Trang chủ / Giải bài tập / Lớp 6 / Lịch sử / Bài 14.Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và chuyển biến kinh tế, xã hội, văn hóa của Việt Nam thời Bắc thuộc
Bài 14.Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và chuyển biến kinh tế, xã hội, văn hóa của Việt Nam thời Bắc thuộc
Hướng dẫn Giải bài 2 (trang 72, SGK Lịch sử và Địa lý 6, Bộ Cánh Diều)
<p>Nêu những chuyển biến về kinh tế, xã hội và văn hóa của Việt Nam thời Bắc thuộc.</p>
<p><strong>Giải:</strong></p>
<p>- Những chuyển biến về kinh tế của người Việt thời Bắc thuộc:</p>
<p>+ Nông nghiệp có sự chuyển biến mới về phương thức canh tác. Ví dụ: sử dụng phổ biến công cụ bằng sắt, sức kéo của trâu bò; biết kĩ thuật chiết cành…</p>
<p>+ Nghề thủ công truyền thống (đúc đồng, rèn sắt, làm mộc…) tiếp tục phát triển với kĩ thuật cao hơn.</p>
<p>+ Xuất hiện nhiều nghề thủ công mới: làm giấy, làm “vải Giao Chỉ”, làm thủy tinh…</p>
<p>- Những chuyển biến về xã hội của người Việt thời Bắc thuộc:</p>
<p>+ Xã hội Việt Nam có sự phân hóa sâu sắc.</p>
<p> - Giai cấp thống trị bao gồm: quan lại đô hộ và địa chủ.</p>
<p> - Một số quan lại, địa chủ người Hán bị Việt hóa. Tầng lớp hào trưởng bản địa hình thành từ bộ phận quý tộc trong xã hội Âu Lạc cũ có uy tín và vị thế quan trọng trong đời sống xã hội.</p>
<p> - Bộ phận Lạc dân dưới thời Văn Lang – Âu Lạc đã bị phân hóa thành các tầng lớp: nông dân công xã; nông dân lệ thuộc (nhận ruộng đất của địa chủ để cày cấy - nộp lại địa tô) và nô tì.</p>
<p>+ Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội là mâu thuẫn dân tộc giữa người Việt với chính quyền đô hộ phương Bắc.</p>
<p>- Những chuyển biến về văn hóa của người Việt thời Bắc thuộc: </p>
<p>+ Xuất hiện các trường dạy chữ Hán tại các quận.</p>
<p>+ Tư tưởng Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo và nhiều yếu tố văn hóa, phong tục – tập quán được truyền bá vào Việt Nam.</p>