Nước Đại Việt ta nhỏ, hay không nhỏ?
2. Đọc hiểu
<div id="sub-question-3" class="box-question top20">
<p><strong>Đọc hiểu 1</strong></p>
<p><strong>Câu 1 (trang 120, SGK Ngữ văn 8, tập 1)</strong></p>
<p>Vì sao tác giả nhắc tới <em>Đại cáo bình Ngô</em>, đưa ra nhận định và hành động của các nhân vật lịch sử?</p>
<p><strong>Phương pháp giải:</strong></p>
<p>Đọc kĩ văn bản</p>
<p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p>
<p>Tác giả nhắc tới <em>Đại cáo bình Ngô</em>, đưa ra nhận định và hành động của các nhân vật lịch sử để dẫn dắt vào nội dung chính của bài viết.</p>
</div>
<div id="sub-question-4" class="box-question top20">
<p><strong>Đọc hiểu 2</strong></p>
<p><strong>Câu 2 (trang 120, SGK Ngữ văn 8, tập 1)</strong></p>
<p>Tác giả nhắc tới những câu chuyện lịch sử này nhằm mục đích gì?</p>
<p><strong>Phương pháp giải:</strong></p>
<p>Đọc kĩ văn bản</p>
<p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p>
<p>Tác giả nhắc tới những câu chuyện lịch sử này nhằm mục đích đưa ra dẫn chứng khẳng định nước Việt Nam ta là một quốc gia đáng tự hào từ rất lâu về trước. Chúng ta là một dân tộc hào hùng, có độc lập, chủ quyền, có lịch sử, truyền thống, văn hóa... người Việt Nam ta giàu lòng yêu nước.</p>
</div>
<div id="sub-question-5" class="box-question top20">
<p><strong>Đọc hiểu 3</strong></p>
<p><strong>Câu 3 (trang 121, SGK Ngữ văn 8, tập 1)</strong></p>
<p>Tác giả bài viết đặt ra vấn đề gì trong phần (3)?</p>
<p><strong>Phương pháp giải:</strong></p>
<p>Đọc kĩ đoạn văn thứ 3</p>
<p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p>
<p>Tác giả bài viết đặt ra vấn đề: Vì sao có nhiều người so sánh công cuộc 20 năm đổi mới được biểu dương như những thành tựu to lớn với những chiến công của lịch sử giữ nước, cuối cùng vẫn không giúp nước ta tránh được nguy cơ tụt hậu?</p>
</div>
<div id="sub-question-6" class="box-question top20">
<p><strong>Đọc hiểu 4</strong></p>
<p><strong>Câu 4 (trang 122, SGK Ngữ văn 8, tập 1)</strong></p>
<p>Vị Đại tướng đó là ai và ông nhắc nhở chuyện gì?</p>
<p><strong>Phương pháp giải:</strong></p>
<p>Đọc kĩ đoạn văn bản</p>
<p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p>
<p>Vị đại tướng đó là Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ông nhắc nhở: “Có một thế hệ hằng ngày nhìn vết đạn của ngoại xâm trên thành Cửa Bắc để nuôi chí rửa sạch nỗi nhục mất nước.” Thế hệ đó là thế hệ anh hùng đã đấu tranh vì độc lập tự do của đất nước. Đại tướng đã nhắc nhở mọi người nhớ đến sự hi sinh cao cả của họ và biết ơn vì họ cho ta nền hòa bình như bây giờ để từ đó cố gắng phát triển đất nước đi lên.</p>
</div>
<div id="sub-question-7" class="box-question top20">
<p><strong>Đọc hiểu 5</strong></p>
<p><strong>Câu 5 (trang 122, SGK Ngữ văn 8, tập 1)</strong></p>
<p>Em hiểu “quốc danh” là gì? Cho một vài ví dụ.</p>
<p><strong>Phương pháp giải:</strong></p>
<p>Trả lời theo ý hiểu</p>
<p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p>
<p>Theo em, quốc danh là tên gọi của quốc gia.</p>
<p>Ví dụ: Đại Việt, Văn Lang, Âu Lạc...</p>
</div>
Xem lời giải bài tập khác cùng bài