3. Câu hỏi cuối bài
<div id="sub-question-9" class="box-question top20">
<p><strong>CH cuối bài 1</strong></p>
<p><strong>Câu 1 (trang 102, SGK Ngữ văn 8, tập 1)</strong></p>
<p>Nhan đề <em>Thi nói khoác</em> cho em biết nội dung văn bản viết về chuyện gì?</p>
<p><strong>Phương pháp giải:</strong></p>
<p>Lí giải theo cách hiểu</p>
<p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p>
<p>Nhan đề cho em biết nội dung văn bản nói về một cuộc trò chuyện của những kẻ nói khoác.</p>
</div>
<div id="sub-question-10" class="box-question top20">
<p><strong>CH cuối bài 2</strong></p>
<p><strong>Câu 2 (trang 102, SGK Ngữ văn 8, tập 1)</strong></p>
<p>“Truyện cười thường ngắn gọn, cốt truyện đơn giản, ít nhân vật”. Em hãy làm sáng tỏ nhận xét vừa nêu bằng truyện <em>Thi nói khoác</em>.</p>
<p><strong>Phương pháp giải:</strong></p>
<p>Dựa vào văn bản và phần Kiến thức ngữ văn để trả lời</p>
<p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p>
<p>Dung lượng của truyện <em>Thi nói khoác</em> tương đối ngắn. Truyện xoay quang cuộc nói chuyện của bốn vị quan, các quan đua nhau nói khoác về thứ mình từng nhìn. Cuộc nói chuyện chỉ kết thúc khi anh lính lên tiếng dọa bắt kẻ nói khoác và anh cho rằng mình chỉ hò theo các quan nói khoác.</p>
</div>
<div id="sub-question-11" class="box-question top20">
<p><strong>CH cuối bài 3</strong></p>
<p><strong>Câu 3 (trang 102, SGK Ngữ văn 8, tập 1)</strong></p>
<p>Tại sao có thể nói: Nội dung nói khoác của ông quan thứ hai và ông quan thứ tư đều có ý “nói lỡm” ông quan thứ nhất và ông quan thứ ba?</p>
<p><strong>Phương pháp giải:</strong></p>
<p>Đọc kĩ văn bản</p>
<p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p>
<p>Nói nội dung nói khoác của ông quan thứ hai và ông quan thứ tư đều có ý “nói lõm” ông quan thứ nhất và ông quan thứ ba vì:</p>
<p>- Từ câu nói của ông quan thứ nhất "Tôi nhớ....con trâu to lắm, nó liếm một cái hết cả sào mạ", ta có thể hình dung đó là một con trâu to và muốn cột được con trâu đó thì cần một cái dây to thật to. Nó giống với chiếc dây mà ông thứ hai nói. Hay rõ hơn, quan thứ nhất có nhìn cái gì cũng kém hơn quan thứ hai.</p>
<p>- Cái cây mà quan thứ 4 nói là dùng để làm cây cầu mà ông nói khoác. Quan thứ tư đã nhìn thấy nó trước quan thứ ba trước cả khi cây cầu thành hình. Hay rõ hơn, quan thứ ba có nhìn cái gì cũng kém hơn quan thứ tư.</p>
</div>
<div id="sub-question-12" class="box-question top20">
<p><strong>CH cuối bài 4</strong></p>
<p><strong>Câu 4 (trang 102, SGK Ngữ văn 8, tập 1)</strong></p>
<p>Điều gì khiến người đọc phải buồn cười qua câu chuyện này?</p>
<p><strong>Phương pháp giải:</strong></p>
<p>Đọc kĩ câu chuyện</p>
<p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p>
<p>Điều khiến người đọc phải buồn cười trong câu chuyện này là cuộc nói chuyện khoác lác giữa các quan.</p>
</div>
<div id="sub-question-13" class="box-question top20">
<p><strong>CH cuối bài 5</strong></p>
<p><strong>Câu 5 (trang 102, SGK Ngữ văn 8, tập 1)</strong></p>
<p>Theo em, truyện <em>Thi nói khoác</em> chủ yếu nhằm mục đích gì (mua vui hoặc châm biếm, đả kích, phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội)?</p>
<p><strong>Phương pháp giải:</strong></p>
<p>Dựa vào kiến thức đã học về truyện cười trả lời theo ý hiểu </p>
<p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p>
<p>Truyện <em>Thi nói khoác</em> chủ yếu nhằm mục đích châm biếm, đả kích, phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.</p>
</div>
<div id="sub-question-14" class="box-question top20">
<p><strong>CH cuối bài 6</strong></p>
<p><strong>Câu 6 (trang 102, SGK Ngữ văn 8, tập 1)</strong></p>
<p>Qua câu chuyện này, em có thể rút ra bài học gì có ích cho cuộc sống của mình?</p>
<p><strong>Phương pháp giải:</strong></p>
<p>Rút ra bài học cho bản thân</p>
<p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p>
<p>Qua câu chuyện này, em thấy rằng chúng ta không nên nói khoác, khoe khoang vì đó là một hành vi xấu.</p>
</div>
Xem lời giải bài tập khác cùng bài