Trang chủ / Giải bài tập / Lớp 6 / Lịch sử / Bài 9. Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII
Bài 9. Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII
Hướng dẫn giải câu hỏi 7 (trang 50, SGK Lịch sử và Địa lý 6, bộ Chân trời sáng tạo)
<p>Em có đồng ý với quan điểm: “Tiên học lễ, hậu học văn” không? Lí giải sự lựa chọn của em.</p>
<p><strong>Lời giải:</strong></p>
<p>- Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ “Tiên học lễ, hậu học văn”:</p>
<p>+ “Tiên học lễ” có nghĩa là: việc đầu tiên khi bắt đầu sự học là mỗi người phải học các đức tính tốt đẹp, học cách cư xử, đối nhân xử thế…. Học và tu dưỡng đạo đức để trở thảnh người tốt, người có tấm lòng nhân ái, vị tha, biết kính trên nhường dưới, hiểu lễ nghĩa…</p>
<p>+ “Hậu học văn” có nghĩa là: sau khi học, tu dưỡng về đạo đức mới học về văn hóa, học về tri thức, chiếm lĩnh và làm chủ tri thức…</p>
<p>=> Ý nghĩa của câu tục ngữ “Tiên học lễ, hậu học văn” là: khuyên mỗi chúng ta nên học cách ứng xử, tu dưỡng đạo đức trước rồi mới bàn đến vấn đề học hỏi kiến những kiến thức văn hóa.</p>
<p>- Em đồng ý với quan điểm “Tiên học lễ, hậu học văn”, vì: đạo đức, lễ nghĩa là nền tảng nhân cách của mỗi con người: cho dù một người tài giỏi, có hiểu biết sâu rộng nhưng phẩm chất đạo đức không tốt; thì những kiến thức họ có được sẽ dễ mang lại những điều xấu, không có lợi cho mọi người xung quanh. Tuy đề cao việc tu dưỡng đạo đức, song chúng ta cũng cần học tập, trau dồi tri thức. Bởi, nếu một người có phẩm chất đạo đức tốt nhưng lại không học hỏi kiến thức văn hóa thì không giúp ích được nhiều cho bản thân và xã hội.</p>
<div class="ads_ads ads_2"> </div>