<p style="font-weight: 400; text-align: left;"><strong>Lý thuyết Vật lí 10 Bài 2: Một số lực thường gặp</strong></p>
<ol>
<li style="font-weight: 400;"><strong><span data-toc-lv="1"> Vật chuyển động dưới tác dụng của các lực cân bằng và không cân bằng.</span></strong></li>
</ol>
<ul>
<li style="font-weight: 400;">Lực tác dụng lên vật gây ra biến dạng hoặc làm biến đổi chuyển động của vật đó.</li>
</ul>
<p><img src="https://vietjack.me/storage/uploads/images/257/18-1660411281.png" /></p>
<p>- Hai lực nằm dọc theo một đường thẳng, ngược chiều, tác dụng vào cùng một vật và có độ lớn bằng</p>
<p>nhau là hai lực cân bằng.</p>
<p>- Tác dụng của hai lực cân bằng lên vật triệt tiêu nhau. Ta nói lực tổng hợp của hai lực đó bằng không.</p>
<p>- Lực tổng hợp của các lực tác dụng lên vật được gọi là hợp lực.</p>
<p><strong><span id="anchor-item-1" class="toc-heading toc-lv-1" data-toc-lv="1">III. Một số lực thường gặp</span></strong></p>
<p><strong><span id="anchor-item-2" class="toc-heading toc-lv-2" data-toc-lv="2">1. Trọng lực</span></strong></p>
<p><strong><em><span id="anchor-item-3" class="toc-heading toc-lv-3" data-toc-lv="3">a. Trọng lực và trọng lượng</span></em></strong></p>
<p>- Trọng lực là lực hấp dẫn của Trái Đất tác dụng lên vật, đặt tại trọng tâm của vật và hướng thẳng đứng,</p>
<p>chiều từ trên xuống.</p>
<p><img src="https://vietjack.me/storage/uploads/images/257/19-1660411294.png" alt="" width="399" height="239" /></p>
<p>- Trọng lượng là độ lớn của lực gây ra gia tốc rơi tự do của vật: <img class="wscnph" style="max-width: 100%;" src="https://static.colearn.vn:8413/v1.0/upload/library/10072023/screenshot_1688980790-BQ0SQa.png" /></p>
<p><strong><em><span id="anchor-item-4" class="toc-heading toc-lv-3" data-toc-lv="3">b. Trọng lượng và khối lượng.</span></em></strong></p>
<p>- Khối lượng của vật càng lớn thì trọng lượng của vật càng lớn nên gia tốc rơi tự</p>
<p>do là như nhau tại một vị trí xác định.</p>
<p>- Khối lượng của một vật không thay đổi khi vật di chuyển đến các vị trí khác nhau.</p>
<p>Tuy nhiên trọng lượng của vật thay đổi ở các vị trí khác nhau, vì gia tốc ở các vị trí</p>
<p>khác nhau là khác nhau.</p>
<p><strong><span id="anchor-item-5" class="toc-heading toc-lv-2" data-toc-lv="2">2. Lực ma sát</span></strong></p>
<p>- Lực ma sát là lực cản sự trượt hoặc lăn của vật này so với vật khác.</p>
<p>- Lực ma sát được chia thành: Lực ma sát trượt, lực ma sát lăn và lực ma sát nghỉ.</p>
<p>- Nếu một vật đang trượt trên bề mặt của một vật khác thì lực ma sát tác dụng ngược</p>
<p>hướng với chuyển động trượt đó, đây là lực ma sát trượt.</p>
<p>- Nếu một vật đứng yên trên một bề mặt nhưng có xu hướng trượt theo một hướng nào</p>
<p>đó thì lực ma sát sẽ tác dụng ngăn nó trượt theo hướng đó. Đây là lực ma sát nghỉ.</p>
<p><img src="https://vietjack.me/storage/uploads/images/257/20-1660411342.png" alt="" width="393" height="161" /></p>
<p>- Lực ma sát trượt gần như không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc.</p>
<ul>
<li>Lực ma sát trượt tỉ lệ với lực ép vuông góc giữa các bề mặt lại với nhau.</li>
</ul>
<p>- Tỉ số độ lớn của lực ma sát trượt F<sub>ms</sub> và độ lớn lực ép vuông góc N là không đổi:</p>
<p><img class="wscnph" style="max-width: 100%;" src="https://static.colearn.vn:8413/v1.0/upload/library/26052023/screenshot_1685070846-93IrPB.png" /></p>
<p><strong><span id="anchor-item-6" class="toc-heading toc-lv-2" data-toc-lv="2">3. Lực cản của nước hoặc không khí.</span></strong></p>
<p>- Khi một vật chuyển động trong môi trường không khí hoặc trong nước, có ma sát giữa bề mặt vật đó với môi trường.</p>
<p>- Vật dồn không khí hoặc nước ra xung quanh khi nó chuyển động.</p>
<p><span id="MathJax-Element-4-Frame" class="mjx-chtml MathJax_CHTML" style="box-sizing: border-box; display: inline-block; line-height: 0; text-indent: 0px; text-align: left; text-transform: none; font-style: normal; font-weight: normal; font-size: 21.78px; letter-spacing: normal; overflow-wrap: normal; word-spacing: normal; white-space: nowrap; float: none; direction: ltr; max-width: none; max-height: none; min-width: 0px; min-height: 0px; border: 0px; margin: 0px; padding: 1px 0px; position: relative;" tabindex="0" role="presentation" data-mathml="<math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"><mo>&#x21D2;</mo></math>"><span id="MJXc-Node-42" class="mjx-math" aria-hidden="true"><span id="MJXc-Node-43" class="mjx-mrow"><span id="MJXc-Node-44" class="mjx-mo"><span class="mjx-char MJXc-TeX-main-R">⇒</span></span></span></span><span class="MJX_Assistive_MathML" role="presentation"><math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"><mo>⇒</mo></math></span></span> Những hiệu ứng này tạo nên lực cản của môi trường lên vật chuyển động.</p>
<p><img src="https://vietjack.me/storage/uploads/images/257/21-1660411407.png" alt="" width="354" height="180" /></p>
<p>- Lực cản luôn ngược hướng và có tác dụng cản trở chuyển động của vật.</p>
<p><strong><span id="anchor-item-7" class="toc-heading toc-lv-2" data-toc-lv="2">4. Lực đẩy Archimedes (Ác – xi – mét)</span></strong></p>
<p>- Mỗi vật ở trong chất lỏng hoặc chất khí đều chịu một lực nâng hướng lên trên. Lực nâng này được</p>
<p>gọi là lực Archimedes</p>
<ul>
<li>Điểm đặt của lực này ở phần vật nằm trong chất lỏng hoặc chất khí.</li>
</ul>
<p>- Độ lớn lực đẩy Archimedes bằng trọng lượng của phần chất lỏng hoặc chất khí mà vật chiếm chỗ.</p>
<p><img src="https://vietjack.me/storage/uploads/images/257/22-1660411428.png" alt="" width="391" height="358" /></p>
<p>- Trạng thái nổi lên hay chìm xuống của vật ở trong nước phụ thuộc và chênh lệch độ lớn giữa</p>
<p>trọng lực và lực đẩy Archimesdes tác dụng lên vật.</p>
<p><strong><span id="anchor-item-8" class="toc-heading toc-lv-2" data-toc-lv="2">5. Lực căng dây</span></strong></p>
<p><img src="https://vietjack.me/storage/uploads/images/257/23-1660411447.png" alt="" width="315" height="390" /></p>
<p>- Khi kéo căng một sợi dây thì trong sợi dây xuất hiện lực căng có phương dọc theo dây,</p>
<p>chiều chống lại xu hướng bị kéo dãn.</p>
<p>- Lực đàn hồi của lò xo là lực căng của lò xo.</p>