Hướng dẫn giải Bài 1.13 (Trang 14 SGK Toán 7, Bộ Kết nối tri thức, Tập 1)
<p><strong>Hướng dẫn giải Bài 1.13 (Trang 14 SGK Toán lớp 7 - Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống):</strong></p>
<p>Bảng sau cho biết các điểm đông đặc và điểm sôi của sáu nguyên tố được gọi là khí hiếm.</p>
<table border="1" cellspacing="0" cellpadding="0">
<tbody>
<tr>
<td valign="top" width="33.333333333333336%">
<p><strong>Khí hiếm</strong></p>
</td>
<td style="text-align: center;" valign="top" width="33.333333333333336%">
<p><strong>Điểm đông đặc (<sup>o</sup>C)</strong></p>
</td>
<td style="text-align: center;" valign="top" width="33.333333333333336%">
<p><strong>Điểm sôi (<sup>o</sup>C)</strong></p>
</td>
</tr>
<tr>
<td valign="top" width="33.333333333333336%">
<p>Argon (A – gon)</p>
</td>
<td style="text-align: center;" valign="top" width="33.333333333333336%">
<p>–189,2</p>
</td>
<td style="text-align: center;" valign="top" width="33.333333333333336%">
<p>–185,7</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td valign="top" width="33.333333333333336%">
<p>Helium (Hê – li)</p>
</td>
<td style="text-align: center;" valign="top" width="33.333333333333336%">
<p>–272,2</p>
</td>
<td style="text-align: center;" valign="top" width="33.333333333333336%">
<p>–268,6</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td valign="top" width="33.333333333333336%">
<p>Neon (Nê – on)</p>
</td>
<td style="text-align: center;" valign="top" width="33.333333333333336%">
<p>–248,67</p>
</td>
<td style="text-align: center;" valign="top" width="33.333333333333336%">
<p>–245,72</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td valign="top" width="33.333333333333336%">
<p>Krypton (Kríp – tôn)</p>
</td>
<td style="text-align: center;" valign="top" width="33.333333333333336%">
<p>–156,6</p>
</td>
<td style="text-align: center;" valign="top" width="33.333333333333336%">
<p>–152,3</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td valign="top" width="33.333333333333336%">
<p>Radon (Ra – đôn)</p>
</td>
<td style="text-align: center;" valign="top" width="33.333333333333336%">
<p>–71,0</p>
</td>
<td style="text-align: center;" valign="top" width="33.333333333333336%">
<p>–61,8</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td valign="top" width="33.333333333333336%">
<p>Xenon (Xê – nôn)</p>
</td>
<td style="text-align: center;" valign="top" width="33.333333333333336%">
<p>–111,9</p>
</td>
<td style="text-align: center;" valign="top" width="33.333333333333336%">
<p>–107,1</p>
</td>
</tr>
</tbody>
</table>
<p>a) Khí hiếm nào có điểm đông đặc nhỏ hơn điểm đông đặc của Krypton?</p>
<p>b) Khí hiếm nào có điểm sôi lớn hơn điểm sôi của Argon?</p>
<p>c) Hãy sắp xếp các khí hiếm theo thứ tự điểm đông đặc tăng dần;</p>
<p>d) Hãy sắp xếp các khí hiếm theo thứ tự điểm sôi giảm dần.</p>
<p><span style="text-decoration: underline;"><em><strong>Hướng dẫn giải:</strong></em></span></p>
<p>a) Do -156,6 < -189,2 < -248,67 > -272,2 nên khí hiếm có điểm đông đặc nhỏ hơn điểm đông đặc của Krypton là: Argon, Neon và Helium.</p>
<p>Vậy khí hiếm có điểm đông đặc nhỏ hơn điểm đông đặc của Krypton là: Argon, Neon và Helium.</p>
<p>b) Do -61,8 > -107,1 > -152,3 > -185,7 nên khí hiếm có điểm sôi lớn hơn điểm sôi của Argon là: Radon, Xenon và Krypton.</p>
<p>Vậy khí hiếm có điểm sôi lớn hơn điểm sôi của Argon là: Radon, Xenon và Krypton.</p>
<p>c) Do -272,2 < -248,67 < -189,2 < -156,6 < -111,9 < -71,0 nên các khí hiếm sắp xếp theo thứ tự đông đặc tăng dần là: Helium, Neon, Argon, Krypton, Xenon và Radon.</p>
<p>Vậy khí hiếm sắp xếp theo thứ tự đông đặc tăng dần là: Helium, Neon, Argon, Krypton, Xenon và Radon.</p>
<p>d) Do -61,8 > -107,1 > -152,3 > -185,7 > -245,72 > -268,6 nên các khí hiếm sắp xếp theo thứ tự điểm sôi giảm dần là: Radon, Xenon, Krypton, Argon, Neon và Helium.</p>
<p>Vậy các khí hiếm sắp xếp theo thứ tự điểm sôi giảm dần là: Radon, Xenon, Krypton, Argon, Neon và Helium.</p>