Soạn bài Những ngôi sao xa xôi SGK Ngữ văn 9 tập 2 chi tiết
<p> </p>
<p><strong>VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ - TÁC PHẨM</strong></p>
<p><strong>1. Tác giả</strong></p>
<p>- Lê Minh Khuê sinh năm 1949, quê ở Thanh Hóa.</p>
<p>- Là nhà văn nữ chuyên viết truyện ngắn, với ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo và tinh tế.</p>
<p>- Sáng tác vào đầu những năm 70 thế kỉ XX.</p>
<p>- Các đề tài chủ yếu:</p>
<p>+ Trước 1975: Cuộc sống của tuổi trẻ trên tuyến đường Trường Sơn.</p>
<p>+ Sau 1975: Bám sát vào những chuyển biến trong đời sống con người.</p>
<div id="box-content">
<div id="sub-question-1" class="box-question top20">
<div style="margin-bottom: 10px; clear: both;">
<p><strong>2. Tác phẩm</strong></p>
<p><strong>- Hoàn cảnh sáng tác:</strong> Truyện được sáng tác năm 1971, trong những năm cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn ra gay go và ác liệt nhất.</p>
<p><strong>- Bố cục: </strong>Gồm 3 phần:</p>
<p>+ Phần 1. Từ đầu đến “<em>là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ</em>”: Hoàn cảnh sống và làm việc của các cô gái trong tổ trinh sát.</p>
<p>+ Phần 2. Tiếp theo đến “<em>Chị Thao bảo</em>”: Một trận phá bom của tổ trinh sát.</p>
<p>+ Phần 3. Còn lại: Trận mưa đá diễn ra trên cao điểm</p>
<p><strong>- Tóm tắt</strong></p>
<p>Truyện kể cuộc sống của ba nữ thanh niên xung phong - thuộc một tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Họ là Nho, Thao và Phương Định. Nhiệm vụ hàng ngày của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp, đánh dấu các trái bom chưa nổ và phá bom. Công việc hết sức nguy hiểm nhưng ba cô gái vẫn có những niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những những giây phút thanh thản, mơ mộng. Trong một lần phá bom, Nho bị thương. Chị Thao và Phương Định hết sức lo lắng, chăm sóc tận tình cho cô. Một cơn mưa đá bất chợt đến trên điểm cao gợi cho các cô gái nhiều suy tư và khao khát.</p>
</div>
<p> </p>
<p><strong>ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN</strong></p>
<p><strong>Câu 1 (Trang 121 SGK Ngữ văn 9, tập 2)</strong></p>
<p class="Heading540">Kể tóm tắt nội dung truyện.</p>
<p class="Heading540">Truyện được trần thuật từ nhân vật nào? Việc chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung truyện?</p>
<p class="Heading540"><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p class="Heading540">- Tóm tắt nội dung: Hai cô gái trẻ Định và Nho cùng Thao lớn tuổi hơn làm thành một tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Nhiệm vụ của ba mũi thanh niên xung phong này là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp do bom địch gây ra, đánh dấu vị trí của quả bom chưa nổ và phá bom. Công việc đó hết sức nguy hiểm. Mặc dù vậy, cuộc sống của họ vẫn có những niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những phút giây thanh thản, mơ mộng và đặc biệt là yêu thương, gắn bó, chăm sóc nhau trong tình đồng đội.</p>
<p>- Như đã nói, truyện được trần thuật từ ngôi thứ nhất theo lời kể của nhân vật chính. Cách lựa chọn vai kể như thế không những phù hợp với nội dung tác phẩm mà còn thuận lợi cho việc miêu tả, biểu hiện thế giới nội tâm, những cảm xúc và suy nghĩ của các nhân vật.</p>
</div>
<div id="sub-question-2" class="box-question top20">
<div style="margin-bottom: 10px; clear: both;">
<p> </p>
</div>
<p><strong><span class="color-green">Câu 2 (Trang 121 SGK Ngữ văn 9, tập 2)</span></strong></p>
<p>Truyện kể về ba cô gái thanh niên xung phong ở một tổ trinh sát phá bom trên cao điểm. Ở họ có những nét gì chung đã gắn bó thành một khối thống nhất và những gì là nét riêng ở mỗi người?</p>
<p><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p>- Điểm chung của 3 cô gái: Đều còn rất trẻ (dễ xúc động, hay mộng mơ, dễ vui mà cũng dễ trầm ngâm...,), đều có tinh thần trách nhiệm cao, dũng cảm làm nhiệm vụ. Không sợ hi sinh, luôn gắn bó với đồng đội. </p>
<p>- Nét riêng:</p>
<p>+ Phương Định: cô gái Hà Nội, nhạy cảm và hồn nhiên, thích mơ mộng, hay sống với những kỉ niệm của tuổi thiếu nữ vô tư về gia đình và thành phố.</p>
<p>+ Nho: xinh xắn, hồn nhiên kiểu trẻ thơ, trong chiến đấu thì rất nhanh gọn, dù bị thương nhưng không rên la, không muốn đồng đội lo lắng.</p>
<p>+ Chị Thao: tổ trưởng, từng trải, mơ ước có phần thiết thực hơn; cương quyết, táo bạo, bình tĩnh trong công việc, chị hát tệ nhưng thích chép lời bài hát.</p>
</div>
<div id="sub-question-3" class="box-question top20">
<div style="margin-bottom: 10px; clear: both;">
<p> </p>
</div>
<p><strong><span class="color-green">Câu 3 (Trang 121 SGK Ngữ văn 9, tập 2)</span></strong></p>
<p>Tác giả đã thể hiện chân thực và sinh động, tự nhiên tâm lí của những cô gái thanh niên xung phong tuổi đời còn rất trẻ.</p>
<p>Hãy phân tích tâm lí nhân vật Phương Định, tập trung vào những đoạn:</p>
<p>- Nhân vật tự quan sát và đánh giá về mình ở phần đầu của truyện.</p>
<p>- Tâm trạng của cô trong một lần phá bom ở phần cuối truyện.</p>
<p>- Cảm xúc trước trận mưa đá ở cuối truyện.</p>
<p><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p>- Phương Định ý thức được vẻ đẹp của bản thân, mến mộ những người "có ngôi sao trên mũ".</p>
<p>- Phương Định làm quen với bom nổ, với căng thẳng hàng ngày. Nhưng mỗi lần phá bom là một thử thách mới. Cô đi thẳng đến quả bom chưa nổ. Cô đào đất và đặt thuốc nổ vào dưới quả bom có thể nổ tung bất kì lúc nào. Hành động của cô thật nhanh gọn, khéo léo trong một không khí cực kì căng thẳng. Với cô, cái chết thật mờ nhạt trước điều quan tâm lớn nhất: Liệu mìn có nổ, liệu bom có nổ không ? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai?</p>
<p>- Gặp cơn mưa đá bất ngờ, tính hồn nhiên của cô được bộc lộ mạnh mẽ. Cô vui thích cuống cuồng như con trẻ. Và cơn mưa lại gợi cho cô nhớ về thành phố, về mẹ, về những ngôi sao to trên bầu trời thành phố.</p>
<p>=> Nhân vật Phương Định đã bộc lộ những nét tiêu biểu nhất của các cô gái trẻ: hồn nhiên, xinh đẹp, mộng mơ, thích hát, tự trọng, luôn cố gắng trong công việc, vượt lên gian khổ, khó khăn, nguy hiểm và nỗi sợ hãi, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.</p>
</div>
<div id="sub-question-4" class="box-question top20">
<div style="margin-bottom: 10px; clear: both;">
<p> </p>
</div>
<p><strong><span class="color-green">Câu 4 (Trang 121 SGK Ngữ văn 9, tập 2)</span></strong></p>
<p>Em có nhận xét gì về ngôn ngữ, giọng điệu của truyện?</p>
<p><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p>- Về ngôn ngữ, ngôn ngữ trần thuật cúa truyện phù hợp với nhân vật kể chuyện: Phương Định, cô gái xung phong người Hà Nội ra chiến trường - đã khiến cho truyện có được một giọng điệu và ngôn ngữ tự nhiên, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày của người Hà Nội, trẻ trung và đặc biệt giàu chất nữ tính.</p>
<p>- Tác giả thường dùng câu ngắn, nhịp nhanh thể hiện được không khí khẩn trương trong hoàn cảnh chiến tranh. Riêng các đoạn hồi tưởng, nhịp kể chậm lại gợi nhớ một thời tuổi nhỏ đã qua, một thời vô tư hồn nhiên và không khí bình yên trước chiến tranh.</p>
<p> </p>
<p><strong><span class="color-green"><strong><span class="color-green">Câu 5 (Trang 121 SGK Ngữ văn 9, tập 2)</span></strong></span></strong></p>
<p>Đọc truyện ngắn này, em hình dung và cảm nghĩ như thế nào về tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ?</p>
<p><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p>- Câu chuyện cho ta thấy tuổi trẻ thế hệ thanh niên kháng chiến chống Mĩ gặp nhiều gian lao, hiểm nguy nhưng ở họ vẫn luôn ngời sáng tinh thần tự do, dũng cảm, ngang tàng. Ở họ có sự kết hợp hoàn hảo giữa những phẩm chất anh hùng cao đẹp và tâm hồn sáng ngời của người bộ đội Cụ Hồ.</p>
</div>
<div id="sub-question-5" class="box-question top20">
<p> </p>
<p style="text-align: justify;"><strong>LUYỆN TẬP</strong></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Trả lời câu 1 (Trang 122 SGK Ngữ văn 9, tập 2)</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Một số bài thơ, đoạn thơ hay viết về thế hệ trẻ trong kháng chiến chống Mĩ :</p>
<p style="text-align: justify;"><em>Bài thơ về tiểu đội xe không kính</em> (Phạm Tiến Duật), <em>Đồng chí</em> (Chính Hữu), <em>Khoảng trời – hố bom</em> (Lâm Thị Mỹ Dạ), <em>Gửi em cô thanh niên xung phong</em> (Phạm Tiến Duật), <em>Cô gái mở đường</em> (Xuân Giao),...</p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Trả lời câu 2 (Trang 122 SGK Ngữ văn 9, tập 2)</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật Phương Định trong truyện, cần đảm bảo các ý sau:</p>
<p style="text-align: justify;">- Phương Định là một có gái có hoàn cảnh sống và chiến đấu rất khó khăn, nguy hiểm.</p>
<p style="text-align: justify;">=> Phương Định là cô gái Hà Nội vừa bước qua tuổi học trò hồn nhiên, vào chiến trường, làm nhiệm vụ ở tổ đội trinh sát mặt đường.</p>
<p style="text-align: justify;">=> Nhiệm vụ của cô: khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom, phải thường xuyên đối mặt với cái chết.</p>
<p style="text-align: justify;">- Phương Định có vẻ ngoài xinh đẹp: hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn, có cái nhìn xa xăm.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tâm hồn mơ mộng, hồn nhiên, yêu đời:</p>
<p style="text-align: justify;">=> Phương Định thích ca hát, thích những bài dân ca quan họ mềm mại, dịu dàng, thích Ca-chiu-sa,…</p>
<p style="text-align: justify;">=> Vui vẻ trước cơn mưa đá.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tình cảm đồng đội, tình cảm chị em sâu sắc: Phương Định lo lắng và chăm sóc cho Nho khi Nho bị thương.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tinh thần dũng cảm, bản lĩnh, vượt qua mọi hiểm nguy để hoàn thành nhiệm vụ:</p>
<p style="text-align: justify;">=> Cảnh Phương Định phá bom: cô không hề run sợ khi đối mặt với quả bom chưa nổ.</p>
<p style="text-align: justify;">=> Cái chết cũng không làm cô run sợ bằng việc không thể châm nổ quả bom.</p>
</div>
</div>
<p style="text-align: center;"><strong>Bài làm tham khảo</strong></p>
<div id="box-content">
<div id="sub-question-7" class="box-question top20">
<p>Viết về người lính và chiến tranh là nguồn cảm hứng của rất nhiều nhà thơ, nhà văn. Với Phạm Tiến Duật, ta được đến với sự trẻ trung, ngang tàng của các chiến sĩ Trường Sơn qua "Bài thơ về tiểu đội xe không kính". Gặp "Khoảng trời hố bom" của Lâm Thị Mỹ Dạ, ta lại bắt gặp những cô gái mở đường không tiếc thân mình "đánh lạc hướng thù hứng lấy luồng bom". Và đến với "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê ta lại không khỏi thán phục trước tinh thần dũng cảm, tình đồng đội nồng ấm, tâm hồn lạc quan trong sáng của ba nữ thanh niên xung phong mà đề lại ân tượng sâu sắc nhất trong em là Phương Định.</p>
<p>Phương Định cùng Nho và Thao - những cô gái thanh niên xung phong sống trên cao điểm mênh mông khói bụi Trường Sơn và bom đạn hủy diệt của kẻ thù. Công việc của chị và đồng đội trong tổ chinh sát mặt đường là "đo khối lượng đất đá lấp hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom" để bảo vệ con đường cho những đoàn xe băng về phía trước, góp phần vào sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Công việc của chị thật vinh quang nhưng cũng đầy hi sinh gian khổ. Song chính hoàn cảnh gian khó hiểm nguy ấy đã làm cho chúng ta cảm nhận được những phẩm chất đáng quý của chị.</p>
<p>Phương Định mang vẻ đẹp đặc biệt của tinh thần dũng cảm, thái độ bình tĩnh vượt lên mọi hiểm nguy. Hằng ngày, chị thường xuyên phải chạy trên cao điểm bị bom đạn cày nát mà còn ẩn dấu những quả bom chưa nổ. Điều đó cũng có nghĩa chị luôn phải đối mặt với thần chết. Mỗi ngày, chị phải phá từ 3-5 lần bom, nguy hiểm là vậy nhưng chị vẫn bình thản thậm chí còn thấy thú vị dù trên mình còn có vết thương chưa lành miệng. Cứ mỗi lần phá bom, đất rắn, tiếng xẻng va chạm vào cỏ quả bom nghe sắc lạnh đến ghê người. Ngay cả lúc ấy, chị vừa trách vừa nhắc nhở mình "phải nhanh hơn chút nữa", nếu không vỏ quả bom nóng lên hoặc nóng từ bên trong quả bom hay nóng do mặt trời khi đó sẽ rất nguy hiểm". Xác đinh được tính chất nguy hiểm, song với tinh thần dũng cảm cùng tình yêu Tổ quốc, chị đã vượt qua tất cả. Thao tác, tư thế, thái độ bình tĩnh khi phá bom là vẻ đẹp đáng quý ở Phương Đinh nói riêng và những cô gái trẻ nói chung. Có những lúc, chị cũng nghĩ đến cái chết nhưng cái chết này mờ nhạt. Còn ý nghĩa cháy bỏng là "Liệu mìn có nổ bom có nổ không? Làm thế nào để châm mìn lần thứ hai?" Mục đích hoàn thành nhiệm vụ luôn được chị đặt lên trên hết.</p>
<p>Trong chị luôn thường trực tình đồng đội, đồng chí nồng ấm. Tấm long vị tha của chị luôn quan tâm tới đồng đội. Khi chị Nho và Thao ở trên cao điểm, phải ở nhà trực máy nhưng trong lòng Phương Đinh luôn lo lắng, sốt ruột, đứng ngồi không yên. Chị lo lắng đến mức chạy ra chạy vào lắng nghe cả tiếng súng hỗ trợ của các anh bộ đội pháo binh sự lo lắng ấy khiến chị cáu với cả đội trưởng "Chinh sát chưa về". Điều đó thể hiện lòng quan tâm, lo lắng của chị với đồng đội thật sâu sắc. Chị luôn trìu mến, yêu thương bạn bè, chẳng thế mà chị đã nhận xét về người đồng đội trẻ tuổi-Nho, chị phát hiện ra vẻ dễ thương của Nho "nhẹ, mát mẻ như một que kem trắng", chị còn hiểu rất rõ sở thích của bạn, của đồng đội. Chị Thao thích ghi bài hát mặc dù chị hát toàn sai nhạc, chị ghi tới ba cuốn sổ dày bài hát, chị Thao còn thích tỉa đôi long mày nhỏ như que tăm, chị hiểu được sự cương quyết, tạo báo nhưng rất đáng gờm trong công việc của chị Thao. Tuy vậy chị Thao rất sợ máu và vắt. Chị hiểu được ở Nho thích thuê thùa, trên ngực áo của Nho luôn có một bông hoa. Chị còn hiểu được tâm trạng của đồng đội như khi Nho bị thương, chị Thao thì cuống quýt lên còn Nho lại bình tĩnh, gan dạ. Phương Định băng bó, tiêm thuốc và pha sữa cho Nho. Tình cảm đồng đội, đồng chí là ngọn lửa sưởi ấm lòng, là niềm tin, là động lực, là nguồn động viên khích lệ các chị thêm vững lòng trên mặt trận đầy gian nguy này. Ngược lại, chị Phượng Định cũng rất cần sự cổ vũ, động viên của đồng đội. Chị cảm thấy ấm lòng và tự tin hơn khi cảm thấy ánh mắt dõi theo, khích kệ của các anh chiến sĩ pháo binh. Chị được rất nhiều chiến sĩ cảm mến. Điều đó càng làm tình đồng đội, đồng chí trong chị thêm sâu đậm biết bao!</p>
<p>Nét nổi bật và cũng là điểm hấp dẫn nhất của Phương Định với người đọc chúng ta là tâm hồn trong sáng, giàu mơ mộng, là sự hồn nhiên như trẻ thơ của chị. Chị là cô gái Hà Nội vào chiến trường khói lửa, chị vẫn hay nhớ nhà, nhớ những kỉ niệm tuổi thơ. Chị hay hát, hay cười một mình, ngắm mình trong gương. Chị tự đánh giá mình là "một cô gái khá". Chị có cái điệu đà của người Hà Nội nhưng là cái điệu thật đáng yêu vì nó hồn nhiên và vô cùng chân thực.</p>
<p>Qua nhân vât Phương Định, ta càng hiểu thêm về những vẻ đẹp đáng quý của những cô giá thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn nói riêng và thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm tháng hào hùng ấy. Âm vang của những câu hát sau sẽ luôn vang vọng trong con người Việt Nam với lòng tự hào đầy trân trọng:</p>
<p><em>"Cô gái mở đường ra đi cứu nước</em><br /><em>Tiếng hát ai vang vọng núi rừng....."</em></p>
</div>
</div>