4. Thực hành tiếng Việt trang 69
<h3 data-v-5af8f31c=""><span data-v-5af8f31c="">4. Thực hành tiếng Việt trang 69</span></h3>
<div id="sub-question-1" class="box-question top20">
<p><strong>Câu 1</strong></p>
<p><strong>Câu 1 (trang 69, SGK Ngữ văn 8, tập 2)</strong></p>
<p>Tìm thành phần gọi – đáp trong các câu sau và cho biết chức năng của chúng.</p>
<p>a. – Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa?</p>
<p>- Thưa anh, thế thì, … hừ hừ … em xin sợ. Mời anh cứ đùa một mình thôi.</p>
<p align="right">(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)</p>
<p>b. Ê, đồ quỷ! – Nét Len vừa quát vừa nện chân xuống vỏ tàu.</p>
<p align="right">(Giuyn Véc-nơ, Cuộc chạm trán trên đại dương)</p>
<p>c. Cậu bé ơi, ở đây ngày nào người ta chẳng bán đến hàng nghìn con lạc đà!</p>
<p align="right">(Đa-ni-en Pen-nắc, Mắt sói)</p>
<p><strong>Phương pháp giải:</strong></p>
<p>Dựa vào cách nhận biết thành phần gọi đáp để trả lời.</p>
<p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p>
<p>Thành phần gọi đáp:</p>
<p>a. Thưa anh: dùng để thưa hỏi, góp phần làm rõ về mối quan hệ giữa các nhân vật.</p>
<p>b. Ê: dùng để gọi đáp, làm rõ tính cách nhân vật và mối quan hệ giữa người gọi với người đáp.</p>
<p>c. Cậu bé ơi: dùng để gọi, thể hiện thái độ và mối quan hệ giữa các nhân vật</p>
</div>
<div id="sub-question-2" class="box-question top20">
<p><strong>Câu 2</strong></p>
<p><strong>Câu 2 (trang 70, SGK Ngữ văn 8, tập 2)</strong></p>
<p>Tìm thành phần chêm xen trong các câu sau và cho biết chúng làm rõ thêm nội dung gì.</p>
<p>a. Hàng vạn người đọc rất tinh, đã thuộc ba bài thu này, mà không thuộc được các bài thu khác (của các tác giả khác)</p>
<p align="right">(Xuân Diệu, Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam)</p>
<p>b. Có về thăm “Vườn Bùi chốn cũ” – đây là “xứ Vườn Bùi” theo đồng bào gọi cả vùng Trung Lương nằm trong xã Yên Đổ cũ, chứ không phải chỉ là khu vườn của nhà ở cụ Nguyễn Khuyến – mới càng hiểu rõ bài “Ao thu lạnh lẽo nước trong veo”</p>
<p align="right">(Xuân Diệu, Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam)</p>
<p>c. Chiều hôm đó, bọn mèo ngạc nhiên khi không thấy con hải âu xuất hiện để xơi món yêu thích – món mực ống mà Xe-cret-ta-ri-ô chôm được từ bếp nhà hàng.</p>
<p align="right">(Lu-I Xe-pun-ve-da, Chuyện con mèo dạy hải âu bay)</p>
<p>d. Đọc văn (phân tích, bình giảng, bình luận) tất yếu phải tôn trọng văn bản, từ ngôn từ đến hình tượng.</p>
<p align="right">(Trần Đình Sử, Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa)</p>
<p><strong>Phương pháp giải:</strong></p>
<p>Dựa vào cách nhận biết thành phần chêm xen để trả lời.</p>
<p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p>
<p>Thành phần chêm xen:</p>
<p>a. (của các tác giả khác): bổ sung thông tin để nhấn mạnh nội dung rằng có nhiều người thuộc ba bài thơ của Nguyễn Khuyến mà không phải các bài thơ của những tác giả khác.</p>
<p>b. đây là “xứ Vườn Bùi” theo đồng bào gọi cả vùng Trung Lương nằm trong xã Yên Đổ cũ, chứ không phải chỉ là khu vườn của nhà ở cụ Nguyễn Khuyến: giải thích và làm rõ vị trí của Vườn Bùi chốn cũ để tránh nhầm lẫn.</p>
<p>c. món mực ống mà Xe-cret-ta-ri-ô chôm được từ bếp nhà hàng: bổ sung thông tin để làm rõ món yêu thích của con hải âu.</p>
<p>d. (phân tích, bình giảng, bình luận): bổ sung thông tin để làm rõ hành động đọc văn.</p>
<div><ins class="adsbygoogle bn336x280" data-ad-client="ca-pub-8529835372050931" data-ad-slot="4125703006" data-ad-format="auto" data-adsbygoogle-status="done" data-ad-status="filled">
<div id="aswift_0_host" tabindex="0" title="Advertisement" aria-label="Advertisement"></div>
</ins></div>
</div>
<div id="sub-question-3" class="box-question top20">
<p><strong>Câu 3</strong></p>
<p><strong>Câu 3 (trang 70, SGK Ngữ văn 8, tập 2)</strong></p>
<p>Tìm các thành phần biệt lập trong những câu sau và xác định đó là loại thành phần biệt lập nào.</p>
<p>a. Và hẳn vì buồn nên Ánh Vàng muốn được nhìn thấy những điều mới mẻ.</p>
<p align="right">(Đa-ni-en Pen-nắc, Mắt sói)</p>
<p>b. Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng…</p>
<p align="right">(Vũ Bằng, Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt)</p>
<p>c. Này bác có lợn kia ơi! Từ lúc mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!</p>
<p align="right">(Lợn cưới, áo mới)</p>
<p>d. Ôi những vạt ruộng vàng</p>
<p> Chiều nay rung rinh lúa ngả.</p>
<p>(Nguyễn Đình Thi, <em>Đường núi</em>)</p>
<p><strong>Phương pháp giải:</strong></p>
<p>Dựa vào kiến thức về thành phần biệt lập để trả lời.</p>
<p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p>
<p>Thành phần biệt lập:</p>
<p>a. Và hẳn: thành phần tình thái</p>
<p>b. mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội: thành phần chêm xen</p>
<p>c. Này, ơi: thành phần gọi đáp</p>
<p>d. Ôi: thành phần cảm thán</p>
</div>
<p> </p>
Xem lời giải bài tập khác cùng bài