Trang chủ / Giải bài tập / Lớp 6 / Lịch sử / Bài 6. Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả
Bài 6. Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả
Hướng dẫn Giải Câu hỏi 2 (Trang 128, SGK Lịch Sử và Địa Lí 6, Bộ Chân Trời Sáng Tạo)
<p>Dựa vào hình 6.2, hình 6.3 và thông tin trong bài, em hãy:</p>
<p>- Cho biết vị trí điểm A có luôn là ban ngày, còn vị trí điểm B có luôn là ban đêm không? Tại sao?</p>
<p>- Trình bày hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau trên Trái Đất.</p>
<p><img class="wscnph" style="max-width: 100%;" src="https://static.colearn.vn:8413/v1.0/upload/library/17042022/hien-tuond-nday-dem-luan-phien-nhau-3RUqES.png" /></p>
<p><strong>Giải:</strong></p>
<p>- Do Trái đất tự quay quanh trục, mọi nơi bề mặt của Trái Đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng nên hiện tượng ngày đêm diễn ra luân phiên nhau => Vị trí A không thể luôn là ban ngày, vị trí B không là ban đêm mãi được mà ngày đêm diễn ra luân phiên nhau.</p>
<p>- Hiện tượng ngày và đêm luân phiên nhau trên Trái Đất là do Trái Đất tự quay quanh trục kết hợp với dạng hình khối cầu của Trái Đất nên bề mặt Trái Đất luôn được Mặt Trời chiếu sáng một nửa, vì thế đã sinh ra ngày và đêm luân phiên.</p>
<p><img class="wscnph" style="max-width: 100%;" src="https://static.colearn.vn:8413/v1.0/upload/library/17042022/bai-6-chuyen-dond-tu-quay-quanh-truc-cua-trai-dat-va-he-qua-55046-wtvWfS.png" /></p>