Soạn bài Thực hành tiếng việt trang 50 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 CTST chi tiết
<div id="box-content">
<div id="before_sub_question_nav"></div>
<div style="height: auto !important;" data-id="sp-target-div-outstream"> </div>
<div id="sub-question-1" class="box-question top20">
<p><strong> Câu 1 (Trang 50 SGK Ngữ văn 10, Tập 1, Bộ CTST)</strong></p>
<p>Đọc ba văn bản trên đây và thực hiện các yêu cầu sau:</p>
<p><strong>-</strong> Xác định cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong mỗi văn bản (nếu có).</p>
<p><strong>-</strong> Giải thích ý nghĩa thông tin của các kí hiệu đánh dấu.</p>
<p><strong>-</strong> Chỉ ra những chỗ đánh dấu sự tỉnh lược trong văn bản 1 và 2.</p>
<p><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">* Văn bản <em>Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Cách đánh dấu phần bị tỉnh lược:</p>
<p style="text-align: justify;">+) Kết hợp giữa cách dùng cụm từ để chỉ báo về sự tỉnh lược (lược dẫn, lược một đoạn) và dùng một đoạn văn ngắn tóm tắt nội dung phần bị tỉnh lược.</p>
<p style="text-align: justify;">+) Dùng kí hiệu dấu chấm lửng đặt trong dấu ngoặc vuông [...].</p>
<p style="text-align: justify;">- Giải thích ý nghĩa thông tin của các kí hiệu đánh dấu:</p>
<p style="text-align: justify;">+) Kí hiệu [...]: nhằm đánh dấu phần đoạn văn trước đã bị lược bỏ.</p>
<p style="text-align: justify;">+) Các kí hiệu đánh số 1,2, 3, ... nhằm đánh dấu thông tin chú thích, ý nghĩa, định nghĩa của một số từ ngữ quan trọng cần giải thích cho độc giả hiểu.</p>
<p style="text-align: justify;">Ví dụ: Cước chú số 1 “<em>ché đuê</em>” có nghĩa là tên một loại ché (ché: vò ủ rượu bằng gốm).</p>
<p style="text-align: justify;">- Những chỗ đánh dấu sự tỉnh lược trong văn bản:</p>
<p style="text-align: justify;">+) Phần đầu tiên của văn bản (trang 38, SGK Ngữ Văn 10, tập một).</p>
<p style="text-align: justify;">Dẫn chứng: (<em>Lược dẫn: Hơ Nhị, vợ Đăm Săn bị Mtao Mxây bắt cóc. Đăm Săn cùng dân làng đi đánh Mtao Mxây để cứu vợ mình và chàng đã giành chiến thắng oanh liệt. Phần văn bản dưới đây kể về sự kiện này).</em></p>
<p style="text-align: justify;">+) Kí hiệu dấu chấm lửng đặt trong dấu ngoặc vuông [...] (trang 40, SGK Ngữ Văn 10, tập một).</p>
<p style="text-align: justify;">+) Lược một đoạn văn trước đó (trang 40, SGK Ngữ Văn 10, tập một).</p>
<p style="text-align: justify;">Dẫn chứng: (<em>Lược một đoạn: Đăm Săn giết Mtao Mxây. Sau trận đánh, tôi tớ và dân làng của Mtao Mxây mang của cải, tài sản về theo Đăm Săn rất đông).</em></p>
<p style="text-align: justify;">* Văn bản <em>Gặp Ka-ríp và Xi-la</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Cách đánh dấu phần bị tỉnh lược:</p>
<p style="text-align: justify;">+) Kết hợp giữa cách dùng cụm từ để chỉ báo về sự tỉnh lược (lược một đoạn) và dùng một đoạn văn ngắn tóm tắt nội dung phần bị tỉnh lược.</p>
<p style="text-align: justify;">- Giải thích ý nghĩa thông tin của các kí hiệu đánh dấu.</p>
<p style="text-align: justify;">+) Kí hiệu “lược một đoạn”: nhằm tóm tắt nội dung trước đó để mọi người dễ hiểu và có sự liên kết với đoạn sau.</p>
<p style="text-align: justify;">+) Các kí hiệu đánh số 1,2, 3, ... nhằm đánh dấu thông tin chú thích, ý nghĩa, định nghĩa của một số từ ngữ quan trọng cần giải thích cho độc giả hiểu.</p>
<p style="text-align: justify;">Ví dụ: cước chú số 2 (Xi-ếc-xê: nữ chúa xinh đẹp, tóc quăn, cai quản một quốc đảo nơi thủy thủ đoàn lạc vào, vì mê đắm Ô-đi-xê nên tìm cách giam giữ, chung sống với chàng, nhưng cũng chỉ dẫn và giúp đỡ chàng trong hành trình trở về quê hương.</p>
<p style="text-align: justify;">- Chỗ đánh dấu sự tỉnh lược:</p>
<p style="text-align: justify;">Phần đầu tiên của văn bản (trang 44, SGK Ngữ Văn 10, tập một).</p>
<p style="text-align: justify;">Dẫn chứng: (<em>Lược một đoạn: Về đến đảo Ai-ai-ê (Aiaie), chôn cất En-pê-no (Elpenor) và lại lên đường vượt biển cả tìm về quê nhà, Ô-đi-xê được Xi-ếc-xê (Circe) báo trước chàng còn phải gặp những nỗi gian nan khác nữa đồng thời căn dặn chàng cách vượt thoát hiểm nguy).</em></p>
<p style="text-align: justify;">* Văn bản <em>Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê: </em></p>
<p style="text-align: justify;">Văn bản này không có phần bị tỉnh lược.</p>
</div>
<div id="sub-question-2" class="box-question top20">
<p> </p>
<p><strong>Câu 2 (Trang 50 SGK Ngữ văn 10, Tập 1, Bộ CTST)</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Ở một số trường hợp, nếu người viết chỉ sử dụng kí hiệu đánh dấu phần văn bản bị lược bỏ mà không viết đoạn tóm tắt phần văn bản này thì sẽ gây khó khăn gì cho người đọc?</p>
<p><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Những khó khăn người đọc sẽ gặp phải nếu người viết chỉ sử dụng kí hiệu đánh dấu phần văn bản bị lược bỏ mà không viết đoạn tóm tắt phần văn bản này:</p>
<p style="text-align: justify;">- Không có sự liên kết tổng thể toàn văn bản.</p>
<p style="text-align: justify;">- Khiến người đọc khó hiểu, mông lung và dễ gây cảm giác hụt hẫng.</p>
<p style="text-align: justify;">- Người đọc sẽ không có cái nhìn toàn diện về thông điệp mà văn bản gửi gắm.</p>
<p style="text-align: justify;">Ví dụ: Trong văn bản <em>Gặp Ka-ríp và Xi-la</em>:</p>
<p style="text-align: justify;">Nếu văn bản chỉ ghi cụm từ “Lược một đoạn” để ám chỉ rằng phần trước đó đã bị lược bỏ mà không nói tóm tắt nội dung phần ấy thì khi độc giả đọc dòng đầu của đoạn văn <em>“Nàng nói vậy, và liền khi đó Rạng đông ngự ngai vàng xuất hiện”, </em>họ sẽ không biết “nàng” ở đây là ai.</p>
</div>
<div id="sub-question-3" class="box-question top20">
<p> </p>
<p><strong>Câu 3 (Trang 50 SGK Ngữ văn 10, Tập 1, Bộ CTST)</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Người viết về nhà dài Ê-đê đã trích dẫn mấy lần, các trích dẫn đã được chú thích rõ ràng hay chưa? Hãy trao đổi với các bạn ý kiến của mình.</p>
<p><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Đọc văn bản trên có thể thấy, người viết về nhà dài Ê-đê đã trích dẫn bốn lần. Các trích dẫn ấy đều được chú thích rõ ràng (dẫn trực tiếp lời nói của người viết và để chúng trong ngoặc kép”).</p>
<p style="text-align: justify;">- Dẫn chứng: Chị Đàm Thị Hợp khẳng định: “Thường nhà người Ê-đê có hai cầu thang, cầu thang phía trước và cầu thang phía sau. Cầu thang phía trước thường hướng về phía bắc và được gọi là cầu thang chính. Đối với những nhà giàu có ngày xưa, cầu thang chính bao giờ cũng có hai cầu thang để lên xuống, cầu thang đực và cầu thang cái. Trên cầu thang cái bao giờ cũng có hình ảnh bầu sữa mẹ và vầng trăng khuyết, còn cầu thang đực không có hoa văn chạm khắc nhiều, thường chỉ là một cây gỗ sau đó chạm khắc những bậc để lên xuống...”.</p>
<div style="text-align: center; margin-top: 15px; margin-bottom: 15px;"><!-- lgh-detail-inject-middle-content --></div>
</div>
<div id="sub-question-4" class="box-question top20">
<p> </p>
<p><strong>Câu 4 (Trang 50 SGK Ngữ văn 10, Tập 1, Bộ CTST)</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Biện pháp so sánh được sử dụng trong các trường hợp sau có điểm gì khác nhau?</p>
<p style="text-align: justify;">a.<em> </em>Cũng như người đi câu ngồi trên mỏm đá cao, từ đầu cần câu dài tung xuống biển cái sừng bò hoang đựng mồi cho cá nhỏ rồi quăng lên bờ những con cá câu được, còn giãy đành đạch; các bạn đồng hành của tôi bị lôi vào đá cũng giãy lên như vậy, và Xi-la ăn thịt họ ở cửa hang, trong khi họ đang kêu gào, hoảng hốt giơ tay về phía tôi cầu cứu. Đó chính là cảnh thương tâm nhất mà mắt tôi thấy được trong thời gian lênh đênh trên mặt biển tìm đường. (Trích Gặp Ka-ríp và Xi-la, sử thi Ô-đi-xê)</p>
<p style="text-align: justify;">b. Nhà dài như một hơi chiêng, sàn hiên rộng như một hơi ngựa chạy (Trích sử thi Đăm Săn)</p>
<p style="text-align: justify;">c. Tôi tớ mang của cải về nhiều như ong đi chuyển nước, như vò vẽ đi chuyển hoa, như bầy trai gái đi giếng làng cõng nước. (Trích sử thi Đăm Săn)</p>
<p><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">a.</p>
<p style="text-align: justify;">- Câu sử dụng biện pháp so sánh: “Cũng như người đi câu ngồi trên mỏm đá cao, từ đầu cần câu dài tung xuống biển cái sừng bò hoang đựng mồi cho cá nhỏ rồi quăng lên bờ những con cá câu được, còn giãy đành đạch; các bạn đồng hành của tôi bị lôi vào đá cũng giãy lên như vậy”.</p>
<p style="text-align: justify;">- Trong câu a, từ ngữ so sánh “như vậy” được đặt xuống cuối câu. So sánh cách những người bạn đồng hành của Ô-đi-xê bị quái thú lôi vào hang cũng giống như cách những con cá bị giật từ nước lên trên bờ. Từ đó, người đọc dễ dàng hình dung ra cảnh tượng thảm thương của họ.</p>
<p style="text-align: justify;">b.</p>
<p style="text-align: justify;">- Cả hai vế đều sử dụng biện pháp so sánh.</p>
<p style="text-align: justify;">- Từ so sánh “như” được đặt giữa hai vế (vế so sánh và vế được so sánh) nhằm mô tả độ rộng về kích thước nhà và sàn hiên của ngôi nhà dài người Ể-đê.</p>
<p style="text-align: justify;">c.</p>
<p style="text-align: justify;">- Vế được so sánh xuất hiện nhiều hơn vế so sánh.</p>
<p style="text-align: justify;">- Từ ngữ so sánh “như” xuất hiện ba lần nhằm nhấn mạnh kết quả mà Đăm Săn nhận được khi chiến thắng tù trưởng Mtao Mxây.</p>
</div>
<div id="sub-question-5" class="box-question top20">
<p> </p>
<p><strong>Câu 5 (Trang 50 SGK Ngữ văn 10, Tập 1, Bộ CTST)</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Phân tích tác dụng của biện pháp nói quá trong đoạn văn sau:</p>
<p style="text-align: justify;">Bà con xem, Đăm Săn uống không biết say, ăn không biết no, chuyện trò không biết chán. Cả một vũng nhão ra nước. Lươn trong hang, giun trong bùn, rắn hổ, rắn mai đều chui lên nằm trên cao sưởi nắng. Ếch nhái dưới gầm nhà, kì nhông ngoài giữa bãi thì kêu lên inh ỏi suốt ngày đêm. Các chàng trai đi lại ngực đụng ngực. Các cô gái đi lại vú đụng vú. Cảnh làng một tù trưởng nhà giàu sao mà vui thế? (Trích sử thi Đăm Săn)</p>
<p><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Biện pháp nói quá được sử dụng trong đoạn văn trên:</p>
<p style="text-align: justify;">+ “Bà con xem, Đăm Săn uống không biết say, ăn không biết no, chuyện trò không biết chán”.</p>
<p style="text-align: justify;">=> Tác dụng: nhấn mạnh sức mạnh, sự vui mừng của Đăm Săn khi giành được chiến thắng.</p>
<p style="text-align: justify;">+ “Cả một vũng nhão ra nước. Lươn trong hang, giun trong bùn, rắn hổ, rắn mai đều chui lên nằm trên cao sưởi nắng. Ếch nhái dưới gầm nhà, kì nhông ngoài giữa bãi thì kêu lên inh ỏi suốt ngày đêm. Các chàng trai đi lại ngực đụng ngực. Các cô gái đi lại vú đụng vú.”</p>
<p style="text-align: justify;">=> Tác dụng: nhấn mạnh không khí vui mừng của cả con người và con vật tại nhà Đăm Săn sau khi chàng giành được chiến thắng.</p>
</div>
<div id="sub-question-6" class="box-question top20">
<p> </p>
<p><strong>Từ đọc đến viết</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Từ việc đọc hai văn bản sử thi trên đây, hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) về một phẩm chất của người anh hùng sử thi, trong đó có đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản hoặc chú thích trích dẫn.</p>
<p><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Câu chuyện về những người anh hùng sử thi chưa bao giờ giảm nhiệt về độ hấp dẫn mà nó mang lại. Bởi mỗi vị anh hùng lại mang đến cho người đọc một cách nhìn mới đầy ngưỡng mộ và ngạc nhiên. Nhưng, có một phẩm chất mà hầu hết các anh hùng đều có, thậm chí là cần thiết đó là sự điềm tĩnh. Điềm tĩnh ở đây không có nghĩa là giải quyết mọi tình huống xảy ra một cách chậm chạp mà chính phẩm chất này sẽ giúp họ có được những lối suy nghĩ thông suốt hơn, tránh trường hợp quá nóng vội dẫn đến thất bại, nhất là khi gặp chuyện hiểm nguy. Khi Ô-đi-xê được cảnh báo trước về những hiểm nguy về các nàng Xi-ren, tuy tâm trạng khá bồn chồn và lo lắng nhưng chàng vẫn điềm tĩnh để đưa ra hướng giải quyết cho mọi người. “(...) Tôi lần lượt nút chặt tai cho các bạn đồng hành, còn họ thì buộc tay chân tôi lại. Tôi đứng dưới cột buồm, và họ lấy dây thừng trói tôi vào đấy. Thế rồi họ ngồi xuống, đập mái chèo xuống mặt biển ngầu bọt xám”. (Trích <em>Gặp Ka-ríp và Xi-la</em>, sử thi <em>Ô-đi-xê</em>). Ô-đi-xê chính là anh hùng sử thi điển hình cho phẩm chất nói trên. Nhờ đó, chàng cùng những người bạn đồng hành có thể đưa ra cách giải quyết tốt nhất và vượt qua sự quyến rũ của các nàng Xi-ren.</p>
<p style="text-align: justify;">Trong đó:</p>
<p style="text-align: justify;">- Phần bị tỉnh lược: “(...) Tôi lần lượt nút chặt tai cho các bạn đồng hành, còn họ thì buộc tay chân tôi lại. Tôi đứng dưới cột buồm, và họ lấy dây thừng trói tôi vào đấy. Thế rồi họ ngồi xuống, đập mái chèo xuống mặt biển ngầu bọt xám”. à được đánh dấu bằng cách dùng kí hiệu dấu chấm lửng đặt trong dấu ngoặc đơn.</p>
<p style="text-align: justify;">- Chú thích trích dẫn: (Trích <em>Gặp Ka-ríp và Xi-la</em>, sử thi <em>Ô-đi-xê</em>).</p>
</div>
<div id="end_sub_question_nav"></div>
</div>