Soạn bài Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay QN
<div id="box-content">
<div id="before_sub_question_nav"></div>
<div style="height: auto !important;" data-id="sp-target-div-outstream"> </div>
<div id="sub-question-1" class="box-question top20">
<p><strong>I. Đọc ngữ liệu tham khảo</strong></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Câu 1 (Trang 52 SGK Ngữ văn 10, Tập 2, Bộ CTST)</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Các phần mở bài, thân bài, kết bài trong ngữ liệu đã đáp ứng được yêu cầu về bố cục đối với kiểu bài thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm chưa?</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Các phần mở bài, thân bài, kết bài trong ngữ liệu đã đáp ứng được yêu cầu về bố cục đối với kiểu bài thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm.</p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Câu 2 (trang 52, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Bài viết đã chỉ ra tác hại của thói quen và lợi ích của việc từ bỏ thói quen lạm dụng điện thoại di động bằng các lí lẽ, bằng chứng nào? Các lí lẽ, bằng chứng ấy có được sắp xếp hợp lí không?</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Lí lẽ 1: Lạm dụng điện thoại di động là sử dụng điện thoại di động một cách thiếu kiểm soát, gây ảnh hưởng đến cuộc sống.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Những bạn trẻ chăm chú nhìn vào màn hình điện thoại, thức đến hai, ba giò sáng để theo dõi những dòng cập nhật trên mạng xã hội.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Việc lạm dụng điện thoại di động khiến chúng ta mất tập trung trong giờ học, từ đó ảnh hưởng đến kết quả học tập.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Việc lạm dụng điện thoại di động ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chúng ta.</p>
<p style="text-align: justify;">- Lí lẽ 2: Nếu ta từ bỏ được thói quen lạm dụng điện thoại di động, tức là sử dụng một cách có ý thức, đúng nơi, đúng lúc, thì chiếc điện thoại di động lại trở thành công cụ hữu ích cho cuộc sống của chúng ta.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Bằng chứng: Các ứng dụng trên điện thoại di động giúp ích cho con người trong việc soạn thảo văn bản, chụp ảnh, dựng phim, phục vụ đắc lực cho các bài thuyết trình trên lớp.</p>
<p style="text-align: justify;">=> Lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp hợp lí. Bằng chứng được xếp đứng ngay sau lí lẽ, nhằm bổ sung, làm sáng rõ và thuyết phục người đọc, người nghe hơn.</p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Câu 3 (trang 52, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Quan điểm, thái độ của người viết về vấn đề có được thể hiện rõ ràng, nhất quán không?</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Quan điểm, thái độ của người viết về vấn đề đã được thể hiện rõ ràng, nhất quán. Các lí lẽ, bằng chứng đều nhằm mục đích thuyết phục các bạn học sinh từ bỏ thói quen lạm dụng điện thoại di động.</p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Câu 4 (trang 52, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Cách sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu của người viết đã phù hợp với mục đích của bài luận hay chưa?</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Cách sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu của người viết vừa phải, gần gũi nhằm giúp người đọc hiểu được tác hại của việc lạm dụng điện thoại di động cũng như lợi ích của việc sử dụng điện thoại di động đúng cách à phù hợp với mục đích của bài luận.</p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Câu 5 (trang 52, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Bạn rút được kinh nghiệm hay lưu ý gì khi thực hiện một bài luận tương tự?</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Một số lưu ý bản thân rút ra được:</p>
<p style="text-align: justify;">- Cần sắp xếp các bằng chứng đứng ngay sau lí lẽ.</p>
<p style="text-align: justify;">- Thể hiện rõ ràng quan điểm, cách nhìn của bản thân về vấn đề đó.</p>
<p style="text-align: justify;">- Sau khi đưa ra các luận điểm thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm, cần phải đưa ra giải pháp khả thi để người đó có thể thực hiện được.</p>
<div style="text-align: center; margin-top: 15px; margin-bottom: 15px;"><!-- lgh-detail-inject-middle-content --></div>
</div>
<div id="sub-question-2" class="box-question top20">
<p> </p>
<p><strong>II. Thực hành viết theo quy trình</strong></p>
<p>Đề 1: Hãy viết một bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen có hại.</p>
<p>Đề 2: Hãy viết một bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một quan niệm sai lệch, phiến diện.</p>
<p><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p style="text-align: justify;" align="center"><strong>Đề 1:</strong> Hãy viết một bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen có hại.</p>
<p style="text-align: center;"><strong>Dàn ý</strong></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>1. Mở bài</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Giới thiệu vấn đề bàn luận: Cần loại bỏ thói quen sử dụng điện thoại thông minh quá nhiều</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>2. Thân bài</strong></p>
<p style="text-align: justify;">a. Biểu hiện</p>
<p style="text-align: justify;">- Điện thoại thông minh len lỏi vào từng ngõ ngách của đời sống, đáp ứng nhiều nhu cầu của con người</p>
<p style="text-align: justify;">- Dùng điện thoại mọi lúc, kể cả khi đi ngủ, đang đi đường</p>
<p style="text-align: justify;">- Ám ảnh bởi việc có tin nhắn hoặc cuộc gọi</p>
<p style="text-align: justify;">b. Tác hại</p>
<p style="text-align: justify;">- Giấc ngủ gián đoạn, ảnh hưởng tới khả năng ghi nhớ</p>
<p style="text-align: justify;">- Mất tập trung</p>
<p style="text-align: justify;">- Nguy hiểm khi đi đường</p>
<p style="text-align: justify;">c. Đưa ra giải pháp </p>
<p style="text-align: justify;">- Giảm bớt thơi fgian sử dụng điện thoại để bản thân có thể tập trung vào làm việc cần thiết như học tập hoặc tập luyện thể dục để tăng cường sức khỏe</p>
<p style="text-align: justify;">- Có thời gian để mắt và não bộ nghỉ ngơi</p>
<p style="text-align: justify;">- Kiểm soát tốt bản thân, không cần phụ thuộc vào sản phẩm công nghệ nhưng biết sử dụng công nghệ để phục vụ cuộc sống một cách tối đa</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>3. Kết bài</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Thể hiện niềm tin của bản thân và niềm hy vọng sẽ loại bỏ được thói quen xấu đó.</p>
<p style="text-align: center;"><strong>Bài viết tham khảo</strong></p>
<p>Sự phát triển của công nghệ với những bước tiến mang tính cách mạng đã thực sự thay đổi cuộc sống của chúng ta. Công nghệ khiến con người phải phụ thuộc vào nó và một trong số những vật bất ly thân của con người ngày nay chính là chiếc điện thoại di động thông minh.</p>
<p>Không ít người lo lắng vì cho rằng mình đang bị phụ thuộc quá nhiều vào chiếc điện thoại di động và tìm cách thoát khỏi nó. Nỗi sợ hãi lớn hơn khi xuất hiện khái niệm nghiện Internet trong một bộ phận giới trẻ. Vậy, đâu là câu trả lời cho vấn đề này? Liệu có tồn tại khái niệm nghiện chiếc điện thoại di động?</p>
<p>Các bạn có thể thấy ngày nay, điện thoại thông minh len lỏi vào từng ngõ ngách của cuộc sống. Nó trở thành phương thức liên lạc giữa mọi người, là công cụ ghi lại những khoảnh khắc ý nghĩa. Hơn bao giờ hết, nó mang tới kho tàng tri thức vô tận và khơi nguồn sáng tạo nơi mỗi người. Chúng còn trở thành trò tiêu khiển những lúc tắc đường hay buồn chán. Tất cả gói gọn trong thiết bị nằm lọt bàn tay.</p>
<div id="MiddleContent2" class="advmiddle"></div>
<p>Vai trò của điện thoại thông minh lớn dần từng ngày, tới mức tạo ra sức hấp dẫn đến khó cưỡng. Dù cố tình lờ đi, nhưng cuối cùng chúng ta vẫn cầm máy lên để trả lời tin nhắn, nhận cuộc gọi điện hay xem thông báo từ các mạng xã hội. Không chỉ phá bĩnh giấc ngủ, nó còn làm ảnh hưởng không nhỏ tới công việc cũng như các mối quan hệ trong cuộc sống.</p>
<p>Có phải chúng ta đang bị ám ảnh về một thiết bị thần kỳ? Liệu chiếc điện thoại di động đã chiếm hết tâm trí của con người? Và đó có phải là chứng nghiện điện thoại thông minh? Phần lớn mọi người có thói quen sử dụng điện thoại rất nhiều. Chúng ta sử dụng điện thoại trong liên lạc với người thân, truy cập Internet hay phục vụ cho công việc và giải trí. Đó đều là những tính năng quan trọng. Và có một thực tế sau khi được nghiên cứu cho rằng nhiều người luôn bị ám ảnh rằng mình có tin nhắn hoặc bình luận từ mạng xã hội cần trả lời. Cảm giác rời điện thoại như thể tách biệt khỏi thế giới vì ngày càng có nhiều người xem đó là cách giao tiếp duy nhất với xã hội.</p>
<div id="MiddleContent3" class="advmiddle">
<div class="adscontent">Đáng ngại nhất phải kể đến những tác động của chiếc điện thoại di động tới giấc ngủ. Và theo như nghiên cứu thì ba phần tư thanh thiếu niên đặt chiếc điện thoại di động cạnh giường mỗi tối. Điều đó khiến giấc ngủ bị gián đoạn. Khoảng một nửa số người trẻ được khảo sát thú nhận thường xuyên thức dậy vào ban đêm để kiểm tra điện thoại. Đó là vấn đề nghiêm trọng vì khi không ngủ đủ giấc sẽ ảnh hưởng tới khả năng ghi nhớ và nhiều hệ lụy khác. Đặc biệt, não cần thời gian nghỉ ngơi sau một ngày làm việc căng thẳng.</div>
</div>
<p>Và vấn đề được đặt ra ở đây là làm thế nào để sử dụng điện thoại ít hơn? Điều mà rõ ràng chúng ta đều có thể nhận thức được nhưng thay đổi thói quen lại là chuyện khác. Quá trình giảm bớt sự phụ thuộc vào sản phẩm công nghệ cần theo một quy trình nhất định.</p>
<p>Bạn có bao giờ nghĩ đến việc thay vì dùng điện thoại để báo thức, bạn nên dùng đồng hồ cơ thay thế. Một giờ trước khi ngủ, đưa điện thoại ra khỏi phòng, đặt ở nơi xa nhất có thể và tắt âm thanh. Hình thành thói quen “thay thế” việc kiểm tra điện thoại mỗi tối như đọc sách hoặc vận động trước khi ngủ.</p>
<p>Hãy bớt phụ thuộc vào điện thoại, nhưng đừng nhầm tưởng đó là chứng nghiện để rồi bỏ lỡ những tiện ích công nghệ mà chúng mang lại. Thiết bị di động đã trở thành người bạn thân thuộc của mỗi người, giúp giải quyết nhiều công việc và mang tới những phút giải trí, thư giãn giữa bao bộn bề công việc.</p>
<p>Vậy nên hãy sử dụng những chiếc điện một cách đúng nghĩa, dành thời gian nhiều hơn cho những hoạt động ngoại khoá vui chơi bên người thân hay gia đình, hay đơn giản hơn là tìm đến những thông tin hữu ích qua những trang báo. Tôi cá là bạn sẽ thấy cuộc sống của mình khác đi rất nhiều.</p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Đề 2: </strong>Hãy viết một bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một quan niệm sai lệch, phiến diện.</p>
<p style="text-align: center;" align="center"><strong>Dàn ý</strong></p>
<p style="text-align: justify;" align="center"><strong>1. Mở bài</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Giới thiệu vấn đề bàn luận: Nhiều người quan niệm rằng, xăm mình là ăn chơi, hư hỏng, không đúng với thuần phong mĩ tục.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>2. Thân bài</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Lí lẽ 1: Tục xăm mình đã tồn tại từ xa xưa, gắn với đích chính đáng là chống thủy quái hoặc thể hiện dũng khí đánh giặc</p>
<p style="text-align: justify;">Lí lẽ 2: Việc xăm mình không đánh giá được giá trị của một con người mà phải nhìn nhận đa chiều, toàn diện</p>
<p style="text-align: justify;">Dẫn chứng: Nhiều người nổi tiếng có hình xăm nhưng học có đóng góp tích cực cho cộng đồng như Angelina Jolie</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>3. </strong><strong>Kết bài</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Thể hiện niềm tin của bản thân và niềm hy vọng sẽ loại bỏ được những quan niệm sai lầm đó.</p>
<p style="text-align: center;" align="center"><strong>Bài viết tham khảo</strong></p>
<p>Xăm mình không còn lạ lẫm trong thế giới hiện đại ngày nay, nhất là với giới trẻ nhưng nó không được cái nhìn thiện cảm từ những người lớn tuổi. Bởi lẽ, xăm mình luôn được gắn với hình ảnh dân chơi, dân anh chị, xăm mình là hư hỏng, là xấu,...</p>
<p>Xét cái nhìn chung, rõ ràng xăm mình đã có từ rất lâu, từ thời xa xưa. Về nguồn gốc của hình xăm thì ngay từ thời nguyên thủy, tục xăm hình ra đời với ý nghĩa chống thủy quái hay trong cuộc chiến Mông - Nguyên, những người lính đất Việt đã xăm chữ Sát Thát để khẳng định quyết tâm chống giặc, đánh đuổi ngoại xâm. Nhưng đến hiện nay, xăm mình lại không được hoan nghênh vì một số người cho rằng những ai xăm mình là "đầu trộm đuôi cướp", có quá khứ bất hảo, xăm những hình nhạy cảm hoặc xăm tại chỗ nhạy cảm trên cơ thể, rồi cố tình phô ra nên khiến số đông hiểu lầm về xăm mình, có cái nhìn không tốt về xăm mình.</p>
<p>Nhưng rõ ràng, việc có hình xăm trên người chưa bao giờ là tiêu chí đánh giá đạo đức, nhân cách một con người. Nhất là trong cuộc sống hiện đại và sự phát triển tri thức nhân loại cũng như sự khẳng định về giá trị cá nhân ngày càng tăng cao, chúng ta phải có cái nhìn toàn diện, đa chiều để hiểu rằng xăm mình không phải là xấu, không phải hư hỏng. Xăm mình lên cơ thể là quyền tự do cá nhân. Mục đích của việc xăm mình rất đa dạng và có nhiều hình xăm nghệ thuật, thể hiện gu thẩm mỹ cá nhân, thể hiện tinh thần của mỗi người tinh tế.</p>
<p>Nhiều người nổi tiếng, có nhiều cống hiến cho xã hội mà bản thân họ có rất nhiều hình xăm như Angelina Jolie. Cô cũng thúc đẩy các hoạt động bảo tồn, giáo dục, quyền phụ nữ và đã ủng hộ người tị nạn với tư cách là Đặc phái viên của Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn (UNHCR). Cô đã thực hiện nhiều nhiệm vụ thực địa trên toàn cầu tại các trại tị nạn và vùng chiến sự; các quốc gia cô đến thăm bao gồm Sierra Leone, Tanzania, Pakistan, Afghanistan, Syria và Sudan.</p>
<p>Do đó, cần phải có cái nhìn khách quan, cởi mở, không nên "nhìn mặt mà bắt hình dong", đánh giá một người tốt xấu chỉ dựa vào những hình xăm không phù hợp với thẩm mỹ của mình.</p>
</div>
<div id="end_sub_question_nav"></div>
</div>