Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
Soạn bài Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích chi tiết
<div id="box-content">
<div style="margin-bottom: 10px; clear: both;">
<p> </p>
</div>
<div id="sub-question-1" class="box-question top20">
<p><strong>I. ĐỀ BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH)</strong></p>
<p><strong>Đọc các đề bài sau và trả lời câu hỏi (Trang 65 SGK Ngữ văn 9, Tập 2)</strong></p>
<p>a) Các đề bài trên đã nêu ra những vấn đề nghị luận nào về tác phẩm truyện?</p>
<p>b) Các từ suy nghĩ, phân tích trong đề bài đòi hỏi bài làm phải khác nhau như thế nào? (Gợi ý: Đề phân tích yêu cầu phân tích tác phẩm để nêu ra nhận xét. Đề suy nghĩ yêu cầu đề xuất nhận xét về tác phẩm trên cơ sở một tư tưởng, góc nhìn nào đó, ví dụ quyền sống của con người, địa vị của người phụ nữ trong xã hội,...)</p>
<p><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p>a) </p>
<p>- Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở <em>Chuyện người con gái Nam Xương</em> của Nguyễn Dữ.</p>
<p>- Diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn <em>Làng</em> của Kim Lân.</p>
<p>- Thân phận Thuý Kiều trong đoạn trích <em>Mã Giám Sinh mua Kiều</em> của Nguyễn Du.</p>
<p>- Đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn <em>Chiếc lược ngà</em> của Nguyễn Quang Sáng.</p>
<p>b. Sự khác nhau về yêu cầu (mệnh lệnh) trong các đề bài trên thể hiện ở hai từ <em>phân tích</em> và <em>suy nghĩ</em>:</p>
<p>- <em>Phân tích</em>: Phân tích tác phẩm hoặc một phương diện nào đó của tác phẩm để đưa ra nhận định về giá trị của tác phẩm.</p>
<p>- <em>Suy nghĩ</em>: Đưa ra nhận định, đánh giá về tác phẩm theo một khía cạnh, góc nhìn hay vấn đề nào đó.</p>
<p>Trong bài văn trình bày suy nghĩ về tác phẩm (hoặc đoạn trích) có thể sử dụng nhiều thao tác, trong đó có cả phân tích.</p>
</div>
<div id="sub-question-2" class="box-question top20">
<div style="margin-bottom: 10px; clear: both;">
<p> </p>
</div>
<p><strong>II. TÌM HIỂU CÁC BƯỚC LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH)</strong></p>
<p>Cho đề bài: <em>Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng" của Kim Lân</em>.</p>
<p><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p>Đọc dàn ý chi tiết (Trang 65 SGK Ngữ văn 9, Tập 2)</p>
</div>
<div id="sub-question-3" class="box-question top20">
<div style="margin-bottom: 10px; clear: both;">
<p> </p>
</div>
<p><strong>III. LUYỆN TẬP</strong></p>
<p>Cho đề bài: Suy nghĩ của em về truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao.</p>
<p>Hãy viết phần Mở bài và một đoạn phần Thân bài.</p>
<p><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p><strong>1. Mở bài:</strong></p>
<p>- Đoạn tham khảo 1:</p>
<p>Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc với những sáng tác để lại trong long người đọc nhiều day dứt và ám ảnh. Mỗi câu chuyện của ông đều mang dáng dấp của một đời người, một kiếp người lầm than trong xã hội. Nam Cao tập trung khai thác số phận người nông dân trước cách mạng tháng Tám, bế tắc, cùng cực đã khiến cho cuộc đời họ chìm vào nước mắt. Truyện ngắn “Lão Hạc” là một trong những câu chuyện cảm động về hình ảnh nghèo khó của người nông dân, đồng thời toát lên được vẻ đẹp tinh thần đáng quý của họ.</p>
<p><strong>2. Thân bài:</strong></p>
<p>- Đoạn tham khảo 1:</p>
<p>Cái hay của Nam Cao là ở chỗ ông đã miêu tả lão Hạc với một vẻ đẹp gần như hoàn hảo trong tâm hồn. Trong hoàn cảnh khốn khó, lão vẫn chăm sóc cho con Vàng không thiếu một bữa ăn. Lão cho nó cái bát ăn riêng. Lão dù đói cũng không để cậu Vàng của lão bị đói. Ban đầu, cậu Vàng là con chó mà con trai lão đã mua để khi nào lấy vợ sẽ làm thịt. Lão chăm cậu Vàng là để cho nó được béo tốt. Tuy vậy, lão đã đã thương cậu Vàng như con trai, lão thương mến và cẩn thận gọi con chó là "cậu". Chú chó đã thân cận và quấn quýt bên lão như một người bạn, một người nhà. Chính vì vậy nên lão mới cảm thấy có lỗi khi lão bán nó đi. Lão tự dằn vặt mình, lão xem mình như một kẻ lừa gạt.</p>
<p>- Đoạn tham khảo 2:</p>
<p>Cái chết của lão Hạc đã thể hiện tấn bi kịch của người nông dân ở xã hội cũ. Họ sống nghèo đói, khốn khó và bị đẩy xuống dưới đáy của xã hội. Xã hội cứ dồn nén con người, không cho người ta ngóc đầu lên, không cho người ta có một lối thoát. Và lối thoát duy nhất để thoát khỏi những ngày tháng cùng cực là cái chết. Lão Hạc cũng không nằm ngoài bi kịch ấy. Tuy nhiên, thông qua cái chết của lão Hạc Nam Cao cũng muốn gửi gắm một thông điệp rằng người nông dân dù có phải chết cũng vẫn giữ được nhân phẩm và đạo đức của mình. Họ nghèo thật, đói thật nhưng không vì thế mà bị tha hóa. Minh Tư nghĩ rằng lão Hạc rơi vào bước đường cùng cũng trở thành kẻ trộm chó như mình nhưng Minh Tư đâu biết rằng lão xin bảo chó là để tự vẫn. Cái nghèo đói đã không làm vẩn đục tâm hồn còn người.</p>
<p> </p>
</div>
<div id="end_sub_question_nav"></div>
</div>
Xem lời giải bài tập khác cùng bài