Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận
<p> - Xác định các sự việc, nhân vật dự định sẽ kể: Buổi sinh hoạt lớp bắt đầu, diễn biến và kết thúc như thế nào? Ai là người điều khiển buổi sinh hoạt? Buổi sinh hoạt đề cập đến những vấn đề gì của lớp? Không khí của buổi sinh hoạt ra sao? </p> <p> - Em đã phát biểu điều gì, vào thời điểm nào? Tại sao em lại phát biểu điều đó? </p> <p> - Em đã thuyết minh cả lớp về hành động tốt của bạn nào? Tại sao phải làm như vậy? Vì sao có thể xem hành động đó là hành động tốt (lí lẽ)? Cụ thể hành động đó là gì (dẫn chứng)? Mọi người phải noi gương ra sao? Để làm gì? </p> <p> <strong> 2. Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: </strong> </p> <p> MỘT HỌC SINH XẤU TÍNH </p> <p> Trong lớp chúng tôi có một đứa rất khó chịu, đó là Phran-ti. Tôi ghét thằng này vì nó là một đứa rất xấu bụng. Khi thấy một ông bố nào đấy đến nhờ thầy giáo khiển trách con mình, là nó mừng rỡ. Khi có người khóc là nó cười. Nó run sợ trước mặt Ga-rô-nê, nhưng lại đánh cậu bé thợ nề không đủ sức tự vệ. Nó hành hạ Grốt-xi, cậu bé bị liệt một cánh tay, chế giễu Prê-cốt-xi mà mọi người đều nể, nhạo báng cả Rô-bét-ti, cậu học lớp hai, đi phải chống nạng vì đã cứu một em bé. Nó khiêu khích những người yếu nhất, và khi đánh nhau thì nó hăng máu, trở nên hung tợn, cố chơi những miếng rất hiểm độc. </p> <p> Có một cái gì làm cho người ta ghê tởm ở cái trán thấp ấy, trong cái nhìn vẩn đục ấy, được che dấu dưới cái mũi có lưỡi trai bằng vải dầu [...]. Sách, vở, sổ tay của nó đều giây mực bê bết, rách nát và bẩn thỉu; thước kẻ thì như có răng cưa, ngòi bút thì toè ra, móng tay thì cắn bằng mồm, quần áo thì rách tứ tung trong những lúc đánh nhau… </p> <span> <div>
</div> </div> <p> (Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, Những tấm lòng cao cả, Hoàng Thiếu Sơn dịch, </p>
<span> <div>
</div> </div>
<p> NXB Phụ nữ, Hà Nội, 1979.) </p> <p> <strong> - Nhân vật “tôi” đã đưa ra nhận xét về Phran-ti trong những câu văn nào? </strong> </p> <p> <strong> - Nhân vật “tôi” đã làm gì để chứng minh cho những nhận xét của mình về Phran-ti? </strong> </p> <p> <strong> - Hãy tóm tắt dàn ý của đoạn văn trên để tìm hiểu việc kết hợp nghị luận với tự sự. </strong> </p> <p> Gợi ý: Nhân vật “tôi” đã nhận xét về Phran-ti như thế nào trong hai câu văn đầu đoạn? Những nội dung tiếp theo có phải để chứng minh cho nhận xét ấy không? Đó là những nội dung nào? (Phran-ti đối xử với mọi người ra sao? Hình dạng Phran-ti như thế nào? Tính nết Phran-ti biểu hiện ở những điểm nào?) Để thuyết phục về sự đánh giá của mình về Phran-ti, nhân vật tôi đã đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng cụ thể như thế nào? </p> <p> Nếu không sử dụng yếu tố nghị luận, liệu nhân vật “tôi” có thực hiện được ý đồ của mình trong câu chuyện không? Vì sao? </p> <p> <strong> 3. Viết đoạn văn kể về việc làm hoặc những lời dạy bảo của người bà kính yêu. </strong> </p> <p> <strong> 4. Tóm tắt dàn ý của đoạn trích dưới đây và đối chiếu với đoạn văn vừa viết để tự rút ra bài học về viết đoạn văn tự sự có yếu tố nghị luận: </strong> </p>
<span> <div>
</div> </div>
<p> BÀ NỘI </p> <p> [...] Tôi ngẩng cao đầu mới thấy tuổi của bà; chứ cứ nhìn bà nhặt củi, nhổ sắn, nhìn bà đứng, bà đi thì không ai biết bà đã gần bảy mươi. Bà làm nhanh, đi nhanh, lưng thẳng. Bà không hút thuốc lào như u tôi, không ăn trầu. </p> <p> Bà như một chiếc bóng; lặng lẽ, đi không ai biết, về không ai hay. Bà tất bật khi đi giồng sắn ở trại, khi đi bắt cua bán, lúc đi cấy thuê. Có lần bà bỏ nhà bốn năm ngày. Tôi hỏi Lĩnh, nó rớm nước mắt. Tuần phu đi rầm rập bắt thuế. Trống dồn sôi cả bụng, đập thình thịch vào cái ngực bé nhỏ của tôi. </p> <p> Cả làng đã im ắng. Bà như chiếc bóng giở về. Ít khi tôi thấy bà nói chuyện, nói trò với ai khác ngoài các cháu ra. Ít khi tôi thấy bà đôi co với ai. Dân làng bảo bà hiền như đất. Nói cho đúng, bà hiền như chiếc bóng. Nếu ai lành chanh lành chói, bà rủ rỉ khuyên. Bà nói nhiều bằng ca dao, tục ngữ. Những chị mồm năm miệng mười, sau khi bà khuyên chỉ còn mồm một miệng hai. </p> <p> Người ta bảo: “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Bà như thế thì chúng tôi hư làm sao được. U tôi như thế, chúng tôi không nỡ hư nỡ hỏng. [...] </p>
<span> <div>
</div> </div>
<p> Bà tôi có học hành gì đâu, một chữ cắn đôi không biết. Bà lặng lẽ, cứ tưởng bà không biết gì. Bà thuộc như cháo hàng trăm hàng nghìn câu ca. Bà nói những câu sao mà đúng thế. Bà bảo U tôi : </p> <p> Dạy con từ thuở còn thơ </p> <p> Dạy vợ từ thủơ bơ vơ mới về </p> <p> Người ta như cây. Uốn cây phải uốn từ non. Nếu để lớn lên mới uốn, nó gẫy. Có khi nó còn bật vỡ mặt mình. </p> <p> (Theo Duy Khán, Tuổi thơ im lặng, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1996) </p> <p> Gợi ý: Tác giả kể chuyện gì về người bà của mình? (những sự việc nào được kể) Kể chuyện về bà, tác giả muốn thể hiện điều gì, chứng minh điều gì? Trong câu chuyện về bà, người viết có sử dụng nghị luận không? Lí lẽ là gì? Dẫn chứng ra sao? Lập luận theo trình tự nào? Nếu bỏ đi yếu tố nghị luận thì câu chuyện sẽ ra sao? Để tìm hiểu yếu tố nghị luận trong đoan trích văn bản tự sự này, chú ý đoạn từ “Người ta bảo” cho đến hết) </p> <p> Khi kể chuyện về người bà kính yêu của mình, tác giả đã bày tỏ tình cảm như thế nào? Việc kết hợp giữa tự sự với miêu tả, biểu cảm, nghị luận có tác dụng gì? </p> <p> <strong> loigiaihay.com </strong> </p>
<span> <div>
</div> </div>