3. Câu hỏi cuối bài
<div id="sub-question-15" class="box-question top20">
<p><strong>CH cuối bài 1</strong></p>
<p><strong>Câu 1 (trang 24, SGK Ngữ văn 8, tập 1)</strong></p>
<p>Hãy tóm tắt nội dung chính của truyện <em>Gió lạnh đầu mùa</em>. Xét về cốt truyện, văn bản <em>Gió lạnh đầu mùa</em> (Thạch Lam) và <em>Tôi đi học </em>(Thanh Tịnh) có gì giống nhau?</p>
<p><strong>Phương pháp giải:</strong></p>
<p>Đọc kĩ văn bản và tóm tắt các nội dung chính.</p>
<p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p>
<p>“Gió lạnh đầu mùa” kể về một buổi sáng mùa đông đến bất ngờ, mẹ và chị Lan đã thức dậy từ sớm, mặc áo ấm cả. Đến khi Sơn tỉnh giấc, cậu được mẹ cho mặc một cái áo vệ sinh màu nâu sẫm với một cái áo dạ khâu chỉ đỏ. Sau đó chị em Sơn ra ngoài chơi, bộ quần áo của hai chị em Sơn khiến lũ trẻ ngoài trong xóm không khỏi hiếu kì và ngưỡng mộ, bởi lẽ chính chúng cũng không có quần áo rét để mặc trong thời tiết giá rét. Bỗng nhiên, Lan nhìn thấy cô bé Hiên đứng cách đó không xa, chỉ mặc một manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay. Biết được sự tình, chị em Sơn động lòng thương. Sơn đã nói với chị Lan đem chiếc áo của em Duyên đến cho Hiên mặc. Đến khi về nhà, Lan và Sơn nghe người vú già nói mẹ đã biết chuyện. Cả hai lo lắng, sợ sệt nên đã chạy sang nhà Hiên đòi lại áo nhưng không có ai ở nhà. Đến khi Sơn và Lan về nhà đã thấy mẹ con Hiên đem áo đến trả. Mẹ Sơn biết rõ mọi chuyện, liền cho mẹ Hiên vay năm hào về may áo cho con. Khi họ ra về, mẹ Sơn nhẹ nhàng, âu yếm ôm hai con vào lòng mà bảo: “Hai con tôi quý quá, dám tự do lấy áo đem cho người ta, không sợ mẹ mắng ư?”.</p>
<p>- Xét về cốt truyện, văn bản <em>Gió lạnh đầu mùa</em> (Thạch Lam) và <em>Tôi đi học </em>(Thanh Tịnh) có điểm giống nhau là:</p>
<p>+ Đều kể lại sự việc giản dị, gần gũi, đời thường</p>
<p>+ Có những dòng cảm xúc, diễn biến tâm trạng khác nhau của nhân vật</p>
</div>
<div id="sub-question-16" class="box-question top20">
<p><strong>CH cuối bài 2</strong></p>
<p><strong>Câu 2 (trang 24, SGK Ngữ văn 8, tập 1)</strong></p>
<p>Những chi tiết nào trong truyện giúp em hình dung ra bối cảnh chị em Sơn cho chiếc áo bông? Bối cảnh ấy cho em biết gì về cuộc sống được miêu tả trong truyện?</p>
<p><strong>Phương pháp giải:</strong></p>
<p>Đọc kĩ văn bản, chú ý các chi tiết miêu tả bối cảnh chị em Sơn cho chiếc áo bông</p>
<p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p>
<p>- Những chi tiết trong truyện giúp em hình dung ra bối cảnh chị em Sơn cho chiếc áo bông: lũ trẻ ăn mặc không khác với ngày thường, run lên vì rét, môi chúng tím lại, da thịt thâm đi; Hiên đứng co ro bên cột quán, trên người chỉ mặc một chiếc áo rách tả tơi hở cả lưng và tay;...</p>
<p>- Bối cảnh này cho thấy cuộc sống nghèo khổ của những gia đình lao động nơi miền quê nghèo trong thời kì này, sự đủ đầy của chị em Sơn hoàn toàn đối lập với sự thiếu thốn thảm thương của lũ trẻ hàng xóm.</p>
</div>
<div id="sub-question-17" class="box-question top20">
<p><strong>CH cuối bài 3</strong></p>
<p><strong>Câu 3 (trang 24, SGK Ngữ văn 8, tập 1)</strong></p>
<p>Phân tích diễn biến tâm trạng của Sơn trước và sau khi cho chiếc áo. Chi tiết nào làm em chú ý và xúc động nhất? Vì sao?</p>
<p><strong>Phương pháp giải:</strong></p>
<p>Chú ý các chi tiết miêu tả tâm trạng của Sơn trước và sau khi cho chiếc áo ở phần (2)</p>
<p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p>
<p>- Trước khi cho chiếc áo: Sơn động lòng thương trước hoàn cảnh của Hiên và nhớ về em Duyên ngày trước vẫn hay chơi đùa cùng Hiên => một ý nghĩ tốt thoáng qua.</p>
<p>- Sau khi cho chiếc áo: Sơn cảm thấy ấm áp vui vui.</p>
<p>Chi tiết làm em chú ý xúc động nhất là lúc hai chị em Sơn quyết định mang cho Hiên chiếc áo của bé Duyên, chi tiết ấy cho thấy hai chị em Sơn là những đứa trẻ tốt bụng, có lòng thương xót với những người bất hạnh hơn mình.</p>
</div>
<div id="sub-question-18" class="box-question top20">
<p><strong>CH cuối bài 4</strong></p>
<p><strong>Câu 4 (trang 24, SGK Ngữ văn 8, tập 1)</strong></p>
<p>Nhận xét về thái độ và cách ứng xử của hai bà mẹ (mẹ Sơn và mẹ Hiên) trong phần cuối của truyện. Theo em, vì sao mẹ Sơn lại không hài lòng khi chị em Sơn cho Hiên chiếc áo bông ấy?</p>
<p><strong>Phương pháp giải:</strong></p>
<p>Đọc kĩ phần (3) và nhận xét thái độ của hai người mẹ.</p>
<p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p>
<p>Thái độ và cách ứng xử của mẹ Sơn thể hiện sự điềm tĩnh, quan tâm và yêu thương đối với người khác. Biết mẹ Hiên là một người có lòng tự trọng mẹ Sơn đã giúp đỡ bằng cách cho vay tiền để mẹ Hiên không cảm thấy bị xúc phạm và khó xử.</p>
<p>Thái độ và cách ứng xử của mẹ Hiên cho thấy bà là một người có lòng tự trọng, không tham lam thứ không phải là của mình nhưng cũng vô cùng yêu thương con.</p>
<p>Mẹ Sơn không hài lòng khi hai chị em Sơn cho Hiên chiếc áo bông vì chiếc áo ấy là kỉ vật của em Duyên, hai chị em Sơn chưa hỏi ý kiến của mẹ mà đã tự ý đem đi cho.</p>
</div>
<div id="sub-question-19" class="box-question top20">
<p><strong>CH cuối bài 5</strong></p>
<p><strong>Câu 5 (trang 24, SGK Ngữ văn 8, tập 1)</strong></p>
<p>Có người cho rằng, truyện <em>Gió lạnh đầu mùa</em> chỉ có ý nghĩa đơn giản là việc cho chiếc áo bông cũ. Em có đồng ý không? Vì sao? Theo em, truyện ngắn này có ý nghĩa như thế nào?</p>
<p><strong>Phương pháp giải:</strong></p>
<p>Dựa vào hiểu biết cá nhân đưa ra ý kiến và lí giải hợp lí</p>
<p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p>
<p>Em không đồng ý. Câu chuyện này không chỉ mang ý nghĩa đơn giản là việc cho chiếc áo bông cũ mà nó còn truyền tải thông điệp yêu thương, nhân văn, nhân đạo cao cả. Hành động cho đi chiếc áo đã thể hiện được tình yêu thương con người đáng quý của hai đứa trẻ. Đồng thời ta còn thấy được những phẩm chất tốt đẹp của hai người mẹ qua cách hành xử với con mình.</p>
</div>
<div id="sub-question-20" class="box-question top20">
<p><strong>CH cuối bài 6</strong></p>
<p><strong>Câu 6 (trang 24, SGK Ngữ văn 8, tập 1)</strong></p>
<p>Vẻ đẹp của truyện <em>Gió lạnh đầu mùa </em>không chỉ hiện lên qua hình thức (câu chữ, hình ảnh,…) mà còn ở tình cảm trong sáng của những tấm lòng nhân hậu bao dung. Hãy viết đoạn văn (khoảng 10 – 12 câu) làm rõ nhận xét đó.</p>
<p><strong>Phương pháp giải:</strong></p>
<p>Viết đoạn văn làm rõ nhận xét.</p>
<p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p>
<p> Truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” của tác giả Thạch Lam là tác phẩm không chỉ mang vẻ đẹp hình thức mà còn mang vẻ đẹp về tình cảm trong sáng của những tấm lòng nhân hậu bao dung. Mở đầu câu chuyện ta thấy hình ảnh của gia đình Sơn hiện lên đủ đầy và ấm cúng. Thế nhưng trái ngược hoàn toàn với sự đủ đầy ấy lại là sự thiếu thốn của những đứa trẻ hàng xóm. Trong cái ngày lạnh bất ngờ ấy, lũ trẻ run rẩy trong những manh áo rét, đặc biệt là cái Hiên với chiếc áo rách tả tơi. Từng câu chữ được sử dụng trong tác phẩm đã góp phần tạo nên những hình ảnh rõ nét về nông thôn Việt Nam thế kỉ trước. Bên cạnh đó ta còn thấy được thông điệp nhân đạo mà tác giả gửi gắm qua hành động ấm áp của hai chị em Sơn. Tuy còn nhỏ nhưng hai chị Sơn đã biết động lòng trước những hoàn cảnh khó khăn, sẵn sàng cho đi mà không màng tới hậu quả. Đó cũng chính là chi tiết sáng giá làm nên sự ấm áp giữa người với người. Ngoài ra chi tiết người mẹ bao dung cho lỗi làm của hai chị em cũng là một tình tiết đắt giá. Cách cư xử của người mẹ khi các con mắc lỗi cho thấy tấm lòng bao dung mà người mẹ dành cho những đứa con của mình. Truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” là một bức tranh ấm áp tình người được vẽ lên bới ngôn từ, hình ảnh và tấm lòng của nhà văn với con người.</p>
</div>