác đọc – hiểu văn bản văn học cụ thể. </p> <p> + Định hướng về thao tác cảm thụ, đánh giá văn bản văn học cụ thể. </p> <p> c) Về đặc điểm của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: </p> <p> - Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là gì? </p> <p> Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là loại phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực văn chương (văn xuôi nghệ thuật, thơ, kịch). </p>
<span> <div>
</div> </div>
<p> Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật có tính thẩm mĩ, tính đa nghĩa và dấu ấn riêng của tác giả. </p> <p> - Tính thẩm mĩ của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: </p> <p> Văn chương là nghệ thuật ngôn ngữ, là sự thể hiện giá trị thẩm mĩ của ngôn ngữ. Ngôn ngữ trong văn bản nghệ thuật, với tư cách là chất liệu xây dựng hình tượng, có sự tổng hoà của ngữ âm và ngữ nghĩa, hoà phối để tạo nên hiệu quả thẩm mĩ. </p> <p> - Tính đa nghĩa của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: </p> <p> Nghĩa của văn bản nghệ thuật gồm nhiều thành phần: thành phần biểu thị thông tin khách quan, thành phần biểu thị tình cảm; thành phần nghĩa tường minh, thành phần nghĩa hàm ẩn. Các thành phần nghĩa này thống nhất với nhau trong những hình tượng nghệ thuật vừa cụ thể, vừa sinh động. Trong đó, thành phần nghĩa hàm ẩn có một vị trí đặc biệt quan trọng trong văn bản nghệ thuật, biểu thị những suy ngẫm, gợi liên tưởng, tưởng tượng,… tạo nên những tín hiệu thẩm mĩ, những thông điệp sâu sắc về cuộc sống và con người. </p> <p> - Đặc điểm về dấu ấn riêng của tác giả trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: Mỗi nhà văn, nhà thơ thường có sở thích, sở trường riêng trong diễn đạt. Sở thích và sở trường ấy được bộc lộ ở những tác phẩm có giá trị và tạo thành nét độc đáo, dấu ấn riêng của tác giả. </p>
<span> <div>
</div> </div>
<p> - Tác dụng của những hiểu biết về đặc điểm của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: </p> <p> + Tác dụng đối với hoạt động đọc – hiểu văn bản văn học. </p> <p> + Tác dụng đối với hoạt động sáng tạo văn bản văn học. </p> <p> d) Về yêu cầu đọc – hiểu văn bản văn học: </p> <p> - Bản chất của hoạt động đọc văn bản văn học là gì? </p> <p> Khi đọc văn bản văn học, dù với bất kì mục đích nào, người đọc đều thực hiện việc tiếp nhận các giá trị tư tưởng, nghệ thuật; giao lưu tư tưởng, tình cảm với tác giả, với những người đã đọc trước; bày tỏ thái độ đồng cảm hay không đồng cảm với văn bản văn học. </p> <p> - Những yêu cầu chính của việc đọc – hiểu văn bản văn học: </p> <p> Người đọc phải trải qua quá trình đọc – hiểu: từ hiểu văn bản ngôn từ, hiểu ý nghĩa của hình tượng, hiểu tư tưởng, tình cảm của tác giả; từ đó hình thành sự đánh giá đối với văn bản và đạt đến mức độ thưởng thức các giá trị của văn bản. </p> <p> - Làm thế nào để hình thành được kĩ năng đọc – hiểu văn bản văn học? </p> <p> Người đọc chẳng những phải thường xuyên đọc nhiều tác phẩm văn học mà còn phải biết tra cứu, học hỏi, biết tưởng tượng, suy ngẫm, tạo thành thói quen phân tích và thưởng thức văn học. </p>
<span> <div>
</div> </div>
<p> e) Về đặc điểm của thể loại phú, xem bài Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh. </p> <p> <strong> loigiaihay.com </strong> </p> <p> </p>