4. Thực hành tiếng Việt trang 24
<h3 data-v-5af8f31c=""><strong>Thực hành tiếng Việt trang 24</strong></h3>
<div id="sub-question-1" class="box-question top20">
<p><strong>Câu 1</strong></p>
<p><strong>TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG</strong></p>
<p><strong>Câu 1 (trang 24, SGK Ngữ văn 8, tập 1)</strong></p>
<p>Chỉ ra từ ngữ địa phương và tác dụng của việc sử dụng những từ ngữ đó trong các trường hợp sau:</p>
<p>a. Ai đi vô nơi đây</p>
<p> Xin dừng chân xứ Nghệ.</p>
<p align="center">(Huy Cận, Ai vô xứ Nghệ)</p>
<p>b. Đến bờ ni anh bảo:</p>
<p> “Ruộng mình quên cày xáo</p>
<p> Nên lúa chín không đều</p>
<p> Nhớ lấy để mùa sau</p>
<p> Nhà cố làm cho tốt”.</p>
<p align="center">(Trần Hữu Thung, Thăm lúa)</p>
<p>c. Chừ đây Huế, Huế ơi! Xiềng gông xưa đã gãy</p>
<p> Hãy bay lên! Sông núi của ta rồi!</p>
<p align="center">(Tố Hữu, Huế tháng Tám)</p>
<p>d. – Nói như cậu thì… còn chi là Huế!</p>
<p align="center">(Hoàng Phủ Ngọc Tường, Chuyện cơm hến)</p>
<p>e. Má, tánh lo xa. Chứ gió chướng vào mùa thì lúa cũng vừa chín tới, hi vọng rực lên theo màu lúa.</p>
<p align="right">(Nguyễn Ngọc Tư, Trở gió)</p>
<p><strong>Phương pháp giải:</strong></p>
<p>Đọc ngữ liệu để xác định từ địa phương và nêu tác dụng</p>
<p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p>
<p dir="ltr">a. vô => Tác dụng: dùng theo cách của người xứ Nghệ gợi sự thân mật, gần gũi</p>
<p dir="ltr">b. ni => Tác dụng: đưa lời nói thường ngày, mộc mạc vào tạo hình ảnh thơ chân thực, sinh động</p>
<p dir="ltr">c. xiềng, gông => Tác dụng: làm nổi bật cảm xúc tự hào, vui sướng của con người vùng đất cố đô trong ngày cách mạng thành công</p>
<p dir="ltr">d. chí => Tác dụng: âm điệu nhẹ nhàng, mang sắc thái lời ăn tiếng nói của người xứ Huế</p>
<p dir="ltr">e. má, tánh => Tác dụng: phản ánh đời sống một cách chân thực, thể hiện được bản sắc của một vùng đất</p>
</div>
<div id="sub-question-2" class="box-question top20">
<p><strong>Câu 2</strong></p>
<p><strong>Câu 2 (trang 24, SGK Ngữ văn 8, tập 1)</strong></p>
<p>Nhận xét việc sử dụng từ ngữ địa phương (in đậm) trong các trường hợp sau:</p>
<p>a. Năm học này, cả lớp đặt chỉ tiêu <strong>giồng</strong> và chăm sóc 20 cây ở nghĩa trang liệt sĩ của xã.</p>
<p align="right">(Trích Biên bản họp lớp)</p>
<p>b. Con xem, mới có hai hôm mà hạt đậu nó đã <strong>nhớn</strong> thế đấy. Nếu con <strong>giồng</strong> nó ra vườn, chăm bón cẩn thận, nó sẽ ra hoa ra quả…</p>
<p align="right">(Vũ Tú Nam, Những truyện hay viết cho thiếu nhi)</p>
<p>c. Lần đầu tiên tôi theo <strong>tía</strong> nuôi tôi và thằng Cò đi “<strong>ăn ong</strong>” đây!</p>
<p align="right">(Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam)</p>
<p>d. <strong>Tui</strong> xin cam đoan những nội dung trình bày trên đây là đúng sự thật.</p>
<p align="right">(Trích một bản tường trình)</p>
<p><strong>Phương pháp giải:</strong></p>
<p>Dựa vào ngữ cảnh câu văn và thể loại văn bản để nhận xét.</p>
<p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p>
<p dir="ltr">a. Việc sử dụng từ địa phương Bắc Bộ trong văn bản hành chính là không hợp lý </p>
<p dir="ltr">=> phải sử dụng từ ngữ toàn dân nên ta thay "giồng" thành "trồng". </p>
<p dir="ltr">b. Việc sử dụng từ địa phương xuất hiện ở lời nói của nhân vật trong truyện lại rất tự nhiên, tạo cho người đọc cảm giác như được nghe giọng nói thực của người dân Bắc Bộ</p>
<p dir="ltr">c. Việc sử dụng từ địa phương trong tác phẩm văn học nhằm làm rõ khung cảnh của vùng miền và bối cảnh câu chuyện. </p>
<p dir="ltr">d. Việc sử dụng từ địa phương trong văn bản tường trình là không hợp lý </p>
<p dir="ltr">=> phải sử dụng từ ngữ toàn dân nên ta thay "tui" thành "tôi".</p>
</div>
<div id="sub-question-3" class="box-question top20">
<p><strong>Câu 3</strong></p>
<p><strong>Câu 3 (trang 25, SGK Ngữ văn 8, tập 1)</strong></p>
<p>Trong những trường hợp giao tiếp sau đây, trường hợp nào cần tránh dùng từ ngữ địa phương?</p>
<p>a. Phát biểu ý kiến tại một đại hội của trường</p>
<p>b. Trò chuyện với những người thân trong gia đình</p>
<p>c. Viết biên bản cuộc họp đầu năm của lớp</p>
<p>d. Nhắn tin cho một bạn thân</p>
<p>e. Thuyết minh về di tích văn hóa ở địa phương cho khách tham quan</p>
<p><strong>Phương pháp giải:</strong></p>
<p>Vận dụng kiến thức về từ ngữ địa phương</p>
<p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p>
<p>Trong những trường hợp giao tiếp trên, trường hợp cần tránh dùng từ ngữ địa phương là: a, c, e</p>
</div>
<p> </p>
Xem lời giải bài tập khác cùng bài