Soạn bài Viết bài tập làm văn số 1 – văn thuyết minh SGK Ngữ văn 9 tập 1 chi tiết
<div id="box-content">
<div style="margin-bottom: 10px; clear: both;">
<p> </p>
</div>
<div id="sub-question-1" class="box-question top20">
<div style="margin-bottom: 10px; clear: both;">
<p><strong>Đề 1:</strong></p>
</div>
<p style="text-align: center;"><strong>Dàn ý: Cây lúa Việt Nam</strong></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>I. Mở bài:</strong> Giới thiệu chung về sự gắn bó cây lúa trên đồng ruộng Việt Nam (có thể dẫn thêm ca dao, tục ngữ về cây lúa).</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>II. Thân bài:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Khái quát vai trò quan trọng của cây lúa với nền nông nghiệp Việt Nam. Đó không chỉ là nguồn lương thực chủ yếu mà còn là truyền thống.</p>
<p style="text-align: justify;">- Đặc điểm cây lúa :</p>
<p style="text-align: justify;">+ Sống chủ yếu nhờ nước nên được gọi là lúa nước.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Thân cây thẳng, nhỏ và dài, cao chừng 60 – 80cm.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Cấu tạo : rễ, thân, ngọn.</p>
<p style="text-align: justify;">- Phân loại : có hai loại là lúa nếp (nấu lên dẻo và mềm) và lúa tẻ (là hạt lúa làm nên bữa cơm hàng ngày, khi nấu sẽ nở ra).</p>
<p style="text-align: justify;">- Cách trồng lúa :</p>
<p style="text-align: justify;">+ Gieo giống : hạt lúa sau khi ngâm ủ kĩ càng được gieo mọc thành mạ.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Cấy lúa : cấy mạ xuống đất (đất đã ngập nước được một thời gian để đất mềm), phù hợp với giống cây ưa nước.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Chăm sóc : thường xuyên thăm lúa để phát hiện sâu, chuột,... Giai đoạn này đôi khi gặp phải mưa bão sẽ rất vất vả.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Gặt lúa : khi lúa trĩu bông chín vàng thì gặt về và phơi phóng, bảo quản.</p>
<p style="text-align: justify;">- Sản phẩm từ cây lúa :</p>
<p style="text-align: justify;">+ Lương thực thiết yếu.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Làm nên nhiều đặc sản vùng miền các nơi : các loại bánh, cốm, cơm lam,...</p>
<p style="text-align: justify;">+ Lá, thân lúa làm rơm rạ, thức ăn trâu bò...</p>
<p style="text-align: justify;">+ Gắn với truyền thống lâu đời của nước ta, liên quan đến một số lễ hội.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Là gương mặt nông thôn Việt, là tuổi thơ của những đứa trẻ thôn quê.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>III. Kết bài:</strong> Cây lúa vô cùng quan trọng trong đời sống người dân Việt Nam.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Bài tham khảo:</strong></p>
<p>Việt Nam là một quốc gia với nền nông nghiệp phát triển gắn liền với hình ảnh cây lúa nước. Lúa là loại thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của gia đình. Bên cạnh đó, lúa cũng gắn bó và mang nhiều dấu ấn lịch sử của con người Việt Nam.</p>
<p>Tổ tiên của cây lúa bắt nguồn từ xa xưa, đã rất lâu rồi, được con người phát hiện và thuần chủng nên trở thành giống ngày hôm nay. Hiện nay, ở Việt Nam con người đã tạo ra nhiều giống lúa khác nhau như: BC, bắc thơm, nếp cẩm, nếp cái… Mỗi loại lại có hương vị khác nhau, chế biến được nhiều món ăn khác nhau phục vụ đời sống con người. Cây lúa thuộc thân cỏ khá mềm yếu, thường được cấy thành cụm gần kề nhau. Lúa nước thuộc loại rễ chùm nên đứng khá vững trên mảnh ruộng màu mỡ.</p>
<p>Một cây lúa trưởng thành cao khoảng 70 - 80 cm và có hệ rễ chùm rất nhỏ nhưng có khả năng hút chất dinh dưỡng từ đất rất cao và khỏe. Những cánh lá của cây lúa dài, có lớp lông phủ trên bề mặt như những lưỡi gươm. Khi cây lúa còn là hạt thóc mẩy, căng tròn, người nông dân gieo trên lớp bùn phì nhiêu, được che khum, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, từng mầm lá nảy lên biếc rờn. Lúc đó cây lúa được gọi là mạ. Mạ đem ra ruộng cấy thành từng cụm cách nhau khoảng 30 cm thì hình thành ruộng lúa. Dưới bàn tay chăm sóc của con người, cây lúa cứ thế lớn lên, phát triển và trổ bông tạo ra những hạt thóc căng tròn. Giai đoạn lúa trưởng thành được người nông dân bón một số loại phân bón như NPK, Kali... Cụm rễ làm việc siêng năng, bấu vào đất mà hút chất dưỡng chất chuẩn bị cho lúa trổ đòng. Những bông lúa trĩu nặng hạt tròn mẩy khiến thân lúa cây lúa uốn cong. Suốt hai thời vụ, người nông dân thường xuyên ra thăm ruộng để kịp thời ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm như bạc lá hay khô vằn. Hạt thóc khi vàng ươm được máy gặt về. Những bó lúa dày hạt là thành quả cho cả quá trình lao động miệt mài của người lao động.</p>
<p>Ở miền Bắc theo thời tiết, người nông dân trồng lúa theo hai vụ: chiêm và mùa. Vụ chiêm bắt đầu từ tháng giêng tới tháng sáu, còn vụ mùa từ tháng bảy tới tháng mười một. Tháng còn lại ruộng được cày ải và nghỉ ngơi để tiếp nối thời vụ năm sau. Họ hàng lúa nước còn thích nghi với điều kiện khắc nghiệt của ruộng bậc thang, còn dọc dải đất miền Trung có khi mưa bão, bà con bị mất trắng. Nhờ có hạt thóc nhỏ giúp nước ta trở thành nước đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu lúa gạo trên thị trường quốc tế. Hạt ngọc thực làm cuộc sống dân ta trở nên no đủ hơn.</p>
<p>Với quá trình sinh trưởng dồi dào của mình, lúa nước đã và đang đóng góp một phần vai trò quan trọng vào cuộc sống của người nông dân cũng như mang lại giá trị kinh tế, là biểu tượng của con người Việt Nam ta. Mỗi chúng ta hãy biết trân trọng hạt ngọc trời này và tự hào về nền văn minh lúa nước mà chúng ta đang có được</p>
</div>
<div id="sub-question-2" class="box-question top20">
<p> </p>
<div style="margin-bottom: 10px; clear: both;">
<p><strong>Đề 3:</strong></p>
</div>
<p style="text-align: center;"><strong>Dàn ý: Một loài động vật hay vật nuôi ở quê em. (Loài trâu)</strong></p>
<p class="Bodytext40"><strong>I. Mở bài:</strong> Giới thiệu vấn đề: thuyết minh về con trâu</p>
<p class="Bodytext40"><strong>II. Thân bài</strong></p>
<p class="Bodytext40"><strong>a. Nguồn gốc của con trâu</strong></p>
<p class="Bodytext40">- Con trâu Việt Nam là thuộc trâu đầm lầy</p>
<p class="Bodytext40">- Con trâu Việt Nam là trâu được thuần hóa<br /><br /><strong>b. Đặc điểm của trâu </strong></p>
<p class="Bodytext40">- Trâu là à động vật thuộc lớp thú, lông trâu có màu xám, xám đen</p>
<p class="Bodytext40">- Trâu có thân hình vạm vỡ, thấp, ngắn; bụng to; mông dốc; đuôi dài thường xuyên phe phẩy; bầu vú nhỏ; sừng hình lưỡi liềm…</p>
<p class="Bodytext40">- Mỗi năm trâu đẻ một lứa và mỗi lứa một con<br /><br /><strong>c. Lợi ích của trâu <br /></strong></p>
<p class="Bodytext40">- Trong đời sống vật chất thường ngày</p>
<p class="Bodytext40">+ Trâu giúp người nông dân trong công việc đồng áng: cày, bừa,</p>
<p class="Bodytext40">+ Trâu là một tài sản vô cùng quý giá đối với người nông dân</p>
<p class="Bodytext40">+ Trâu có thể lấy thịt</p>
<p class="Bodytext40">+ Da của trâu có thể làm đồ mĩ nghệ,…<br /><br />- Trong đời sống tinh thần</p>
<p class="Bodytext40">+ Trâu là người bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam</p>
<p class="Bodytext40">+ Trâu là tuổi thơ trong sáng, tươi đẹp của tuổi thơ: chăn trâu thổi sáo, cưỡi lưng trâu,…</p>
<p class="Bodytext40">+ Trâu có trong các lễ hội ở Việt Nam: Hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng, Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên, Là biểu tượng của Sea Game 22 Đông Nam Á được tổ chức tại Việt Nam.</p>
<p class="Bodytext40"><strong>III. Kết bài:</strong> Tổng kết vấn đề</p>
<p class="Bodytext40"><strong>Bài tham khảo:</strong></p>
<p>Nếu bạn đã từng đi qua những làng quê ở Việt Nam thì không thể không bắt gặp những chú trâu đang cần mẫn cày ruộng hay đang thong thả gặm cỏ. Con trâu là người bạn thân thiết của người dân và gắn bó lâu đời với nhau từ hàng ngàn năm nay. Và chúng được xem như biểu tượng của người nông dân Việt Nam.</p>
<p>Trâu bắt nguồn từ loài trâu rừng. Lông trâu thường có màu xám đen, thân hình vạm vỡ. Với đôi sừng nhọn, uốn cong như hình một lưỡi liềm. Chúng được con người sử dụng làm đồ trang sức. Trâu là loài động vật thuộc lớp có vú. Trâu nuôi chủ yếu để kéo cày. Một con trâu đực trung bình cày bừa từ 3 - 4 sào còn trâu cái có thể cày bừa từ 2 - 3 sào.</p>
<p>Trong những thời đại trước trâu còn dùng để kéo xe, chở hàng và có thể kéo tải trọng từ 400 - 500kg. Con trâu còn có thể kéo gỗ củi và hàng hóa. Trâu cung cấp cho ta rất nhiều sản lượng về lương thực và sữa. Đem bán thịt trâu cũng thu được những khoản tiền đáng kể. Người ta thường trồng cây xen lẫn các cây ăn quả, phân trâu ủ xanh là thuốc bón tốt nhất cho cây. Trâu chính là tài sản nên rất được người dân chăm sóc rất chu đáo.</p>
<p>Hình ảnh con trâu ung dung gặm cỏ non, xanh mát và trên trời là những cánh diều bay cao giữa không trung đã in sâu trong tâm trí người Việt Nam. Chăn trâu thả diều là một trong những trò chơi của trẻ em nông thôn, một thú vui đầy lý thú. Trên lưng trâu còn có bao nhiêu là trò như đọc sách, thổi sáo... Những đứa trẻ đó lớn dần lên, mỗi người mỗi khác nhưng sẽ ko bao giờ quên được những ngày thơ ấu.</p>
<p>Ngoài ra trâu con gắn liền với những lễ hội truyền thống như chọi trâu đâm trâu. Lễ hội chọi trâu ở Hải Phòng là nổi tiếng nhất ở Việt Nam. Hải Phòng là vùng đất có truyền thống văn hoá với nhiều di tích lịch sử và danh thắng mang đặc trưng của miền biển. Trong những di sản văn hoá ấy, nổi bật là lễ hội chọi trâu Đồ Sơn - một lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Lễ hội nói chung là một sinh hoạt văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật truyền thống phản ánh cuộc sống vật chất và tâm linh của một cộng đồng trong quá khứ. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được khôi phục lại hơn 10 năm nay và được Nhà nước xác định là 1 trong 15 lễ hội quốc gia, bởi lễ hội này không chỉ có giá trị văn hoá, tín ngưỡng, độc đáo mà còn là điểm du lịch hấp dẫn với mọi người. Ở Đồ Sơn vẫn có câu thành ngữ “Trống mọi làng cùng đánh, thánh mọi làng cùng thờ” để lập luận Hội chọi trâu ra đời cùng với việc trở thành hoàng làng.</p>
<p>Tìm hiểu nguồn gốc ấy để thấy rằng lễ hội chọi trâu có một ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống người Đồ Sơn từ xưa tới nay. Ngoài nhu cầu vui chơi, tìm hiểu, qua lễ hội người ta tưởng nhớ đến công ơn của các vị thần, duy trì kỷ cương làng xã, để cầu nguyện cho “nhân khang, vật thịnh”.</p>
<p>Người vùng biển đã gửi gắm tinh thần và ý chí của mình vào những “kháp đấu” giữa các “ông trâu”. Mỗi "ông trâu" trên xới đấu thắng thua ra sao sẽ chứng tỏ tài năng của các ông chủ trâu, của phường xã mình. Như vậy các “kháp đấu” giữa những ông trâu đã trở thành nghệ thuật, có tính biểu tượng sinh động, thể hiện bản sắc văn hoá. Như vậy chọi trâu đã nói hộ tích cách của người dân vùng biển, nó đã được định hình từ lâu với nội dung phong phú gồm nhiều yếu tố văn hoá dân gian, lành mạnh kết tinh của cả một vùng văn hoá ven biển mà Đồ Sơn là trung tâm. Đây là một lễ hội độc đáo của người dân Đồ Sơn, nó gắn liền việc thờ cúng thuỷ thần với nghi lễ chọi và hiến sinh trâu, có cả sự giao thoa giữa những yếu tố văn hoá nông nghiệp đồng bằng với văn hoá cư dân ven biển.</p>
<p>Con trâu đã gắn bó với người những người nông dân Việt Nam. Nó không những mang lại cho những người nhân dân việt nam về mặt vật chất mà còn mang lại cả về mặt tinh thần. Con trâu còn gắn bó với những lễ hội tiêu biểu của người dân Việt Nam. Nó đã là biểu tượng của của làng quê việt nam và Đất nước Việt Nam.</p>
<div style="text-align: center; margin-top: 15px; margin-bottom: 15px;"><!-- lgh-detail-inject-middle-content --></div>
</div>
<div id="sub-question-3" class="box-question top20">
<p> </p>
<div style="margin-bottom: 10px; clear: both;">
<p><strong>Đề 4:</strong></p>
</div>
<p style="text-align: center;"><strong>Dàn ý: Một nét đặc sắc trong di tích, thắng cảnh của quê em. (vẻ đẹp thắng cảnh chùa Hương).</strong></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>I. Mở bài:</strong> Giới thiệu về di tích, thắng cảnh đó và nét đặc sắc mà em muốn nói tới : vẻ đẹp thiên nhiên của chùa Hương.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>II. Thân bài:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Giới thiệu chung về vị trí địa lí của toàn bộ khu vực chùa Hương.</p>
<p style="text-align: justify;">- Dãy núi đá vôi tồn tại từ hơn 200 triệu năm mang vẻ đẹp kì thú với những tên gọi mang tính bí ẩn (Núi Long. Ly, Quy, Phượng...)</p>
<p style="text-align: justify;">- Suối không sâu nhưng quanh co uốn lượn bồng bềnh.</p>
<p style="text-align: justify;">- Động thực vật phong phú ,quý hiếm tạo nên môi trường sinh thái độc đáo, đa dạng.</p>
<p style="text-align: justify;">- Các hang động huyền bí, ảo diệu.</p>
<p style="text-align: justify;">- Những ngôi chùa đầy màu sắc tâm linh.</p>
<p style="text-align: justify;">=> Khu thắng cảnh chùa Hương được hội tụ vẻ đẹp thiên nhiên của đất trời, có núi sông, có hang động có chùa chiền. Một khung cảnh kiến trúc hài hòa giữa thiên nhiên và con người.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>III. Kết bài:</strong> Cảm nghĩ của em (tự hào về di tích, thắng cảnh).</p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
<p style="text-align: right;"> </p>
</div>
<div id="end_sub_question_nav"></div>
</div>