2. Sao băng là gì và những điều bạn cần biết về sao băng
Suy ngẫm và phản hồi
<div id="sub-question-6" class="box-question top20">
<p><strong>Suy ngẫm và phản hồi 1</strong></p>
<p><strong>Câu 1 (trang 39, SGK Ngữ văn 8, tập 1)</strong></p>
<p>Văn bản <em>Sao băng là gì và những điều bạn cần biết về sao băng?</em> có phải là văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên hay không? Vì sao?</p>
<p><strong>Phương pháp giải:</strong></p>
<p>Vận dụng tri thức đọc hiểu, kiến thức về các thao tác lập luận</p>
<p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p>
<p>Văn bản “Sao băng là gì và những điều bạn cần biết về sao băng?” là văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên</p>
<p>Bởi lẽ: Văn bản cung cấp cho người đọc thông tin về hiện tượng tự nhiên, giải thích, cắt nghĩa, nêu biểu hiện, lấy dẫn chứng cụ thể, chi tiết về một hiện tượng xuất hiện trong tự nhiên.</p>
</div>
<div id="sub-question-7" class="box-question top20">
<p><strong>Suy ngẫm và phản hồi 2</strong></p>
<p><strong>Câu 2 (trang 39, SGK Ngữ văn 8, tập 1)</strong></p>
<p>Chỉ ra điểm khác biệt trong cách trình bày đề mục của văn bản <em>Sao băng là gì và những điều bạn cần biết về sao băng?</em> với văn bản <em>Bạn đã biết gì về sóng thần? </em>Cách trình bày ấy có tác dụng gì trong việc thực hiện mục đích của văn bản?</p>
<p><strong>Phương pháp giải:</strong></p>
<p>Vận dụng tri thức đọc hiểu</p>
<p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p>
<p>- Văn bản <em>Sao băng là gì và những điều bạn cần biết về sao băng? </em>tác giả trình bày từng khía cạnh, nêu ra hiện tượng rồi mới giải thích sao băng, mưa sao băng, những trận mưa sao băng trong lịch sử</p>
<p>- Văn bản <em>Bạn đã biết gì về sóng thần? </em>tác giả nêu ra khái niệm trước khi trình bày cơ chế hoạt động, nguyên nhân, dấu hiệu sắp có sóng thần, các thảm họa sóng thần trong lịch sử</p>
<p>=> Tác dụng: Đây chính là dụng ý của người viết, đa dạng hướng tiếp cận cho người đọc, hỗ trợ làm rõ, nhớ hiểu, dễ nhớ về từng hiện tượng tự nhiên.</p>
</div>
<div id="sub-question-8" class="box-question top20">
<p><strong>Suy ngẫm và phản hồi 3</strong></p>
<p><strong>Câu 3 (trang 39, SGK Ngữ văn 8, tập 1)</strong></p>
<p>Tóm tắt các thông tin cơ bản của văn bản. Dựa vào đâu em có thể xác định được những thông tin cơ bản này?</p>
<p><strong>Phương pháp giải:</strong></p>
<p>Vận dụng tri thức đọc hiểu, thu thập chắt lọc thông tin</p>
<p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p>
<p>Văn bản cung cấp thông tin về sao băng, mưa sao băng, những trận mưa sao băng hàng năm có mật độ sao tương đối cao.</p>
<p>Để xác định được những thông tin cơ bản này có thể dựa vào hệ thống các đề mục của văn bản</p>
</div>
<div id="sub-question-9" class="box-question top20">
<p><strong>Suy ngẫm và phản hồi 4</strong></p>
<p><strong>Câu 4 (trang 40, SGK Ngữ văn 8, tập 1)</strong></p>
<p>Xác định cách trình bày thông tin của các đoạn trích sau và cho biết tác dụng của chúng</p>
<p>a. Sao băng thực chất là đường nhìn thấy của các thiên thạch ... tạo nên những hố lòng chảo sâu trên lục địa.</p>
<p>b. Mỗi năm có rất nhiều trận mưa sao băng ... cực điểm vào ngày 12 đến ngày 13 tháng 12.</p>
<p>c. Sao băng là sự xuất hiện ngẫu nhiên của các thiên thạch trên bầu trời ... hầu hết các trận mưa sao băng đều có chu kì là một năm.</p>
<p><strong>Phương pháp giải:</strong></p>
<p>Vận dụng tri thức đọc hiểu</p>
<p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p>
<p>a. Cách trình bày thông tin: Ngắn gọn, khoa học, đầy đủ về việc giải thích hiện tượng sao băng</p>
<p>Tác dụng: Giúp người đọc dễ hình dung, tưởng tượng đối tượng được nhắc tới</p>
<p>b. Cách trình bày thông tin: Liệt kê rõ ràng tên, thời điểm diễn ra của một số trận mưa sao băng có mật độ sao tương đối cao</p>
<p>Tác dụng: Ghi nhớ, có thêm những thông tin cần thiết để mở rộng thêm cho việc tìm hiểu, nghiên cứu.</p>
<p>c. Cách trình bày: Đơn giản, dễ hiểu về chu kỳ mưa sao băng và vì sao có chu kỳ mưa sao băng</p>
<p>Tác dụng: Giúp người đọc hiểu biết kỹ hơn về một hiện tượng tự nhiên</p>
</div>
<div id="sub-question-10" class="box-question top20">
<p><strong>Suy ngẫm và phản hồi 5</strong></p>
<p><strong>Câu 5 (trang 40, SGK Ngữ văn 8, tập 1)</strong></p>
<p>Văn bản đã sử dụng (những) loại phương tiện phi ngôn ngữ nào? Ý nghĩa của việc sử dụng (những) loại phương tiện ấy trong văn bản là gì?</p>
<p><strong>Phương pháp giải:</strong></p>
<p>Vận dụng quan sát</p>
<p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p>
<p>Văn bản đã sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ: Tranh ảnh</p>
<p>Tác dụng: Giúp cho việc cung cấp thông tin, số liệu không khô khan mà trở nên sinh động hơn, giúp người đọc dễ hình dung và tưởng tượng ra đối tượng được nhắc tới</p>
</div>
<div id="sub-question-11" class="box-question top20">
<p><strong>Suy ngẫm và phản hồi 6</strong></p>
<p><strong>Câu 6 (trang 40, SGK Ngữ văn 8, tập 1)</strong></p>
<p>Tìm và xem video clip về một trận mưa sao băng trên Internet. Sau đó, trình bày cảm xúc, suy nghĩ của em về video clip đó.</p>
<p><strong>Phương pháp giải:</strong></p>
<p>Tìm kiếm, thu thập, nêu cảm nghĩ</p>
<p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p>
<p>Sao băng là một hiện tượng tự nhiên đẹp với những ánh sáng lấp lánh, những vệt sáng xẹt ngang trên bầu trời, người xem tranh thủ cầu nguyện trước khi sao băng vụt tắt, những trận mưa sao băng lớn khi chiêm ngưỡng người xem cảm thấy như tất cả những tinh tú đang đổ dồn vào mình</p>
</div>
Xem lời giải bài tập khác cùng bài