6. Giới thiệu đánh giá về một tác phẩm truyện
Soạn bài Nói và nghe Giới thiệu đánh giá về một tác phẩm truyện chi tiết
<div id="box-content"> <div id="before_sub_question_nav"></div> <div style="height: auto !important;" data-id="sp-target-div-outstream">&nbsp;</div> <div style="margin-top: 10px;"> <p style="text-align: justify;">Chọn một trong hai vấn đề sau để tr&igrave;nh b&agrave;y trước lớp:</p> <p style="text-align: justify;">1)&nbsp;Giới thiệu, đ&aacute;nh gi&aacute; nghệ thuật x&acirc;y dựng t&iacute;nh c&aacute;ch nh&acirc;n vật Trương Phi v&agrave; Quan C&ocirc;ng trong đoạn tr&iacute;ch &ldquo;Hồi trống Cổ Th&agrave;nh&rdquo; (Tr&iacute;ch Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Qu&aacute;n Trung)</p> <p style="text-align: justify;">2)&nbsp;Giới thiệu, đ&aacute;nh gi&aacute; nh&acirc;n vật d&igrave; M&acirc;y trong truyện &ldquo;Người ở bến s&ocirc;ng Ch&acirc;u&rdquo; của Sương Nguyệt Minh.</p> </div> <div id="sub-question-1" class="box-question top20"> <p><strong> Vấn đề 1 (Trang 61 SGK Ngữ văn 10, Tập 2, Bộ C&aacute;nh diều)</strong></p> <p style="text-align: justify;"><em>Giới thiệu, đ&aacute;nh gi&aacute; nghệ thuật x&acirc;y dựng t&iacute;nh c&aacute;ch nh&acirc;n vật Trương Phi v&agrave; Quan C&ocirc;ng trong đoạn tr&iacute;ch &ldquo;Hồi trống Cổ Th&agrave;nh&rdquo; (Tr&iacute;ch Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Qu&aacute;n Trung)</em></p> <p><strong>Hướng dẫn trả lời&nbsp;</strong></p> <p style="text-align: center;"><strong>D&agrave;n &yacute;</strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Mở b&agrave;i</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Lời ch&agrave;o v&agrave; giới thiệu bản th&acirc;n.</p> <p style="text-align: justify;">- Giới thiệu vấn đề ch&iacute;nh trong b&agrave;i n&oacute;i: đ&aacute;nh gi&aacute; nghệ thuật x&acirc;y dựng t&iacute;nh c&aacute;ch nh&acirc;n vật Trương Phi v&agrave; Quan C&ocirc;ng trong đoạn tr&iacute;ch <em>Hồi trống Cổ Th&agrave;nh</em> của La Qu&aacute;n Trung.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Th&acirc;n b&agrave;i</strong></p> <p style="text-align: justify;">- Sử dụng ng&ocirc;n ngữ li&ecirc;n kết để chuyển sang phần th&acirc;n b&agrave;i trong b&agrave;i n&oacute;i.</p> <p style="text-align: justify;">- T&oacute;m tắt nội dung đoạn tr&iacute;ch.</p> <p style="text-align: justify;">- Giới thiệu lần lượt về t&iacute;nh c&aacute;ch của hai nh&acirc;n vật Trương Phi v&agrave; Quan C&ocirc;ng. Ch&uacute; &yacute; đặt c&aacute;c nh&acirc;n vật v&agrave;o ho&agrave;n cảnh cụ thể để l&agrave;m nổi bật c&aacute;ch x&acirc;y dựng nh&acirc;n vật của t&aacute;c giả.</p> <p style="text-align: justify;">- Đưa ra sự so s&aacute;nh giữa hai nh&acirc;n vật</p> <p style="text-align: justify;"><strong>3. Kết b&agrave;i</strong></p> <p style="text-align: justify;">- N&ecirc;u l&ecirc;n suy nghĩ của bản th&acirc;n về nghệ thuật x&acirc;y dựng nh&acirc;n vật Trương Phi v&agrave; Quan C&ocirc;ng của t&aacute;c giả.</p> <p style="text-align: justify;">- Gửi lời cảm ơn tới người nghe.</p> <p>&nbsp;</p> <p style="text-align: center;"><strong>B&agrave;i l&agrave;m</strong></p> <p style="text-align: justify;">&nbsp; &nbsp; &nbsp;Trương Phi v&agrave; Quan C&ocirc;ng l&agrave; hai trong số c&aacute;c nh&acirc;n vật ch&iacute;nh trong tiểu thuyết&nbsp;<em>Tam quốc diễn nghĩa</em>&nbsp;nổi tiếng, về đức độ của hai nh&acirc;n vật n&agrave;y, ở b&agrave;i thơ&nbsp;<em>Tức cảnh,</em>&nbsp;Hồ Ch&iacute; Minh đ&atilde; ngợi ca:&nbsp;<em>Thụ sao xảo họa Trương Phi tượng - X&iacute;ch nhật trường minh Quan Vũ t&acirc;m (C&agrave;nh l&aacute; kh&eacute;o in hỉnh Dực Đức - vầng hồng s&aacute;ng m&atilde;i dạ Quan C&ocirc;ng).</em>&nbsp;Nhưng t&iacute;nh c&aacute;ch của họ thế n&agrave;o? Đoạn tr&iacute;ch&nbsp;<em>Hồi trống cổ Th&agrave;nh</em>&nbsp;đ&atilde; phần n&agrave;o cho người đọc cảm nhận được những n&eacute;t t&iacute;nh c&aacute;ch c&oacute; phần đối lập của hai nh&acirc;n vật n&agrave;y.</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp; &nbsp; &nbsp;Nội dung của c&acirc;u chuyện Hồi trống Cổ Th&agrave;nh được t&oacute;m tắt trong c&acirc;u: &ldquo;Ch&eacute;m S&aacute;i Dương anh em ho&agrave; giải; Hồi Cổ Th&agrave;nh t&ocirc;i ch&uacute;a đo&agrave;n vi&ecirc;n&rdquo;. Đoạn tr&iacute;ch n&agrave;y đ&atilde; thể hiện kh&aacute; r&otilde; những đặc sắc nghệ thuật trần thuật v&agrave; nghệ thuật x&acirc;y dựng nh&acirc;n vật của Tam quốc diễn nghĩa. Những n&eacute;t t&iacute;nh c&aacute;ch kh&ocirc;ng thường nổi bật trong t&aacute;c phẩm của hai nh&acirc;n vật Quan C&ocirc;ng v&agrave; Trương Phi đ&atilde; được thể hiện trong đoạn tr&iacute;ch. Quan C&ocirc;ng vốn rất tự phụ, &iacute;t khi nh&uacute;n nhường ai, nhưng trong trường hợp đặc biệt n&agrave;y, trước cơn giận của Trương Phi, lại rất nhũn nhặn, mềm mỏng. Ở đ&acirc;y hiện l&ecirc;n một Quan C&ocirc;ng oai h&ugrave;ng trong tư thế ch&eacute;m đầu tướng giặc nhưng cũng lại l&agrave; một người anh ch&iacute;n chắn, đ&uacute;ng mực. C&ograve;n Trương Phi t&iacute;nh t&igrave;nh vốn xốc nổi, đơn giản nhưng mối nghi ngờ đ&atilde; l&agrave;m cho vị anh h&ugrave;ng n&agrave;y thận trọng hơn. Đ&oacute; l&agrave; những n&eacute;t t&iacute;nh c&aacute;ch kh&aacute;c tạo n&ecirc;n sự đa chiều trong nghệ thuật x&acirc;y dựng t&iacute;nh c&aacute;ch nh&acirc;n vật của t&aacute;c giả. D&ugrave; thế n&agrave;o th&igrave; mỗi nh&acirc;n vật của Tam quốc diễn nghĩa vẫn c&oacute; một t&iacute;nh c&aacute;ch đặc trưng rất c&aacute; t&iacute;nh, kh&ocirc;ng thể trộn lẫn v&agrave;o đ&acirc;u được. Đoạn tr&iacute;ch n&agrave;y ca ngợi t&agrave;i năng phi thường của Quan C&ocirc;ng, l&ograve;ng dạ thẳng ngay của Trương Phi v&agrave; tr&ecirc;n hết l&agrave; l&ograve;ng trung nghĩa sắt son của cả hai người.</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp; &nbsp; &nbsp;Trương Phi nổi tiếng l&agrave; người ngay thẳng, n&oacute;ng nảy v&agrave; trung thực. N&ecirc;n mọi l&iacute; lẽ với Trương Phi đều kh&ocirc;ng c&oacute; sức thuyết phục. Người như Trương Phi kh&ocirc;ng bao giờ chấp nhận v&agrave; cũng kh&oacute; c&oacute; thể hiểu được những uẩn kh&uacute;c trong việc Quan C&ocirc;ng về ở với T&agrave;o Th&aacute;o. V&igrave; thế khi nghe tin Quan C&ocirc;ng đến Cổ Th&agrave;nh, Trương Phi đ&atilde; phản ứng rất quyết liệt: &ldquo;Phi nghe xong, chẳng n&oacute;i chẳng rằng, lập tức mặc &aacute;o gi&aacute;p, v&aacute;c m&acirc;u l&ecirc;n ngựa&hellip;&rdquo;. Nh&igrave;n thấy Quan C&ocirc;ng th&igrave; kh&ocirc;ng th&egrave;m n&oacute;i một lời, &ldquo;Trương Phi mắt trợn tr&ograve;n xoe, r&acirc;u h&ugrave;m vểnh ngược, h&ograve; h&eacute;t như sấm, m&uacute;a x&agrave; m&acirc;u chạy lại đ&acirc;m Quan C&ocirc;ng&rdquo;.</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp; &nbsp; &nbsp;Kh&ocirc;ng c&oacute; lời b&igrave;nh luận, kh&ocirc;ng mi&ecirc;u tả t&acirc;m l&iacute; nh&acirc;n vật nhưng t&iacute;nh n&oacute;ng nảy v&agrave; sự tức giận của Trương Phi được thể hiện rất r&otilde; qua h&agrave;nh động, n&eacute;t mặt, lời n&oacute;i. Phản ứng của Trương Phi thể hiện t&iacute;nh trung thực, y&ecirc;u gh&eacute;t r&otilde; r&agrave;ng. Lời thanh minh của Quan C&ocirc;ng, lời giải th&iacute;ch của Cam phu nh&acirc;n, Mi phu nh&acirc;n đều chỉ như dầu đổ v&agrave;o lửa. Trương Phi kh&ocirc;ng th&iacute;ch nghe l&iacute; lẽ, chỉ tin v&agrave;o những điều mắt tr&ocirc;ng thấy. Cơn giận đang ng&ugrave;n ngụt lại tr&ocirc;ng thấy qu&acirc;n m&atilde; k&eacute;o tới. Cơn giận của Trương Phi được đẩy l&ecirc;n đỉnh điểm &ldquo;m&uacute;a b&aacute;t x&agrave; m&acirc;u hăm hở x&ocirc;ng lại đ&acirc;m Quan C&ocirc;ng&rdquo;. Nh&acirc;n vật của tiểu thuyết cổ điển tuy c&oacute; t&iacute;nh c&aacute;ch rất r&otilde; n&eacute;t nhưng vẫn mang t&iacute;nh ước lệ của văn học trung đại. V&igrave; vậy, h&agrave;nh động của nh&acirc;n vật bao giờ cũng minh hoạ cho t&iacute;nh c&aacute;ch v&agrave; tư tưởng giai cấp chứ kh&ocirc;ng nhất thiết tu&acirc;n theo l&ocirc;gic t&acirc;m l&iacute;. T&igrave;nh nghĩa anh em thuở h&agrave;n vi sẽ chẳng c&oacute; &yacute; nghĩa g&igrave; nếu ai đ&oacute; bị nghi ngờ l&agrave; phản bội. Chỉ c&oacute; l&iacute; tưởng trung nghĩa l&agrave; nguy&ecirc;n tắc ứng xử duy nhất. V&agrave; mọi m&acirc;u thuẫn chỉ được giải quyết tr&ecirc;n cơ sở lợi &iacute;ch cộng đồng.</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp; &nbsp; &nbsp;Anh em Quan, Trương đo&agrave;n tụ khi đầu S&aacute;i Dương rơi xuống đất. Trương Phi thẳng tay đ&aacute;nh trống giục gi&atilde; Quan Vũ v&agrave; &ldquo;rỏ nước mắt thụp lạy V&acirc;n Trường&rdquo; khi nỗi nghi ngờ được giải toả. Việc Trương Phi buộc Quan C&ocirc;ng phải ch&eacute;m đầu S&aacute;i Dương trong ba hồi trống thể hiện một th&aacute;i độ dứt kho&aacute;t v&agrave; cương quyết, đ&acirc;y cũng l&agrave; chi tiết đậm m&agrave;u sắc Tam quốc nhất. Trương Phi biết r&otilde; t&agrave;i năng của Quan C&ocirc;ng, Quan C&ocirc;ng từng ch&eacute;m rơi đầu Hoa H&ugrave;ng, một vi&ecirc;n tướng giỏi v&agrave; trở về doanh trại m&agrave; ch&eacute;n rượu vẫn c&ograve;n n&oacute;ng. Việc Quan C&ocirc;ng ch&eacute;m được S&aacute;i Dương kh&ocirc;ng phải l&agrave; việc kh&oacute; nhưng lại rất c&oacute; &yacute; nghĩa bởi đ&oacute; l&agrave; c&aacute;ch duy nhất để Quan C&ocirc;ng minh oan. Sự minh oan cũng kh&ocirc;ng mấy kh&oacute; khăn nhưng n&oacute; thể hiện th&aacute;i độ dứt kho&aacute;t v&agrave; trắng đen r&otilde; r&agrave;ng của Trương Phi. T&aacute;c giả đ&atilde; tạo n&ecirc;n một t&igrave;nh huống rất đặc sắc để vừa ngợi ca t&igrave;nh cảm anh em gắn b&oacute; nghĩa t&igrave;nh của Lưu, Quan, Trương vừa bộc lộ r&otilde; t&iacute;nh c&aacute;ch thẳng ngay của Trương Phi v&agrave; đức độ của Quan C&ocirc;ng.</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp; &nbsp; &nbsp;Trương Phi v&agrave; Quan C&ocirc;ng l&agrave; những tướng t&agrave;i của nh&agrave; Thục, ti&ecirc;u biểu cho nh&agrave; Thục. Lưu Bị v&agrave; nh&agrave; Thục l&agrave; nơi t&aacute;c giả gửi gắm ước mơ của quần ch&uacute;ng nh&acirc;n d&acirc;n về một &ocirc;ng vua hiền, một triều đ&igrave;nh ch&iacute;nh nghĩa v&agrave; nh&acirc;n đạo.</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp; &nbsp; &nbsp;Với lối kể chuyện d&acirc;n gian, đơn giản ho&aacute; t&igrave;nh tiết trong sự đa dạng của sự kiện, Tam quốc diễn nghĩa đ&atilde; đạt đến chuẩn mực của nghệ thuật kể chuyện. Tam quốc diễn nghĩa l&agrave; tiểu thuyết cổ điển ti&ecirc;u biểu ở cả hai phương diện nội dung v&agrave; nghệ thuật. Th&agrave;nh c&ocirc;ng của t&aacute;c phẩm kh&ocirc;ng chỉ bởi gi&aacute; trị lớn của t&aacute;c phẩm về qu&acirc;n sự, lịch sử v&agrave; về đạo đức m&agrave; c&ograve;n bởi thế giới nh&acirc;n vật được x&acirc;y dựng rất th&agrave;nh c&ocirc;ng. Những nh&acirc;n vật ti&ecirc;u biểu của Tam quốc diễn nghĩa đ&atilde; trở n&ecirc;n rất quen thuộc đối với văn ho&aacute; v&agrave; người đọc phương Đ&ocirc;ng. Kh&ocirc;ng đi s&acirc;u khai th&aacute;c t&iacute;nh c&aacute;ch bằng diễn biến t&acirc;m l&iacute; nh&acirc;n vật như tiểu thuyết hiện đại m&agrave; x&acirc;y dựng t&iacute;nh c&aacute;ch nh&acirc;n vật bằng những h&agrave;nh động, cử chỉ c&oacute; &yacute; nghĩa kh&aacute;i qu&aacute;t, La Qu&aacute;n Trung vẫn x&acirc;y dựng được một thế giới nh&acirc;n vật đa dạng c&oacute; khả năng bao qu&aacute;t v&agrave; t&aacute;i hiện sinh động một thời k&igrave; lịch sử d&agrave;i gần một trăm năm với rất nhiều biến động. Qua đ&acirc;y t&aacute;c giả đ&atilde; gửi gắm những suy nghĩ v&agrave; thể hiện c&aacute;i nh&igrave;n của m&igrave;nh về x&atilde; hội Minh Thanh.</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp; &nbsp; &nbsp;Chỉ với một đoạn tr&iacute;ch <em>Hồi trống cổ th&agrave;nh</em> nhưng hai nh&acirc;n vật Quan C&ocirc;ng v&agrave; Trương Phi đ&atilde; nổi l&ecirc;n vẻ đẹp s&aacute;ng ngời về l&ograve;ng nh&acirc;n nghĩa, sự trung thực v&agrave; ch&acirc;n th&agrave;nh của t&igrave;nh anh em, t&ocirc;i ch&uacute;a. L&agrave; tiểu thuyết khai th&aacute;c đề t&agrave;i trận mạc nhưng Tam quốc đ&atilde; để lại rất nhiều những c&acirc;u chuyện gi&aacute;o dục nghĩa t&igrave;nh, gi&aacute;o dục lối sống, lối ứng xử theo ti&ecirc;u chuẩn Nh&acirc;n, Lễ, Nghĩa, Tr&iacute;, T&iacute;n của người qu&acirc;n tử phương Đ&ocirc;ng.</p> <div style="text-align: center; margin-top: 15px; margin-bottom: 15px;"><!-- lgh-detail-inject-middle-content --></div> </div> <div id="sub-question-2" class="box-question top20"> <p><strong> Vấn đề 2 (Trang 61 SGK Ngữ văn 10, Tập 2, Bộ C&aacute;nh diều)</strong></p> <p><em>Giới thiệu, đ&aacute;nh gi&aacute; nh&acirc;n vật d&igrave; M&acirc;y trong truyện &ldquo;Người ở bến s&ocirc;ng Ch&acirc;u&rdquo; của Sương Nguyệt Minh.</em></p> <p><strong>Hướng dẫn trả lời:</strong></p> <p style="text-align: center;"><strong>D&agrave;n &yacute;</strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Mở b&agrave;i</strong></p> <p style="text-align: justify;"><strong>- </strong>Lời ch&agrave;o, giới thiệu bản th&acirc;n.</p> <p style="text-align: justify;">- Giới thiệu vấn đề ch&iacute;nh trong b&agrave;i n&oacute;i: đ&aacute;nh gi&aacute; nh&acirc;n vật d&igrave; M&acirc;y trong truyện <em>Người ở bến s&ocirc;ng Ch&acirc;u</em>&nbsp;của Sương Nguyệt Minh.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>2. Th&acirc;n b&agrave;i</strong></p> <p style="text-align: justify;">- T&oacute;m tắt về cuộc đời của d&igrave; M&acirc;y: ho&agrave;n cảnh gia đ&igrave;nh, t&igrave;nh y&ecirc;u tươi đẹp của d&igrave; với ch&uacute; San trước khi chia xa, c&ocirc;ng việc của d&igrave; nơi chiến trường.</p> <p style="text-align: justify;">- Ph&acirc;n t&iacute;ch nh&acirc;n vật d&igrave; M&acirc;y khi được đặt trong c&aacute;c ho&agrave;n cảnh trớ tr&ecirc;u. Từ đ&oacute;, l&agrave;m nổi bật t&iacute;nh c&aacute;ch, con người d&igrave; M&acirc;y:</p> <p style="text-align: justify;">+ Ng&agrave;y d&igrave; M&acirc;y trở về l&agrave;ng cũng l&agrave; ng&agrave;y ch&uacute; San đi lấy vợ.</p> <p style="text-align: justify;">+ Ch&uacute; San gặp d&igrave; M&acirc;y để xin lỗi v&agrave; mong được quay lại trong khi ch&uacute; San đ&atilde; c&oacute; vợ &agrave; c&aacute;ch xử l&iacute; kh&eacute;o l&eacute;o của d&igrave; M&acirc;y.</p> <p style="text-align: justify;">+ D&igrave; M&acirc;y ch&iacute;nh l&agrave; người đỡ đẻ cho vợ của ch&uacute; San. Ch&uacute; &yacute; l&agrave;m r&otilde; ho&agrave;n cảnh, kh&ocirc;ng gian d&igrave; M&acirc;y đến gi&uacute;p vợ ch&uacute; San.</p> <p style="text-align: justify;">- Đưa ra lời nhận x&eacute;t, đ&aacute;nh gi&aacute; về nh&acirc;n vật d&igrave; M&acirc;y qua những điều đ&atilde; ph&acirc;n t&iacute;ch ở ph&iacute;a tr&ecirc;n.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>3. Kết b&agrave;i</strong></p> <p style="text-align: justify;">- N&ecirc;u cảm nghĩ của bản th&acirc;n về nh&acirc;n vật d&igrave; M&acirc;y v&agrave; những điều t&aacute;c giả muốn gửi gắm.</p> <p style="text-align: justify;">- Lời ch&agrave;o v&agrave; cảm ơn mọi người đ&atilde; lắng nghe.</p> <p style="text-align: center;"><strong>B&agrave;i n&oacute;i</strong></p> <p style="text-align: justify;">Xin ch&agrave;o thầy/c&ocirc; v&agrave; c&aacute;c bạn. Ng&agrave;y h&ocirc;m nay của c&aacute;c bạn như thế n&agrave;o? H&atilde;y c&ugrave;ng thư gi&atilde;n v&agrave; lắng nghe b&agrave;i n&oacute;i của m&igrave;nh nh&eacute;!</p> <p style="text-align: justify;">Đề t&agrave;i viết về người l&iacute;nh sau chiến tranh l&agrave; mảnh đất m&agrave;u mỡ của c&aacute;c nh&agrave; văn nh&agrave; thơ khai th&aacute;c như Nguyễn Huy Thiệp, Ma Văn Kh&aacute;ng, L&ecirc; Lựu,... Một trong số đ&oacute; kh&ocirc;ng thể kh&ocirc;ng nhắc đến nh&agrave; văn qu&acirc;n đội Sương Nguyệt Minh với t&aacute;c phẩm Người ở bến s&ocirc;ng Ch&acirc;u v&agrave; nh&acirc;n vật nổi bật l&agrave; D&igrave; M&acirc;y.</p> <p style="text-align: justify;">M&acirc;y - đại diện cho một thế hệ thanh ni&ecirc;n đ&atilde; d&acirc;ng hiến qu&atilde;ng đời thanh xu&acirc;n tươi đẹp nhất cho c&aacute;ch mạng. Tuổi trẻ của c&ocirc; l&agrave; những ng&agrave;y th&aacute;ng lăn lộn tr&ecirc;n khắp c&aacute;c nẻo đường Trường Sơn. M&acirc;y l&agrave; người duy nhất sống s&oacute;t của tiểu đội qu&acirc;n y. M&acirc;y trở về l&agrave;ng khi gia đ&igrave;nh đ&atilde; nhận được tin b&aacute;o tử của c&ocirc;. V&agrave; ng&agrave;y c&ocirc; trở về qu&ecirc; cũng l&agrave; ng&agrave;y người y&ecirc;u &ndash; San đi lấy vợ v&igrave; tưởng c&ocirc; hy sinh. Ngay đ&ecirc;m t&acirc;n h&ocirc;n, biết tin M&acirc;y c&ograve;n sống quay về, San đ&atilde; t&igrave;m gặp M&acirc;y. Anh xin c&ocirc; được bỏ vợ để cả hai l&agrave;m lại từ đầu. M&acirc;y kh&oacute;c, từ chối v&igrave; cho rằng: &ldquo;Một người phụ nữ đau khổ v&agrave; lỡ dở đ&atilde; l&agrave; qu&aacute; đủ&rdquo;. Vậy l&agrave; từ đ&oacute;, cuộc sống của đ&ocirc;i vợ chồng San &ndash; Thanh v&agrave; M&acirc;y ở nh&agrave; b&ecirc;n, c&aacute;ch nhau c&oacute; h&agrave;ng r&agrave;o tre, diễn ra hết sức trớ tr&ecirc;u v&agrave; đau khổ. Trước đ&acirc;y t&oacute;c c&ocirc; d&agrave;i đến g&oacute;t ch&acirc;n, xinh đẹp nhất l&agrave;ng đ&atilde; dũng cảm xung phong ra chiến trường để rồi khi trở về t&oacute;c c&ocirc; rụng đi nhiều v&agrave; xơ, c&ocirc; trở về trong sự l&atilde;ng qu&ecirc;n của gia đ&igrave;nh, của người th&acirc;n v&agrave; cả của người y&ecirc;u. Chiến tranh đ&atilde; lấy của c&ocirc; đi tuổi trẻ, nhan sắc v&agrave; cả t&igrave;nh y&ecirc;u. Vết thương tr&ecirc;n người mỗi khi tr&aacute;i gi&oacute; l&agrave; lại đau nhức. C&ocirc; trở về chỉ c&ograve;n một m&igrave;nh c&ocirc; b&ecirc;n chiếc nạn gỗ, b&ecirc;n con b&uacute;p b&ecirc; kh&ocirc;ng biết n&oacute;i. Nếu như trước kia c&ocirc; năng động, hoạt b&aacute;t, xinh đẹp phơi phới sắc xu&acirc;n th&igrave; giờ đ&acirc;y c&ocirc; lại mang trong m&igrave;nh sự buồn tẻ, đượm buồn trong th&acirc;n thể người phụ nữ. M&acirc;y kh&ocirc;ng giống như những h&igrave;nh ảnh người phụ nữ xưa m&agrave; mang theo hơi thở hiện đại, c&ocirc; l&agrave; người lu&ocirc;n hy sinh v&agrave; sống cho người kh&aacute;c nhưng tuyệt đối kh&ocirc;ng phải l&agrave; một người cam chịu, nhu nhược. C&ocirc; lu&ocirc;n đưa ra những quyết định quan trọng v&agrave;o những thời điểm quan trọng trong sự tỉnh t&aacute;o, s&aacute;ng suốt v&agrave; tự chủ ngay cả lời chia tay. Kh&ocirc;ng chịu được cảnh trớ tr&ecirc;u ấy, M&acirc;y đ&atilde; bỏ ra căn ch&ograve;i b&ecirc;n bờ để ở, sống với những nỗi buồn thầm lặng kh&ocirc;ng biết bao giờ ngu&ocirc;i ngoai. Sau một thời gian mọi thứ quay lại về với cuộc h&agrave;ng ng&agrave;y, t&oacute;c của M&acirc;y cũng d&agrave;i th&ecirc;m đ&ocirc;i ch&uacute;t, da dẻ hồng h&agrave;o nhưng c&oacute; lẽ vết thương s&acirc;u b&ecirc;n trong, độ tuổi xu&acirc;n th&igrave; th&igrave; đ&atilde; kh&ocirc;ng c&ograve;n. Trong khi đ&oacute;, anh l&iacute;nh trinh s&aacute;t Quang m&agrave; M&acirc;y gặp ở chiến trường t&igrave;m về tận qu&ecirc; c&ocirc;. D&ugrave; c&ocirc; trốn chạy v&agrave; lảng tr&aacute;nh nhưng Quang quyết định ở lại bến s&ocirc;ng Ch&acirc;u nguyện chăm s&oacute;c v&agrave; b&ugrave; đắp cho M&acirc;y suốt qu&atilde;ng đời c&ograve;n lại. Nhưng c&ocirc; lại kh&ocirc;ng chấp nhận m&agrave; chọn chăm s&oacute;c con của th&iacute;m Ba, tiếng ru của c&ocirc; h&ograve;a với cảnh đ&ecirc;m của miền s&ocirc;ng nước v&agrave; sự cảm nhận lắng nghe của những ch&uacute; l&iacute;nh l&agrave;m cầu. C&oacute; thể thấy chiến tranh kh&ocirc;ng chỉ để lại những vết thương thể x&aacute;c cho người l&iacute;nh, m&agrave; c&ograve;n l&agrave;m thay đổi số phận, g&acirc;y ra những tr&aacute;i ngang đau khổ cho họ ngay cả khi họ trở về với thời b&igrave;nh khi chiến tranh đ&atilde; kết th&uacute;c. V&agrave; những &ldquo;người trở về&rdquo; đ&oacute; với sự ki&ecirc;n cường v&agrave; l&ograve;ng nh&acirc;n &aacute;i họ đ&atilde; vượt qua được nghịch cảnh để sống tốt, khẳng định phẩm chất của bộ đội Cụ Hồ.</p> <p style="text-align: justify;">D&igrave; M&acirc;y trong truyện ngắn&nbsp;<em>Người ở bến s&ocirc;ng Ch&acirc;u</em>&nbsp;đ&atilde; cho ch&uacute;ng ta thấy được những g&oacute;c nh&igrave;n đa chiều hơn về chiến tranh. Sau khi đ&atilde; cống hết m&igrave;nh cho mục ti&ecirc;u chung của to&agrave;n d&acirc;n tộc, trở về với đời sống ri&ecirc;ng, họ phải chịu đựng những kh&oacute; khăn mới, những nỗi đau cả thể chất v&agrave; tinh thần.&nbsp;Với t&acirc;m l&ograve;ng am hiểu, th&ocirc;ng cảm s&acirc;u sắc đến th&acirc;n phận người phụ nữ qua những chi tiết đ&atilde; phần n&agrave;o được phản &aacute;nh t&iacute;ch cực. Qua đ&oacute;, người đọc th&ecirc;m cảm th&ocirc;ng với những người đ&atilde; dũng cảm cống hiến cho tổ quốc trong chiến tranh v&agrave; can đảm sống một đời sống mới cho ri&ecirc;ng m&igrave;nh hậu chiến tranh.</p> <p style="text-align: justify;">Tr&ecirc;n đ&acirc;y l&agrave; b&agrave;i n&oacute;i của m&igrave;nh. Cảm ơn thầy/c&ocirc; v&agrave; c&aacute;c bạn đ&atilde; ch&uacute; &yacute; lắng nghe. M&igrave;nh rất mong nhận được những phản hồi, cảm nhận của c&aacute;c bạn về b&agrave;i n&oacute;i tr&ecirc;n.</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;</p> </div> <div id="end_sub_question_nav"></div> </div>
Xem lời giải bài tập khác cùng bài