Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ CTST chi tiết
<div id="box-content">
<div id="before_sub_question_nav"></div>
<div style="height: auto !important;" data-id="sp-target-div-outstream"> </div>
<div id="sub-question-1" class="box-question top20">
<p><strong>I. Đọc ngữ liệu tham khảo</strong></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Câu 1 (Trang 74 SGK Ngữ văn 10, Tập 1, Bộ CTST)</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Ngữ liệu trên có phải một bài viết hoàn chỉnh không? Căn cứ vào đâu để nhận định như vậy?</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Theo em, ngữ liệu trên chưa phải là một bài viết hoàn chỉnh.</p>
<p style="text-align: justify;">- Trong bài viết ở ngữ liệu chỉ có phần phân tích, chưa có phần mở bài giới thiệu vấn đề sẽ nói trong bài và kết luận về những giá trị của bài thơ.</p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Câu 2</strong> <strong>(Trang 74 SGK Ngữ văn 10, Tập 1, Bộ CTST)</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Nội dung phân tích, đánh giá được trình bày theo cách tách riêng chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật hay kết hợp hai nội dung? Cách trình bày như vậy có ưu điểm gì?</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- </strong>Nội dung phân tích, đánh giá được trình bày theo lối kết hợp cả chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật.</p>
<p style="text-align: justify;">- Cách trình bày như vậy giúp người đọc, người nghe có những hiểu biết đầy đủ về tất cả những vấn đề có liên quan đến luận điểm chính, tạo sự hài hòa cho bài viết khi có sự xen kẽ.</p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Câu 3</strong> <strong>(Trang 74 SGK Ngữ văn 10, Tập 1, Bộ CTST)</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Xác định các ý chính được trình bày trong ngữ liệu.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Các ý chính được trình bày trong ngữ liệu:</p>
<p style="text-align: justify;">- Không gian trong và lạnh của ao thu.</p>
<p style="text-align: justify;">- Sự tĩnh lặng của không gian.</p>
<p style="text-align: justify;">- Sự cao rộng của không gian.</p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Câu 4 (Trang 74 SGK Ngữ văn 10, Tập 1, Bộ CTST)</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Để làm sáng tỏ sức gợi tả của hình ảnh trong bài thơ <em>Thu điếu</em>, tác giả đã dùng những dẫn chứng, lí lẽ nào?</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Những dẫn chứng, lí lẽ được tác giả sử dụng để gợi tả hình ảnh trong bài thơ <em>Thu điếu</em>:</p>
<p style="text-align: justify;">- Không gian trong và lạnh: <em>lạnh lẽo, trong veo</em>.</p>
<p style="text-align: justify;">- Phong cảnh ao thu tươi tắn, yên tĩnh: <em>sóng biếc, lá gàng, gợn tí, khẽ đưa.</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Trời trong xanh, yên tĩnh, cao vút: <em>trời xanh ngắt, vắng teo, lơ lửng.</em></p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Câu 5 (Trang 74 SGK Ngữ văn 10, Tập 1, Bộ CTST)</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Việc đánh giá chủ đề và hình thức nghệ thuật có xuất phát từ đặc trưng thể loại của tác phẩm không?</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Việc đánh giá chủ đề và hình thức nghệ thuật xuất phát từ đặc trưng thể loại của tác phẩm. Mỗi thể loại sẽ có những đặc điểm nhận dạng khác nhau như các bài thơ trữ tình sẽ thiên về hình ảnh với cảm xúc lãng mạn,... Việc đánh giá như vậy sẽ giúp người đọc, người nghe hình dung rõ ràng nhất về thể loại mà bài viết muốn nói đến.</p>
<div style="text-align: center; margin-top: 15px; margin-bottom: 15px;"><!-- lgh-detail-inject-middle-content --></div>
</div>
<div id="sub-question-2" class="box-question top20">
<p> </p>
<p><strong>II. Thực hành viết theo quy trình</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Hãy viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá về chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của một bài thơ (thơ lục bát, thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt).</p>
<p><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p style="text-align: center;"><strong>Dàn ý</strong></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>1. Mở bài</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và nội dung chính của bài viết: Thiên nhiên và con người trong <em>Cảnh khuya</em> (Hồ Chí Minh).</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>2. T</strong><strong>hân bài</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Giới thiệu và trích dẫn lần lượt các câu thơ để phân tích, đánh giá.</p>
<p style="text-align: justify;">- Hai câu thơ đầu tiên: miêu tả bức tranh thiên nhiên tươi đẹp.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Hình ảnh “tiếng suối”.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa</p>
<p style="text-align: justify;">=> Hình ảnh ánh trăng làm bừng sáng thiên nhiên nơi chiến khi Việt Bắc.</p>
<p style="text-align: justify;">- Câu thơ thứ 3: Khắc họa hình ảnh nhân vật trữ tình.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Biện pháp tu từ so sánh à làm nổi bật vẻ đẹp của nhân vật trữ tình.</p>
<p style="text-align: justify;">- Câu thơ thứ 4: Bài thơ kết thúc bằng một lời giải thích ngắn gọn, thẳng thắn nhưng lại rất đáng quý và trân trọng.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>3. Kết bài</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Khẳng định lại giá trị của chủ đề.</p>
<p style="text-align: center;"><strong>Bài làm tham khảo</strong></p>
<p style="text-align: center;">Thiên nhiên và con người trong <em>Cảnh khuya</em> (Hồ Chí Minh)</p>
<p style="text-align: justify;">Hồ Chí Minh một vị lãnh tụ tài hoa của dân tộc Việt Nam, bên cạnh đó với tài năng của mình người đã sáng tác nên những áng thơ văn vô cùng nổi bật. Trong đó bài thơ “Cảnh Khuya” là một tác phẩm thơ văn được viết trong thời kì kháng chiến tiêu biểu. Bài thơ là sự miêu tả bức tranh thiên nhiên vào đêm trăng đẹp, qua đó cho ta thấy tâm tư, tình cảm của một chiến sĩ cộng sản luôn hết mình vì nhân dân, vì đất nước.</p>
<p style="text-align: justify;">Mở đầu bài thơ miêu tả bức tranh thiên nhiên thật đẹp:</p>
<p style="text-align: center;">“Tiếng suối trong như tiếng hát xa</p>
<p style="text-align: center;">Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”</p>
<p style="text-align: justify;">Với giọng thơ bình dị, vẻ đẹp của cảnh vật hiện lên trong thơ Hồ Chí Minh vừa có ánh sáng vừa có âm thanh. Thiên nhiên, cảnh núi rừng Việt Bắc vắng vẻ nhưng vô cùng huyền ảo và thơ mộng. Với việc sử dụng nghệ thuật nhân hóa, nhà thơ đã miêu tả vẻ đẹp của “tiếng suối trong”. Vào ban đêm, chỉ với ánh trăng mà nhà thơ cũng có thể thấy được sự trong veo của nước suối. Ánh trăng đêm quả thật rất đẹp, rất sáng. Ánh trăng còn nổi bật hơn ở hình ảnh “trăng lồng cổ thụ” ánh trăng sáng bao quát cả một cây đại thụ lớn kết hợp với tiếng tiếng suối thanh trong như điệu nhạc êm, hát mãi không ngừng.</p>
<p style="text-align: justify;">Chỉ với hai câu thơ mở đầu mà bức tranh phong cảnh hiện lên vô cùng sinh động, với thật nhiều màu sắc.</p>
<p style="text-align: justify;">Sau hai câu thơ tả cảnh, tiếp đến câu thơ thứ ba là sự khắc họa hình ảnh nhân vật trữ tình vô cùng tự nhiên.</p>
<p style="text-align: center;">“Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,”</p>
<p style="text-align: justify;">Cảnh đêm trăng tuyệt đẹp như bức họa thế kia thì làm sao mà ngủ được. Phải chăng Người đang thao thức về một đêm trăng sáng với âm thanh vang vọng trong trẻo của núi rừng.</p>
<p style="text-align: center;">“Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”</p>
<p style="text-align: justify;">Câu thơ cuối càng làm nổi rõ hơn nguyên nhân không ngủ được của Bác đó là “lo nỗi nước nhà”. Câu thơ cuối nêu lên cái thực tế của nhân vật trữ tình và mở sâu và hiện thực tâm trạng của nhà thơ. Sự độc đáo của thơ Hồ Chí Minh là bài thơ kết thúc với một lời giải thích, vô cùng thẳng thắn và ngắn gọn nhưng cũng rất đáng quý trọng. Nghệ thuật ấy vô cùng chân thực, giản dị, đi thẳng vào lòng người nên cũng là nghệ thuật cao quí, tinh vi nhất.</p>
<p style="text-align: justify;">Bài thơ khép lại một cách bất ngờ nhưng hết sức tự nhiên, trọn vẹn. Bài thơ <em>Cảnh Khuya</em> của Hồ Chí Minh miêu tả bức tranh đêm khuya thật đẹp, thật thơ mộng. Nhưng sâu hơn nữa là thể hiện tâm tư, tình cảm của một người chiến sĩ cách mạng luôn hết lòng vì nhân dân, lo cho dân, cho nước.</p>
</div>
<div id="end_sub_question_nav"></div>
</div>