Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự
Soạn bài Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự chi tiết
<div id="box-content">
<div style="margin-bottom: 10px; clear: both;">
<p> </p>
</div>
<div id="before_sub_question_nav"></div>
<div style="height: auto !important;" data-id="sp-target-div-outstream"><strong style="text-align: justify;">I. TÌM HIỂU YẾU TỐ ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ</strong></div>
<div id="sub-question-1" class="box-question top20">
<p class="Bodytext50" style="text-align: justify;">1. Đọc đoạn trích</p>
<p class="Bodytext50" style="text-align: justify;">2. Trả lời câu hỏi</p>
<p class="Bodytext50" style="text-align: justify;">a. Trong ba câu đầu đoạn trích, ai nói với ai? Tham gia câu chuyện có ít nhất mấy người? Dấu hiệu nào cho thấy đó là cuộc trò chuyện trao đổi qua lại.</p>
<p class="Bodytext50" style="text-align: justify;">b. Câu "Hà nắng gớm..." ông Hai nói với ai? Đây có phải câu đối thoại không? Vì sao? Trong đoạn trích còn có câu nào kiểu này không? Hãy dẫn ra câu đó.</p>
<p class="Bodytext50" style="text-align: justify;">c. Những câu " Chúng nó... bằng ấy tuổi đầu" là những câu ai hỏi ai? Tại sao trước những câu này không có dấu gạch đầu dòng như những câu ở trên.</p>
<p class="Bodytext50" style="text-align: justify;">d. Các hình thức diễn đạt trên có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện diễn biến của câu chuyện và thái độ của những người tản cư trong buổi trưa ông Hai gặp họ?</p>
<p class="Bodytext50" style="text-align: justify;"><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>a. </strong>Trong ba câu mở đầu đoạn trích cho thấy có ít nhất là hai người phụ nữ tản cư đang nói chuyện với nhau. Dấu hiệu cho biết điều đó vì có hai lượt lời qua lại; nội dung nói của mỗi người đều hướng tới người tiếp chuyện và hình thức thể hiện trong đoạn văn bằng hai gạch đầu dòng (hai lượt lời qua lại).</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>b. </strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Đây cũng không phải là đối thoại. Nội dung ông nói không hướng tới một người tiếp chuyện cụ thể, không liên quan đến chủ đề mà hai người đàn bà tản cư đang trao đổi. Hơn nữa sau câu nói to của ông cũng không có ai đáp lại. Thực ra ông lão nói với chính mình một câu bâng quơ, đánh trống lảng để tìm cách thoái lui. Đó chỉ là một lời độc thoại.</p>
<p style="text-align: justify;">- Trong đoạn trích này còn có những câu như thế, chẳng hạn:</p>
<p style="text-align: justify;"><em>“Ông lão nắm tay lại mà rít lên:</em></p>
<p style="text-align: justify;"><em>- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này!”.</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>c.</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Đây là những câu của ông Hai hỏi chính mình.</p>
<p style="text-align: justify;">- Những câu hỏi này ông phát ra thành tiếng mà chỉ âm thầm diễn ra trong suy nghĩ và tình cảm của ông Hai. Chúng thể hiện tâm trạng dằn vặt, đau đớn của ông trong phút giây nghe tin làng Chợ Dầu của ông theo giặc, không thốt thành lời, chỉ nghĩ thầm nên không có dấu gạch đầu dòng, chúng là những câu độc thoại nội tâm.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>d. </strong></p>
<p style="text-align: justify;">-<strong> </strong>Các hình thức đối thoại tạo cho câu chuyện có không khí như cuộc sống thật, thể hiện thái độ căm giận của những người tản cư đối với người dân Chợ Dầu, tạo tình huống để đi sâu vào nội tâm nhân vật.</p>
<p style="text-align: justify;">- Những hình thức độc thoại và độc thoại nội tâm sau đó đã giúp nhà văn khắc họa được sâu sắc tâm trạng dằn vặt, đau đớn khi nghe tin làng chợ Dầu cái làng mà ông luôn luôn lấy làm tự hào và hãnh diện đã theo giặc, làm cho câu chuyện sinh động hơn.</p>
</div>
<div id="sub-question-2" class="box-question top20">
<p> </p>
<p><strong>II. LUYỆN TẬP</strong></p>
</div>
<div id="sub-question-3" class="box-question top20">
<p style="text-align: justify;"><strong>Trả lời câu 1 (trang 179 SGK Ngữ văn 9, Tập 1)</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Phân tích tác dụng của hình thức đối thoại trong đoạn trích.</p>
<p><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Cuộc đốì thoại diễn ra không bình thường giữa vợ chồng ông Hai. </p>
<p style="text-align: justify;">- Có ba lượt lời (lời bà Hai), nhưng chỉ hai lời đáp. Lời thoại đầu của bà, ông Hai không đáp lại “nằm rũ ra trên giường không nói gì" câu hỏi thứ hai của bà Hai được ông "khẽ nhúc nhích” đáp bằng một câu hỏi lại bà với một từ “Gì?”. Lần thứ ba, ông cũng chỉ đáp lại lời bà bằng một câu cụt ngủn, giọng gắt lên: “Biết rồi!”. Tái hiện lại cuộc đối thoại này, tác giả đã làm nổi bật được tâm trạng chán chường, buồn bã, đau khổ và thất vọng của ông Hai trong cái đêm nghe tin làng mình theo giặc.</p>
</div>
<div id="sub-question-4" class="box-question top20">
<div style="margin-bottom: 10px; clear: both;">
<p> </p>
</div>
<p style="text-align: justify;"><strong>Trả lời câu 2 (trang 179 SGK Ngữ văn 9, Tập 1)</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Viết đoạn văn có sử dụng hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm</p>
<p><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Chiều hôm ấy đi học về, lòng tôi man mác buồn vì một người bạn mới chuyển đi. Về nhà tôi chẳng thiết ăn uống, cứ thế nằm vật ra giường. Mẹ gọi xuống ăn cơm, tôi cũng chỉ nói vọng xuống nhà:</p>
<p style="text-align: justify;">- Con hơn mệt nên không muốn ăn. Bố mẹ cứ ăn trước ạ.</p>
<p style="text-align: justify;">Tôi cứ thế vùi mình vào trong chăn và trách Hoa, sao lại đi mà chẳng báo trước. Cậu thật vô tâm, thật ích kỉ, giá nói trước với tớ, tớ đã không buồn đến mức này. Nghĩ đến đó tôi lại khóc nức nở, rồi ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Sáng hôm sau, ngủ dậy tôi bỗng thấy một lá thư đặt ngay bên cạnh mình, tôi nhìn nét chữ và nhận ra ngay:</p>
<p style="text-align: justify;">- Trời ơi, là thư của Hoa!</p>
<p style="text-align: justify;">Từng dòng chữ Hoa viết khiến cho tôi hiểu hơn quyết định chuyển trường của bạn và cả lí do bạn không nói với tôi. Tôi không còn trách Hoa nữa. Bạn ấy mãi mãi là người mà tôi yêu quý.</p>
<p style="text-align: right;"> </p>
</div>
<div id="end_sub_question_nav"></div>
</div>
Xem lời giải bài tập khác cùng bài