Bài 63: Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai
Lý thuyết bài cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai
<p style="text-align: justify;">I. Ý nghĩa của việc tránh thai <!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ --> </p> <p style="text-align: justify;">II. Những nguy cơ khi có thai ở tuổi vị thành niên </p><p style="text-align: justify;">Ở nữ, có kinh lần đầu chứng tỏ đã có khả năng có thai, nếu không biết giữ gìn thì có thể mang thai ngoài ý muốn. Mang thai ở tuổi còn quá trẻ là nguyên nhân làm tăng nguy cơ tử vong vì: </p><p style="text-align: justify;">– Tỉ lệ sảy thai, đẻ non cao do tử cung chưa phát triển đầy đủ để mang thai đến đủ tháng và thường sót rau, băng huyết, nhiễm khuẩn. </p><p style="text-align: justify;">– Nếu sinh con thì con sinh ra thường nhẹ cân, tỉ lệ tử vong cao. </p><p style="text-align: justify;">Chưa kể mang thai và sinh con ở tuổi này sẽ ảnh hưởng đến học tập, đến vị thế xã hội, đến công tác sau này.</p> <!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ --> <p style="text-align: justify;">Nếu đã lỡ mang thai mà không muốn sinh thì phải giải quyết sớm ở những nơi có cơ sở, trang thiết bị tốt, cán bộ có chuyên môn vững vàng. Tốt nhất là phải thăm khám để quyết định sớm. </p><p style="text-align: justify;">Thai dưới 6 tuần tuổi có thể hút điều hòa kinh nguyệt. Càng để chậm, thai càng to, nguy cơ rạn nứt tử cung càng cao. </p><p style="text-align: justify;">Thai lớn, nhau thai bám chắc vào thành tử cung nên nạo thường gây sốt rau hoặc thủng tử cung. </p><p style="text-align: justify;">Hậu quả của việc nong nạo có thể dẫn tới: dính buồng tử cung, tắc vòi trứng gây vô sinh hoặc chửa ngoài dạ con ; tổn thương thành tử cung có thể để lại sẹo. Sẹo trên thành tử cung thường là nguyên nhân gây vỡ tử cung khi chuyển dạ ở lần sinh sau. </p>
Xem lời giải bài tập khác cùng bài