Trang chủ / Giải bài tập / Lớp 10 / Vật lí / Bài 6. Thực hành: Đo tốc độ của vật chuyển động thẳng
Bài 6. Thực hành: Đo tốc độ của vật chuyển động thẳng
Hướng dẫn giải Mở đầu (Trang 36 SGK Vật lý 10, Bộ Chân trời sáng tạo)
<p><strong>Mở đầu trang 36 Vật Lí 10:</strong> Muốn biết chuyển động của một vật là nhanh hay chậm tại một thời điểm nào đó, ta cần đo được tốc độ tức thời của chúng. Trong thực tiễn, có những phương pháp đo tốc độ tức thời thông dụng nào và ưu, nhược điểm của chúng ra sao?</p>
<p><strong>Lời giải:</strong></p>
<p>- Trong thực tiễn, có những phương pháp đo tốc độ tức thời thông dụng là:</p>
<p>+ Sử dụng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện.</p>
<p>+ Sử dụng đồng hồ bấm giây và thước đo.</p>
<p>+ Sử dụng súng bắn tốc độ</p>
<p>- Ưu và nhược điểm</p>
<table class="table table-bordered">
<tbody>
<tr>
<td>
<p> </p>
</td>
<td>
<p><strong>Đồng hồ đo thời gian hiện số</strong></p>
</td>
<td>
<p><strong>Đồng hồ bấm giây</strong></p>
</td>
<td>
<p><strong>Súng bắn tốc độ</strong></p>
</td>
</tr>
<tr>
<td>
<p><strong>Ưu điểm</strong></p>
</td>
<td>
<p>Sai số dụng cụ ít, tính chính xác cao.</p>
</td>
<td>
<p>Nhanh, đơn giản, thao tác thực hiện dễ.</p>
</td>
<td>
<p>Đo trực tiếp tốc độ tức thời với độ chính xác cao.</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td>
<p><strong>Nhược điểm</strong></p>
</td>
<td>
<p>Không gian thực hiện hạn chế vì chỉ thực hiện được trong phòng thí nghiệm.</p>
</td>
<td>
<p>Độ chính xác không cao do phụ thuộc vào yếu tố khách quan, thao tác bấm đồng hồ.</p>
</td>
<td>
<p>Chi phí đắt.</p>
</td>
</tr>
</tbody>
</table>