Tóm tắt Lý thuyết Quần xã sinh vật
<div id="11">
<h2>1. Thế nào là quần xã sinh vật?</h2>
</div>
<p>Ví dụ: Khu rừng mưa nhiệt đới.</p>
<p><img class="wscnph" style="max-width: 100%;" src="https://static.colearn.vn:8413/v1.0/upload/library/23122022/ly-thuyet-quan-xa-sinh-vat-1-Xlwp8e.jpg" /></p>
<p>*Các quần thể sinh vật có trong rừng mưa nhiệt đới:</p>
<p> -) Quần thể động vật: hổ, báo, thỏ, mối …</p>
<p> -) Quần thể thực vật: lim, chò, các loại cỏ, rêu, dương xỉ …</p>
<p> -) Các quần thể nấm, vi sinh vật …</p>
<p>*Giữa các quần thể tồn tại mối quan hệ cùng loài (hỗ trợ, cạnh tranh) và quan hệ khác loài (hỗ trợ, đối địch)</p>
<p> -) Tập hợp các quần thể trên được gọi là quần xã</p>
<p> -) Khái niệm: quần xã sinh vật là:</p>
<p> + Tập hợp những quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau.</p>
<p> + Cùng sống trong một không gian nhất định.</p>
<p> + Các sinh vật có mối quan hệ gắn bó như một thể thống nhất</p>
<p>*Quần xã có cấu trúc tương đối ổn định</p>
<p>*Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng.</p>
<p>*Ví dụ về quần xã: rừng mưa nhiệt đới, ao cá, cánh đồng …</p>
<p><img class="wscnph" style="max-width: 100%;" src="https://static.colearn.vn:8413/v1.0/upload/library/23122022/ly-thuyet-quan-xa-sinh-vat-2-USKVq6.jpg" /></p>
<div id="12">
<h2>2. Những dấu hiệu điển hình của một quần xã</h2>
</div>
<p>Các đặc điểm của quần xã như sau:</p>
<p> </p>
<table class="table" style="border-collapse: collapse; width: 100%;" border="1" cellspacing="0" cellpadding="0">
<tbody>
<tr>
<td style="width: 27.4246%; text-align: center;"><strong>Đặc điểm</strong></td>
<td style="width: 13.1904%; text-align: center;"><strong>Các chỉ số</strong></td>
<td style="width: 59.4041%; text-align: center;"><strong>Thể hiện</strong></td>
</tr>
<tr>
<td style="width: 27.4246%;" rowspan="3">Số lượng các loài trong quần xã</td>
<td style="width: 13.1904%;">Độ đa dạng</td>
<td style="width: 59.4041%;">Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã</td>
</tr>
<tr>
<td style="width: 13.1904%;">Độ nhiều</td>
<td style="width: 59.4041%;">Mật độ cá thể của từng loài trong quần xã</td>
</tr>
<tr>
<td style="width: 13.1904%;">Độ thường gặp</td>
<td style="width: 59.4041%;">Tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát</td>
</tr>
<tr>
<td style="width: 27.4246%;" rowspan="2">Thành phần loài trong quần xã</td>
<td style="width: 13.1904%;">Loài ưu thế</td>
<td style="width: 59.4041%;">Loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã</td>
</tr>
<tr>
<td style="width: 13.1904%;">Loài đặc trưng</td>
<td style="width: 59.4041%;">Loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác</td>
</tr>
</tbody>
</table>
<p><strong>*Ví dụ: </strong></p>
<p>-) Loài ưu thế: Trong quần xã trên cạn thì thực vật Hạt kín là loài ưu thế vì chúng chiếm 1 vai trò quan trọng trong quần xã: cung cấp nơi ở, thức ăn, khí oxi cho các loài sinh vật khác ..</p>
<p>-) Loài đặc trưng: Trong quần xã rừng cọ ở Phú Thọ thì cọ được coi là loài đặc trưng vì số lượng các cá thể cọ chiếm nhiều hơn hẳn so với các loài khác trong quần xã.</p>
<div id="13">
<h2>3. Quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã</h2>
</div>
<p>*Các nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh luôn ảnh hưởng tới quần xã, tạo nên sự thay đổi của quần xã.</p>
<p>*Sự thay đổi chu kì ngày đêm, chu kì mùa dẫn đến hoạt động của các sinh vật cũng mang tính chất chu kì.</p>
<p> Ví dụ:</p>
<p> + Chim và nhiều loài động vật di trú để tránh mùa đông giá lạnh</p>
<p> + Nhiều loài động vật: ếch, nhái, cú … hoạt động vào ban ngày ít, đêm nhiều</p>
<p> + Cây rụng là vào mùa đông</p>
<p><img class="wscnph" style="max-width: 100%;" src="https://static.colearn.vn:8413/v1.0/upload/library/23122022/ly-thuyet-quan-xa-sinh-vat-3-9vhGFV.jpg" /></p>
<p>Điều kiện khí hậu thuận lợi, thực vật phát triển dẫn tới động vật cũng phát triển. Tuy nhiên, số lượng loài sinh vật luôn được khống chế ở mức độ ổn định phù hợp với khả năng của môi trường, tạo cân bằng sinh học trong quần xã.</p>
<p><img class="wscnph" style="max-width: 100%;" src="https://static.colearn.vn:8413/v1.0/upload/library/23122022/ly-thuyet-quan-xa-sinh-vat-4-s2Ng9F.jpg" /></p>
<p>Số lượng chim tăng cao, chim ăn nhiều sâu → số lượng sâu giảm → không đủ thức ăn cho chim sâu → số lượng chim sâu giảm → số lượng sâu tăng → số lượng sâu và chim ăn sâu luôn được duy trì ở mức độ ổn định → cân bằng sinh học trong quần xã</p>
<p>Cân bằng sinh học là trạng thái mà số lượng cá thể mỗi quần thể trong quần xã dao động quanh vị trí cân bằng nhờ khống chế sinh học → phù hợp với khả năng của môi trường (thức ăn, nơi ở …) sự cân bằng sinh học trong quần xã.</p>
<p>Trong thực tế, con người có rất nhiều tác động làm mất cân bằng sinh học trong các quần xã như: Đốt rừng, chặt phá rừng, săn bắt động vật, Đô thị hóa.</p>
<p><img class="wscnph" style="max-width: 100%;" src="https://static.colearn.vn:8413/v1.0/upload/library/23122022/ly-thuyet-quan-xa-sinh-vat-5-pIvRvV.jpg" /></p>
<p>Chúng ta cần có các biện pháp thiết thực để bảo vệ thiên nhiên như:</p>
<p> + Nghiêm cấm săn bắt, mua bán động vật quý hiếm</p>
<p> + Trồng cây gây rừng</p>
<p> + Tuần tra bảo vệ rừng</p>
<p> + Xây dựng các khu bảo tổn thiên nhiên và động vật quý hiếm …</p>
Xem lời giải bài tập khác cùng bài