Soạn bài Thực hành tiếng việt trang 51 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Cánh Diều chi tiết
<div id="box-content">
<div id="before_sub_question_nav"></div>
<div data-id="sp-target-div-outstream"> </div>
<div id="sub-question-1">
<p><strong> Câu 1 (Trang 51 SGK Ngữ văn 10, Tập 1, Bộ Cánh diều)</strong></p>
<p>Trật tự từ trong mỗi cặp câu dưới đây thể hiện những khác biệt về ý nghĩa như thế nào?</p>
<p>a1) Mồng 8 tháng Ba là ngày phụ nữ Quốc tế</p>
<p>a2) Mồng 8 tháng Ba là ngày Quốc tế phụ nữ</p>
<p>b1) Đỗ Phủ là nhà thơ Trung Quốc nổi tiếng</p>
<p>b2) Đỗ Phủ là nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc</p>
<p>c1) Bài thơ đã nói lên sự đồng cảm sâu sắc với những người lính của ông.</p>
<p>c2) Bài thơ đã nói lên sự đồng cảm sâu sắc của ông với những người lính.</p>
<p><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<table style="border-collapse: collapse; width: 99.9994%;" border="1">
<tbody>
<tr>
<td style="width: 9.90392%; text-align: center;"><strong>Câu</strong></td>
<td style="width: 45.43%; text-align: center;"><strong>Trật tự 1</strong></td>
<td style="width: 44.6056%; text-align: center;"><strong>Trật tự 2</strong></td>
</tr>
<tr>
<td style="width: 9.90392%; text-align: center;">a</td>
<td style="width: 45.43%;">
<p>Nhấn mạnh phạm vi: quốc tế</p>
</td>
<td style="width: 44.6056%;">Nhấn mạnh đối tượng: phụ nữ</td>
</tr>
<tr>
<td style="width: 9.90392%; text-align: center;">b</td>
<td style="width: 45.43%;">Nhấn mạnh đất nước: Trung Quốc</td>
<td style="width: 44.6056%;">Nhấn mạnh sự nổi tiếng</td>
</tr>
<tr>
<td style="width: 9.90392%; text-align: center;">c</td>
<td style="width: 45.43%;">Nhấn mạnh đối tượng người lính nhận được sự đồng cảm</td>
<td style="width: 44.6056%;">Nhấn mạnh đối tượng ông (hay tác giả)</td>
</tr>
</tbody>
</table>
<p> </p>
</div>
<div id="sub-question-2">
<p><strong>Câu 2 (Trang 51 SGK Ngữ văn 10, Tập 1, Bộ Cánh diều)</strong></p>
<p>Phân tích và sửa lỗi về các trật tự từ trong các trường hợp sau:</p>
<p>a) Truyện ngắn Ngày cuối cùng của chiến tranh là một tác phẩm văn học mang tính nhân văn sâu sắc của thời kỳ chiến tranh.</p>
<p>b) Thu Điếu, Thu Vịnh, Thu Ẩm là chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến nổi tiếng.</p>
<p>c) Đầu năm 2000, phải thanh toán hết tất cả các trang thiết bị cũ kỹ, lạc hậu phải đầu tư một số dụng cụ chuyên khoa cần thiết cho các trạm y tế xã như răng, mắt...</p>
<p>d) Họ úp cái nón lên mặt, nằm xuống ngủ một giấc cho đến chiều.</p>
<p><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p>a) Truyện ngắn Ngày cuối cùng của chiến tranh là một tác phẩm văn học của thời kỳ chiến tranh mang tính nhân văn sâu sắc.</p>
<p>b) Thu Điếu, Thu Vịnh, Thu Ẩm là chùm thơ thu nổi tiếng của Nguyễn Khuyến.</p>
<p>c) Đầu năm 2000, phải thanh toán hết tất cả các trang thiết bị cũ kỹ, lạc hậu phải đầu tư một số dụng cụ chuyên khoa cần thiết xã như răng, mắt... cho các trạm y tế xã.</p>
<p>d) Họ nằm xuống, úp nón lên mặt và ngủ một giấc cho đến chiều.</p>
<div><!-- lgh-detail-inject-middle-content --></div>
</div>
<div id="sub-question-3">
<p> </p>
<p><strong>Câu 3 (Trang 51 SGK Ngữ văn 10, Tập 1, Bộ Cánh diều)</strong></p>
<p>Trật tự từ trong các câu thơ Đường luật sau có gì khác với trật tự thông thường? Phân tích tác dụng tu từ của hiện tượng đảo trật tự từ mà tác giả đã lựa chọn:</p>
<p>a) Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn</p>
<p>Trơ cái hồng nhan với nước non</p>
<p align="right"> (Hồ Xuân Hương)</p>
<p>b) Lom khom dưới núi tiều vài chú</p>
<p>Lác đác bên sông chợ mấy nhà</p>
<p align="right">(Bà Huyện Thanh Quan)</p>
<p>c) Lao xao chợ cá làng ngư phủ</p>
<p>Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương</p>
<p align="right">(Nguyễn Trãi)</p>
<p>d) Lặn lội thân cò khi quãng vắng</p>
<p>Eo sèo mặt nước buổi đò đông</p>
<p align="right">(Tú Xương)</p>
<p><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p>a) Miêu tả hình ảnh thiên nhiên như muốn vùng lên, phá ngang, phẫn uất với đất trời. Phép đảo ngữ như cố tình khoét sâu thêm vào cái sự bẽ bàng của tâm trạng. “Trơ” là tủi hổ, là chai lì, không còn cảm giác. Thêm vào đó, hai chữ “hồng nhan” (chỉ dung nhan người thiếu nữ) lại đi với từ “cái” thật là rẻ rúng, mỉa mai. Cái “hồng nhan” trơ với nước non đúng là không chỉ gợi sự dãi dầu mà đậm hơn có lẽ là ở sự cay đắng. Câu thơ chỉ nói đến hồng nhan mà lại gợi ra cả sự bạc phận của chủ thể trữ tình. Thật cay đắng, xót xa và sự bẽ bàng khôn tả.</p>
<p>b) Trong những câu thơ trên, tác giả đảo vị ngữ lên trước chủ ngữ. Việc đảo tật tự từ nhằm nhấn mạnh sự nhỏ bé (của những chú tiểu), sự thưa thớt, vắng vẻ, hoan sơ, hoang vu trong một khoảng không gian bao la rộng lớn của cảnh Đèo Ngang.</p>
<p>c) Đảo trật tự cú pháp: lao xao chợ cá/dắng dỏi cầm ve => Nhấn mạnh những âm thanh của một cuộc sống đang sinh sôi, cũng chính là tiếng lòng của tâm hồn Nguyễn Trãi trước cuộc sống no ấm, thịnh vượng của dân chúng</p>
<p>d) Hai câu thơ đã sử dụng phép đảo ngữ: “lặn lội” và “eo xèo” lên đầu câu nhằm nhấn mạnh sự gian khổ của bà Tú, nói lên công việc đầy nhọc nhằn vất vả, qua đó cho thấy hình ảnh người vợ tần tảo, chịu thương chịu khó.</p>
</div>
<div id="sub-question-4">
<p> </p>
<p><strong>Câu 4 (Trang 51 SGK Ngữ văn 10, Tập 1, Bộ Cánh diều)</strong></p>
<p>Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 đến 10 dòng) với câu chủ đề câu chuyện về cuộc đời và số phận con người trong truyện ngắn Người ở bến sông Châu là câu chuyện buồn và đẹp. Hãy giải thích cách sắp xếp trật tự từ ở một câu trong đọan văn mà em đã viết.</p>
<p><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p>
<p>Người ở bến sông Châu là truyện ngắn viết về con người sau thời chiến tuy buồn mà đẹp. Buồn vì chiến tranh lấy đi thanh xuân của một cô gái trẻ đẹp, lấy đi những lời hứa hẹn của đôi lứa, lấy đi sức khỏe để lại những hậu quả nhưng lại rất đẹp về lòng vị tha, sự hi sinh. Một năm sau ngày giải phóng, Mây khoác ba lô trở về bến sông Châu với niềm vui đoàn tụ gia đình và gặp lại San – mối tình thề hẹn trước ngày ra trận. Nhưng thật trớ trêu, ngày Mây về lại là ngày cưới của San, đồng thời gia đình cũng đang chuẩn bị làm đám giỗ khi nhận được giấy báo tử của cô tròn một năm trước. Không muốn thêm một người phụ nữ nữa đau khổ, Mây từ chối ý định “làm lại từ đầu” của San. Không chỉ hàng ngày chứng kiến hạnh phúc gia đình mà Thanh - vợ San cố phô bày; sự dằn vặt, dùng dằng của người yêu cũ mà những vết thương, sự ám ảnh chiến tranh, sự hy sinh của đồng đội cũng hiện về đêm đêm ám ảnh Mây trong từng giấc ngủ. Để tránh khó xử cho cả ba người, Mây rời nhà ra bến đò, sống cô độc, cho đến ngày Quang tìm về tận bến sông Châu tìm cô. Người lính trinh sát miền Nam ở chiến trường năm ấy, vì những cơ duyên nơi chiến trận, đã rong ruổi khắp nơi tìm cô y tá ngày nào chỉ với một địa chỉ mơ hồ “ở bến sông Châu”. Quang nguyện ở lại, dùng tấm chân tình, yêu thương, chăm sóc cô suốt cuộc đời này. Nhưng nỗi buồn vẫn tiếp tục tìm đến với Mây, bởi khi cô quyết định lấy Quang cũng là ngày cô biết được sự thật: vết thương thời chiến đã lấy mất đi khả năng làm mẹ. Không muốn Quang phải chịu thiệt thòi, Mây hắt hủi, xa lánh Quang và nói dối rằng, cô vẫn còn yêu San tha thiết. Vào một đêm mưa bão, vợ San đẻ khó và Mây là người cứu cánh đỡ đẻ cho mẹ tròn con vuông. Cũng một đêm mưa gió, cám cảnh phận đời mình, Mây ra bến sông, bỏ làng, thả thuyền trôi theo dòng sông Châu vô định. Và trong mù mịt gió mưa, Quang xuất hiện, băng qua dòng nước lũ để tới được thuyền Mây. Cả hai cùng con thuyền trôi xuôi về dưới hạ nguồn.</p>
<p> </p>
</div>
<div id="end_sub_question_nav"></div>
</div>