Xác định chiều của dòng điện cảm ứng trong các thí nghiệm dưới đây:
a) Nam châm chuyển động tịnh tiến
b) Mạch (C) chuyển động tịnh tiến
c) Mạch (C) quay
d) Nam châm quay liên tục
a) Nam châm chuyển động ra xa (C): Khi nam châm chuyển động ra xa (C) thì từ thông qua (C) giảm, nên từ trường cảm ứng cùng chiều từ trường ban đầu . Dùng quy tắc "vào nam ra bắc" ta tìm được chiều của dòng điện cảm ứng như hình 23.2a
Mặt của (C) đối diện với cực S của nam châm là mặt Bắc
b) Khi mạch (C) chuyển động tịnh tiến gần nam châm thì từ thông qua (C) tăng, nên ngược chiều . Dùng quy tắc "vào nam ra bắc" ta tìm được chiều của dòng điện cảm ứng như hình 23.2b
Mặt của (C) đối diện với cực S của nam châm là mặt Nam
c) Khi mạch (C) quay như hình 23.2c, thì từ thông qua (C) không biến thiên, nên không xuất hiện dòng điện cảm ứng
d) Khi nam châm quay liên tục thì từ thông qua mạch biến thiên nên trong mạch (C) cũng xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều